Cấu trúc cơ cấu cấp phân đề xuất cải tiến

Một phần của tài liệu Thiết kế, thử nghiệm máy bón phân viên nén dúi sâu (Trang 42 - 43)

1. Phân bón viên nén

2.5. Cấu trúc cơ cấu cấp phân đề xuất cải tiến

Yêu cầu kỹ thuật đối với cơ cấu cấp phân là: viên phân nén không bị tạo vòm trong thùng chứa; phân được tách khỏi đống một cách tự động, không bỏ xót phân, không xảy ra hiện tượng kẹt và vỡ viên phân nén.

Kết cấu của thùng chứa và lực tác động từ đĩa cấp tác động lên viên phân trong quá trình cấp phân là hai nguyên nhân chính gây ra hiện tượng viên phân nén tạo vòm trong thùng chứa. Để giải quyết vấn đề này, đề tài đưa ra cơ cấu cấp phân cải tiến có nguyên lý làm việc được trình bày như trong hình 2.21.

Hình 2.21. Bộ phận gieo hạt loại đĩa nghiêng [11] 1- thùng chứa hạt, 2 - tấm chắn hạn chế hạt,

3 – đĩa gieo hạt, 4 - hạt giống

Nguyên lý hoạt động

Cơ cấu cấp phân cải tiến hoạt động dựa trên nguyên lý của bộ phận gieo hạt loại đĩa nghiêng (xem hình 2.21). Viên phân nén sẽ thay thế cho hạt giống 4 được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

42

chứa trong thùng chứa 1 và được đĩa cấp (đĩa gieo hạt 3) tự động tách từng viên cung cấp cho bộ phận dẫn phân xuống mặt ruộng.

Đánh giá

Cơ cấu cấp phân kiểu này đáp ứng được yêu cầu cấp phân tự động. Viên phân nén dễ dàng chuyển động tự do từ thùng chứa vào đĩa cấp do: thứ nhất thùng chứa có kết cấu dạng trụ không gây cản trở chuyển động, không gây ra hiện tượng vòm viên phân nén như các kiểu cơ cấu cấp phân đã thực nghiệm (xem hình 2.22). Thứ hai, lực múc từ đĩa cấp có phương vuông góc với phương trượt tự do của viên phân nén nên không cản trở chuyển động của phân.

Hình 2.22. Mô hình thực nghiệm cơ cấu cấp phân cải tiến

Những ưu điểm và hạn chế của cơ cấu cấp phân này sẽ được trình bày cụ thể hơn trong phần tiếp theo của luận văn khi phân tích về hai bộ phận chính của cơ cấu cấp phân là: thùng chứa và đĩa cấp.

Một phần của tài liệu Thiết kế, thử nghiệm máy bón phân viên nén dúi sâu (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)