Phân tích sự khác biệt theo đặc tính cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động với tổ chức tại nhà máy hóa chất biên hòa (vicaco) (Trang 45 - 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích định lượng

2.2.3.4. Phân tích sự khác biệt theo đặc tính cá nhân

Để xem xét có hay khơng có sự khác biệt các đặc tính cá nhân đối với các nhân tố tác động đến sự gắn bó với tổ chức ta sử dụng phương pháp kiểm định sự khác biệt Independent-samples T-test và phương pháp phân tích ANOVA.

a) Khác biệt về giới tính

Bảng 2.7. Kết quả kiểm định Independent samples t-test

Kiểm định trung bình mẫu độc lập (Independent Samples Test)

Kiểm định

Levene Kiểm định t-test

F Sig. t df Sig.

(2-tailed)

Khác biệt trung bình

CT Equal variances assumed .372 .542 .461 274 .645 .03025

Equal variances not assumed .450 158.172 .653 .03025

CH Equal variances assumed 3.595 .059 1.310 274 .191 .07989

Equal variances not assumed 1.232 144.893 .220 .07989

DK Equal variances assumed .531 .467 .236 274 .813 .01547

Equal variances not assumed .230 157.213 .818 .01547

DN Equal variances assumed 1.780 .183 1.831 274 .068 .13638

Equal variances not assumed 1.792 158.752 .075 .13638

TN Equal variances assumed .070 .791 -.556 274 .578 -.03973

Equal variances not assumed -.552 164.358 .581 -.03973

PL Equal variances assumed .670 .414 -.933 274 .352 -.04853

Equal variances not assumed -.941 170.988 .348 -.04853

GK Equal variances assumed .081 .777 .398 274 .691 .03024

Equal variances not assumed .386 154.834 .700 .03024

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả - Phụ lục 4)

Nhận xét: Tất cả các biến CT, CH, DK, DN, TN, PL và GK trong kiểm định Levene và trong kiểm định t ở phần Equal variances assumed đều có giá trị Sig. > 0.05 nên ta kết luận khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về trị trung bình giữa hai giới trong đánh giá về cấp trên, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập, phúc lợi cũng như sự gắn kết với nhà máy.

b) Khác biệt về trình độ

Bảng 2.8. Kết quả kiểm định phương sai theo trình độ

Kiểm định Homogeneity của phương sai (Test of Homogeneity of Variances)

Levene Statistic df1 df2 Sig.

CT 2.063 3 272 .105 CH 1.860 3 272 .137 DK 2.446 3 272 .064 DN 1.397 3 272 .244 TN 1.249 3 272 .292 PL .662 3 272 .576 GK 3.226 3 272 .023

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả - Phụ lục 5)

Nhận xét: kết quả của bảng Test of Homogeneity of variances cho ta thấy ngồi biến GK ra thì tất cả các biến cịn lại đều có mức ý nghĩa Sig. > 0.05. Có thể nói phương sai của của sự đánh giá về cấp trên, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập và phúc lợi giữa 4 nhóm trình độ chưa khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được cho 6 biến CT, CH, DK, DN, TN và PL.

Qua bảng phân tích ANOVA (Xem phụ lục 5) ta thấy mức ý nghĩa Sig. của các biến CT, CH, DK, DN, TN và PL đều nhỏ hơn 0.05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thỏa mãn đối với cấp trên, cơ hội đào tạo thăng tiến, điều kiện làm việc, thu nhập và phúc lợi giữa 4 nhóm có trình độ khác nhau.

Phân tích sâu ANOVA (Xem phụ lục 5) để tìm sự khác biệt giữa các nhóm, ta có kết quả như sau:

Kết quả kiểm định Tukey cho từng cặp, với mức ý nghĩa quan sát kiểm định chênh lệch trung bình cặp Sig. < 0.05 ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thỏa mãn với cấp trên giữa nhóm đại học với nhóm THPT và nhóm đại học với nhóm trung cấp, trong đó nhóm đại học có mức độ hài lịng cao hơn đối với cấp trên.

Về cơ hội đào tạo và thăng tiến ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm THPT với cao đẳng, THPT với đại học và giữa nhóm trung cấp với đại học, trong

đó nhóm đại học có mức độ hài lịng cao nhất và nhóm THPT có mức độ hài lịng thấp nhất.

