Bộ phận rạch hàng và lấp đất

Một phần của tài liệu Thiết kế, thử nghiệm máy bón phân viên nén dúi sâu (Trang 50 - 53)

1. Phân bón viên nén

2.6.3.Bộ phận rạch hàng và lấp đất

Phân viên nén sử dụng cho cây lúa có thể sử dụng sau khi lúa đã cấy khoảng 2 - 3 ngày hoặc sử dụng cùng với thời điểm gieo xạ. Đất cho canh tác lúa khi bón phân viên nén đã được cày, bừa rất kỹ theo yêu cầu kỹ thuật nông nghiệp:

 Độ phẳng của ruộng cấy lúa trong giới hạn chênh lệch so với mặt nước là ± 5 cm; đối với ruộng gieo trực tiếp là ± 3 cm.

 Độ cày sâu là 12  15 cm.

 Độ nhuyễn của đất là 85% đối với đất có độ nhỏ < 3 cm, 15% đất cục có độ nhỏ 3  5 cm và không có thỏi đất lớn hơn 10 cm.

Cơ cấu “dúi phân” là bộ phân có nhiệm vụ tạo hàng trên mặt ruộng và đưa viên phân nén xuống ruộng đúng kỹ thuật. Những bộ phận chính của cơ cấu “dúi phân” gồm: bộ phận rạch hàng, ống dẫn viên phân, tấm trượt và bộ phận lấp phân.

Hình 2.30. Vị trí làm việc của máy bón phân trên ruộng lúa

2.6.3.1. Bộ phận rạch hàng

Do kỹ thuật canh tác sử dụng viên phân nén là bón cùng với thời điểm gieo sạ hoặc bón khi lúa đã cấy nên đặc điểm của đất là đã được cày bừa kỹ theo yêu cầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

50

của nông học đã nên ở phần trên. Vì vậy, điều kiện làm việc của lưỡi rạch sẽ không phức tạp và khắc nghiệt như lưỡi cày khi chịu tác động bởi lực cản của đất.

Lƣỡi rạch

Lưỡi rạch làm nhiệm vụ tạo rãnh trên mặt ruộng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như:

 Rãnh đủ độ sâu 6  10cm.

 Bề rộng rãnh đủ để viên phân được đưa xuống đúng yêu cầu của kỹ thuật bón phân viên nén.

 Không lật đất nên làm mất độ ẩm của đất, không dính đất.

Nguyên lý làm việc của cơ cấu rạch về cơ bản giống với lưỡi cày. Tuy nhiên, khi tính toán thiết kế lưỡi rạch có những đặc trưng khác với tính toán thiết kế lưỡi cày như: đặc điểm của đất, yêu cầu kỹ thuật của rãnh tạo bởi lưỡi rạch.

Lưỡi rạch sử dụng cho cơ cấu “dúi phân” gồm hai dạng chính: lưỡi rạch dạng mũi neo và lưỡi rạch dạng sống tàu (hình 2.31).

a - lưỡi rạch dạng mũi neo b - lưỡi rạch dạng sống tàu

Hình 2.31. Các dạng lưỡi rạch

Lưỡi rạch dạng mũi neo (hình 2.31a) khi làm việc chuyển động tịnh tiến dễ đưa đất ẩm lên, hay bị vướng cỏ rác nên chỉ sử dụng khi ruộng đã được làm đất kỹ và sạch cỏ rác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

51

Lưỡi rạch dạng sống tàu (hình 2.31b) khi làm việc cũng chuyển động tịnh tiến, nhưng góc cắt đất là góc tù và cắt từ trên xuống tách đất sang hai bên nên không đưa đất ẩm lên, ít vướng cỏ rác.

Như vậy, với yêu cầu làm việc của máy bón phân viên thì cơ cấu rạch hàng sử dụng lưỡi rạch dạng sống tàu là phù hợp.

Tấm trƣợt

Tấm trượt là bộ phận gắn liên với lưỡi rạch, có tác dụng đảm bảo cho máy bón phân làm việc được trên mặt ruộng đất yếu, đất đã được cày bừa kỹ mà không bị chìm xuống ruộng. Diện tích của tấm trượt sẽ quyết định khả năng không bị chìm của máy khi đi trên ruộng.

2.6.3.2. Ống dẫn phân

Viên phân nén chứa trong thùng chứa được đĩa cấp lấy từ điểm múc vận chuyển lên của ra và qua ống dẫn mềm đi xuống bộ phận rạch rãnh sau đó xuống ruộng. Ống dẫn mềm sử dụng loại ống nhựa sẵn có ở Việt Nam, đường kính 32.

Hình 2.32: Ống dẫn mềm

2.6.3.3. Bộ phận lấp phân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ phận lấp được bố trí phía sau lưỡi rạch và ống dẫn phân có nhiệm vụ lấp đất lên viên phân nén để cố định vị trí viên phân nén dưới mặt ruộng theo yêu cầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

52

Một phần của tài liệu Thiết kế, thử nghiệm máy bón phân viên nén dúi sâu (Trang 50 - 53)