2.4 Nghiên cứu các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm thiết bị điện vào thị
2.4.4 Phân phối sản phẩm xuất khẩu
Kênh phân phối phù hợp sẽ giúp DN tiếp cận và hiểu rõ hơn nhu cầu của người tiêu thụ cuối cùng, để từ đó có thể tìm ra một giải pháp xuất khẩu hữu hiệu. Kết quả khảo sát cho thấy có 87% DN xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp và 13% theo hình thức xuất khẩu gián tiếp (Hình 2.21). Điều này cho thấy các DN xuất khẩu TBĐ đang từng bước tiếp cận nhiều hơn với người tiêu dùng cuối cùng.
IV III
Hình 2.21: Hình thức xuất khẩu
Để sản phẩm TBĐ xuất khẩu vào ĐNA được tăng về số lượng cũng như tăng sức cạnh tranh, thì cần phải có kênh phân phối hợp lý và hữu hiệu. Qua kết quả khảo sát thì có 58% DN phân phối sản phẩm thơng qua kênh của các cơng ty thương mại ở nước ngồi, 51% qua các đại lý /văn phòng đại diện, 24% DN thơng qua trung gian
nhập khẩu ở nước ngồi và chỉ có 13% là thơng qua cơng ty con (Cơng ty chi nhánh) xuất khẩu (của nhà sản xuất) ở nước ngồi (Hình 2.22).
Hình 2.22: Đối tác của cơng ty ở thị trường ĐNA
Khi được hỏi về thị trường cụ thể mà DN muốn xuất khẩu hàng hóa trong khu vực ĐNA, đã có nhiều ý kiến khác nhau từ DN do tính chất đặc thù về kinh nghiệm
xuất khẩu, mối quan hệ hoặc những lợi thế nhất định mà DN có được. Tuy nhiên, vẫn có những quan điểm tương đồng về thị trường XK, theo bảng bên dưới:
Hình 2.23: Quốc gia mà DN muốn xuất khẩu hàng hóa
Không quá ngạc nhiên khi rất nhiều DN lựa chọn Thái Lan (65%) là thị trường hấp dẫn để xuất khẩu. Điều này có thể dễ hiểu vì Thái Lan là 1 quốc gia có nhu cầu về sản phẩm TBĐ lớn, bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan có nhiều chính sách hỗ trợ DN trong nước và nhà xuất khẩu nước ngoài. Kế đến là Campuchia (58%) với điều kiện thuận lợi về vận chuyển cũng như yêu cầu chất lượng không quá cao đã tạo nên sức
hút với rất nhiều DN Việt. Bên cạnh đó, Indonesia và Singapore cũng được nhiều DN Việt đồng ý lựa chọn là thị trường xuất khẩu tiềm năng với tỷ lệ là 49% và 43%.