Về điều kiện làm việc ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đại học với nhóm THPT và giữa nhóm đại học với nhóm trung cấp, trong đó nhóm đại học có mức độ hài lòng cao hơn.

Về đồng nghiệp ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đại học với 3 nhóm cịn lại, trong đó nhóm đại học có mức độ hài lịng cao hơn.

Về thu nhập ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm THPT với các nhóm cịn lại và giữa nhóm đại học với nhóm trung cấp, trong đó nhóm THPT có sự thỏa mãn thấp nhất, nhóm đại học có sự thỏa mãn về thu nhập cao hơn nhóm trung cấp.

Về phúc lợi ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm THPT và nhóm đại học, trong đó nhóm đại học có sự thỏa mãn cao hơn.

Về gắn kết ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đại học với nhóm THPT và nhóm đại học với nhóm trung cấp, trong đó nhóm đại học gắn kết cao hơn so với các nhóm THPT và trung cấp

c) Khác biệt về độ tuổi

Bảng 2.9. Kết quả kiểm định phương sai theo độ tuổi

Kiểm định Homogeneity của phương sai (Test of Homogeneity of Variances)

Levene Statistic df1 df2 Sig.

CT 4.824 3 272 .003 CH .767 3 272 .513 DK 1.356 3 272 .257 DN .446 3 272 .720 TN .621 3 272 .602 PL 2.549 3 272 .056 GK 2.438 3 272 .065

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả - Phụ lục 6)

Nhận xét: kết quả của bảng Test of Homogeneity of variances cho ta thấy ngồi biến CT ra thì tất cả các biến cịn lại đều có mức ý nghĩa Sig. > 0.05. Có thể nói phương

sai của của sự đánh giá về cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập, phúc lợi và gắn kết giữa 4 nhóm độ tuổi chưa khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được cho 6 biến CH, DK, DN, TN, PL và GK.

Qua bảng phân tích ANOVA (Xem phụ lục 6) ta thấy mức ý nghĩa Sig. của biến đồng nghiệp lớn hơn 0.05. Ta kết luận khơng có sự khác biệt trong đánh giá tầm quan trọng của yếu tố này theo độ tuổi. Trong khi đó mức ý nghĩa Sig. của các biến CH, DK, TN, PL và GK đều nhỏ hơn 0.05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với mức độ thỏa mãn về cơ hội đào tạo thăng tiến, điều kiện làm việc, thu nhập, phúc lợi và gắn kết giữa 4 nhóm có độ tuổi khác nhau.

Phân tích sâu ANOVA (Xem phụ lục 6) để tìm sự khác biệt giữa các nhóm, ta có kết quả như sau:

Kết quả kiểm định Tukey cho từng cặp, với mức ý nghĩa quan sát kiểm định chênh lệch trung bình cặp Sig. < 0.05 ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thỏa mãn với cấp trên giữa nhóm tuổi dưới 30 với các nhóm tuổi cịn lại, trong đó nhóm tuổi dưới 30 có sự thỏa mãn thấp hơn so với các nhóm tuổi cịn lại.

Đối với mức độ thỏa mãn về cơ hội đào tạo và thăng tiến ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm dưới 30 tuổi và nhóm từ 30-44 tuổi, trong đó nhóm từ 30-44 tuổi có sự thỏa mãn cao hơn.

Đối với mức độ thỏa mãn về điều kiện làm việc ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm dưới 30 tuổi và nhóm từ 45-54 tuổi, trong đó nhóm từ 45-54 tuổi có sự thỏa mãn cao hơn.

Đối với mức độ thỏa mãn về thu nhập ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi dưới 30 với các nhóm tuổi cịn lại, trong đó nhóm tuổi dưới 30 có sự thỏa mãn thấp hơn so với các nhóm tuổi cịn lại.

Đối với mức độ thỏa mãn về phúc lợi ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi dưới 30 với các nhóm tuổi từ 30-44 và nhóm tuổi từ 45-54, trong đó nhóm tuổi dưới 30 có sự thỏa mãn thấp hơn hai nhóm tuổi này.

Về gắn kết ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm tuổi dưới 30 với các nhóm tuổi cịn lại, trong đó nhóm tuổi dưới 30 gắn kết ít hơn so với các nhóm tuổi cịn lại.

d) Khác biệt về vị trí cơng tác

Bảng 2.10. Kết quả kiểm định phương sai theo vị trí cơng tác

Kiểm định Homogeneity của phương sai (Test of Homogeneity of Variances)

Levene Statistic df1 df2 Sig.

CT 8.225 3 272 .000 CH 2.872 3 272 .037 DK 3.554 3 272 .015 DN 2.457 3 272 .063 TN 2.842 3 272 .038 PL 1.078 3 272 .359 GK 1.796 3 272 .148

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả - Phụ lục 7)

Nhận xét: kết quả của bảng Test of Homogeneity of variances cho ta thấy 4 biến CT, CH, DK và TN có mức ý nghĩa Sig. < 0.05 nên ta kết luận phương sai của sự đánh giá về cấp trên, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc và thu nhập giữa 4 nhóm vị trí cơng tác là khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó các biến DN, PL và GK có Sig. > 0.05 nên ta kết luận chưa có sự khác biệt trong đánh giá về đồng nghiệp, phúc lợi và gắn kết. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được cho 3 biến DN, PL và GK.

Qua bảng phân tích ANOVA (Xem phụ lục 7) ta thấy mức ý nghĩa Sig. của các biến DN, PL và GK đều nhỏ hơn 0.05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với đánh giá về đồng nghiệp, phúc lợi và gắn kết giữa 4 nhóm vị trí cơng tác khác nhau.

Phân tích sâu ANOVA (Xem phụ lục 7) để tìm sự khác biệt giữa các nhóm, ta có kết quả như sau:

Kết quả kiểm định Tukey cho từng cặp, với mức ý nghĩa quan sát kiểm định chênh lệch trung bình cặp Sig. < 0.05 ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thỏa mãn với cấp trên và cơ hội đào tạo thăng tiến giữa 4 nhóm: cơng nhân sản xuất, tổ trưởng, nhân viên/chuyên viên, quản lý. Trong đó nhóm quản lý có sự hài lịng cao nhất, kế tiếp là nhóm tổ trưởng, tiếp theo là nhóm nhân viên và cuối cùng là nhóm cơng nhân sản xuất.

Đối với mức độ thỏa mãn điều kiện làm việc thì ngồi cặp nhân viên và tổ trưởng khơng có sự khác biệt ra thì ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khác với nhau, trong đó nhóm quản lý có sự thỏa mãn cao nhất, tiếp đến là hai nhóm tổ trưởng và nhân viên/chun viên, cuối cùng là nhóm cơng nhân sản xuất có mức độ thỏa mãn thấp nhất.

Đối với mức độ hài lịng về đồng nghiệp, ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm quản lý với cơng nhân sản xuất và giữa nhóm quản lý với nhóm nhân viên/chuyên viên, trong đó nhóm quản lý có mức độ hài lịng cao hơn hai nhóm cơng nhân sản xuất và nhân viên/chuyên viên.

Đối với mức độ thỏa mãn thu nhập thì ngồi cặp quản lý và tổ trưởng khơng có sự khác biệt ra thì ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm khác với nhau, trong đó nhóm quản lý và tổ trưởng có sự thỏa mãn cao nhất, tiếp đến là nhóm nhân viên/chuyên viên, cuối cùng là nhóm cơng nhân sản xuất có mức độ thỏa mãn thấp nhất.

Đối với mức độ thỏa mãn về phúc lợi ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm cơng nhân sản xuất lần với các nhóm quản lý, tổ trưởng và nhân viên/ chuyên viên, trong đó nhóm cơng nhân sản xuất có sự thỏa mãn thấp hơn các nhóm khác.

Về gắn kết ta thấy khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ gắn kết của hai nhóm tổ trưởng và nhân viên/chuyên viên nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa các nhóm cịn lại với nhau, trong đó nhóm quản lý gắn kết nhiều nhất, kế tiếp là 2 nhóm tổ trưởng và nhân viên/chuyên viên và cuối cùng là nhóm cơng nhân sản xuất có mức độ gắn kết thấp nhất.

e) Khác biệt về thâm niên công tác

Bảng 2.11. Kết quả kiểm định phương sai theo thâm niên công tác Kiểm định Homogeneity của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) Kiểm định Homogeneity của phương sai (Test of Homogeneity of Variances)

Levene Statistic df1 df2 Sig.

CT .511 3 272 .675 CH .090 3 272 .966 DK .466 3 272 .706 DN .141 3 272 .936 TN .750 3 272 .523 PL 1.141 3 272 .333 GK 3.126 3 272 .026

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả - Phụ lục 8)

Nhận xét: kết quả của bảng Test of Homogeneity of variances cho ta thấy ngồi biến GK ra thì tất cả các biến cịn lại đều có mức ý nghĩa Sig. > 0.05. Có thể nói phương sai của của sự đánh giá về cấp trên, cơ hội đào tạo và thăng tiến, điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập và phúc lợi giữa 4 nhóm thâm niên cơng tác chưa khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được cho 6 biến CT, CH, DK, DN, TN và PL.

Qua bảng phân tích ANOVA (Xem phụ lục 8) ta thấy mức ý nghĩa Sig. của các biến CT, CH, DK, DN, TN và PL đều nhỏ hơn 0.05 nên ta có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ thỏa mãn đối với cấp trên, cơ hội đào tạo thăng tiến, điều kiện làm việc, thu nhập và phúc lợi giữa 4 nhóm có thâm niên cơng tác khác nhau.

Phân tích sâu ANOVA (Xem phụ lục 8) để tìm sự khác biệt giữa các nhóm, ta có kết quả như sau:

Kết quả kiểm định Tukey cho từng cặp, với mức ý nghĩa quan sát kiểm định chênh lệch trung bình cặp Sig. < 0.05 ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sự thỏa mãn với cấp trên, cơ hội đào tạo thăng tiến, điều kiện làm việc và mức độ gắn kết giữa nhóm thâm niên dưới 5 năm với nhóm từ 10-20, nhóm dưới 5 năm với nhóm trên 20

năm, nhóm từ 5-10 năm với nhóm từ 10-20 năm, nhóm từ 5-10 năm với nhóm trên 20 năm, trong đó nhóm thâm niên dưới 5 năm và từ 5-10 năm có sự thỏa mãn về cấp trên, cơ hội đào tạo thăng tiến, điều kiện làm việc cũng như mức độ gắn kết thấp hơn hai nhóm trên 20 năm và từ 10-20 năm.

Về đồng nghiệp ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thâm niên trên 20 năm với nhóm dưới 5 năm và giữa nhóm thâm niên trên 20 năm với nhóm từ 5- 10 năm, trong đó nhóm trên 20 năm có mức độ hài lịng về đồng nghiệp cao hơn hai nhóm cịn lại.

Về thu nhập ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thâm niên dưới 5 năm với lần lượt các nhóm từ 5-10 năm, từ 10-20 năm, và trên 20 năm, trong đó nhóm dưới 5 năm có sự hài lịng về thu nhập thấp hơn các nhóm cịn lại. Ngồi ra cịn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thâm niên từ 5-10 năm với nhóm trên 20 năm, trong đó nhóm thâm niên trên 20 năm có sự thỏa mãn về thu nhập cao hơn.

Về phúc lợi ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm thâm niên dưới 5 năm với lần lượt các nhóm từ 5-10 năm, từ 10-20 năm và trên 20 năm, trong đó nhóm dưới 5 năm có sự thỏa mãn thấp hơn.

f) Khác biệt về bộ phận làm việc

Bảng 2.12. Kết quả kiểm định phương sai theo bộ phận làm việc Kiểm định Homogeneity của phương sai (Test of Homogeneity of Variances) Kiểm định Homogeneity của phương sai (Test of Homogeneity of Variances)

Levene Statistic df1 df2 Sig.

CT 3.077 6 269 .006 CH 2.798 6 269 .012 DK 1.023 6 269 .411 DN 1.013 6 269 .417 TN .826 6 269 .551 PL 1.848 6 269 .090 GK 2.915 6 269 .009

(Nguồn: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của tác giả - Phụ lục 9)

Nhận xét: kết quả của bảng Test of Homogeneity of variances cho ta thấy các biến CT, CH và GK đều có mức ý nghĩa Sig. < 0.05 nên có thể kết luận phương sai của sự

đánh giá về cấp trên, cơ hội đào tạo thăng tiến và gắn kết giữa 7 nhóm bộ phận làm việc có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Các biến DK, DN, TN, PL có Sig. > 0.05 nên ta có thể nói phương sai của sự đánh giá về điều kiện làm việc, đồng nghiệp, thu nhập và phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự gắn kết của người lao động với tổ chức tại nhà máy hóa chất biên hòa (vicaco) (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)