Doanh số thu nợ là số tiền mà Ngân hàng thu được từ doanh số cho vay trong năm và nợ chưa đến hạn thanh toán của các năm trước chuyển sang và tất cả các khoản nói trên đều là nợ trong hạn. Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ là một vấn đề mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng, là nguồn đầu tư tín dụng nhằm bảo tồn nguồn vốn hiện có và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu thông.
Công tác thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tái đầu tư sinh lời của ngân hàng. Nếu đồng vốn mà ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng có thể thu hồi theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng thì mới đảm bảo cho sự duy trì và phát triển của Ngân hàng.
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2006- 2008.
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Doanh nghiệp 44.018 10,43 32.052 7,65 39.430 7,92 -11.966 -27,18 7.378 23,02 2. Hộ sản xuất nông nghiệp 279.190 66,12 275.451 65,75 297.252 59,71 -3.739 -1,34 21.801 7,91 3. Khác 99.022 23,45 111.442 26,60 161.169 32,37 12.420 11,54 49.727 44,62 Tổng cộng 422.230 100,00 418.945 100,00 497.851 100,00 -3.285 -0,78 78.906 18,83
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế toán NHN
0 & PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Triệu đồng 500.000 450.000 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 422.230 279.190 418.945 275.451 497.851 297.252 Doanh nghiệp
Hộ s ản xuất nông nghiệp Khác
Tổng cộng
2006 2007 2008
Năm
Hình 8: Biểu đồ biến động doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua 3 năm 2006- 2008
Nhìn chung qua 3 năm ta thấy doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng tăng giảm qua các năm như sau: Năm 2006 tổng thu nợ là 422.230 triệu đồng, năm 2007 đã giảm nhẹ xuống còn 418.945 triệu đồng tức đã giảm 0,78% so với năm 2006 tương đương giảm 3.285 triệu đồng, sang năm 2008 thu nợ đã tăng trở lại đạt 497.851 triệu đồng, tương ứng tăng 78.906 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 18,83% so năm 2007.
* Đối với doanh nghiệp
Năm 2006 doanh số thu nợ là 44.018 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,43% tổng thu nợ của Ngân hàng. Sang năm 2007 thu nợ là 32.052 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,65% giảm 11.966 triệu đồng tương đương giảm 27,18% so với năm 2006. Đến năm 2008 thu nợ đã tăng trở lại đạt 39.430 triệu đồng tức tăng 7.378 triệu đồng với tốc độ tăng 23,02% so với năm 2008. Doanh số tăng như vậy là do huyện có chính sách kêu gọi ưu đãi đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghệp phát triển do đó việc kinh doanh dịch vụ của người dân ngày càng thuận lợi nên việc thu nợ của ngành này không gặp trở ngại.
* Đối với hộ sản xuất nông nghiệp
Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số thu nợ hộ sản xuất tăng giảm không ổn định qua các năm và doanh số thu nợ của thành phần này là cao nhất trong các thành phần kinh tế (chiếm tỷ trọng từ 59%- 66%). Doanh số thu nợ của ngành này năm 2006 là 279.190 triệu đồng đến năm 2007 là 275.451 triệu đồng giảm
4 4 9 9 1 1 1 1 6 1 3 2 3 9
3.739 triệu đồng tương ứng giảm 1,34% so với năm 2006. Sự sụt giảm này là do giá cả có biến động ảnh hưởng đến lơi nhuận của người dân nên khách hàng xin gia hạn nợ để chờ có giá do đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng. Sang năm 2008 doanh số thu nợ hộ sản xuất nông nghiệp củ a Ngân hàng tăng lên đạt 297.252 triệu đồng, tăng 21.801 triệu đồng so năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,91%. Nguyên nhân tăng là do người dân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất thu hoạch hằng năm của cây trồng, đa số nông dân làm lúa trúng, giá lúa cao nên việc trả nợ cho Ngân hàng dễ dàng hơn.
* Thu nợ ngành khác.
Doanh số thu nợ ngành khác tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006 là 99.022 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 23,45% trong doanh số thu nợ, đến năm 2007 là 111.442 triệu đồng tăng 12.420 triệu đồng tương đương tăng 11,54% so năm 2006. Năm 2008 doanh số thu nợ ngành này lại tiếp tục tăng lên đạt 161.169 triệu đồng, tăng 44,62% tương ứng với số tiền tăng là 49.727 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do các ngành nghề truyền thống đã áp dụng các kỹ thuật hiện đại nâng cao được chất lượng và số lượng, hạ giá thành sản phẩm, có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại và việc kinh doanh có lãi, thuận lợi hơn cho việc thu nợ của Ngân hàng.
Bảng 9: Doanh số thu nợ HSX nông nghiệp theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền % tiềnSố % 1. Ngắn hạn 253.821 90,90 260.104 94,43 286.607 96,42 6.283 2,48 26.503 10,19 2. Trung hạn 25.369 9,09 15.347 5,57 10.645 3,58 -10.022 -39,50 -4.702 -30,64 Tổng 279.190 100,00 275.451 100,00 297.252 100,00 -3.739 -1,34 21.801 7,91
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế toán NHN
0
& PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Triệ u đồng 300.000 253.821 279.190 275.451 286.607 260.104 297.252 250.000 200.000 150.000 100.000 Ngắn hạn Trung hạn Tổng 50.000 0 2006 2007 2008 Nă m
Hình 9: Biểu đồ biến động doanh số thu nợ theo thời hạn qua các năm
Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung hạn nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng lớn hơn rất nhiều so với doanh số thu nợ trung hạn. Cụ thể năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 253.821 triệu đồng chiếm 90,90% tổng doanh số thu nợ, còn doanh số thu nợ trung hạn đạt 25.369 triệu đồng chỉ chiếm 9,09% tổng doanh số thu nợ trong năm. Sang năm 2007, con số này đã tăng lên cả về tỷ trọng lẫn tốc độ tăng trưởng đạt 260.104 triệu đồng tương đương tốc độ tăng trưởng 2,48% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng 94,43% doanh số thu nợ.
Đến năm 2008, doanh số thu nợ 297.252 triệu đồng, doanh số thu nợ năm 2008 đã tăng hơn so với năm 2007 là 21.801 triệu đồng, với tốc độ tăng là 7,91%. Trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn là 286.607 triệu đồng chiếm 96,42% tổng doanh số thu nợ, tăng so với năm 2007 là 26.503 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 10,19%. Điều này cho thấy trong năm 2008 Cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng đã ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn cũng như việc xem xét kỹ trong khâu thẩm định dự án đầu t ư nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ về sau. Còn doanh số thu nợ trung hạn đạt 10.645 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,58%, đã giảm với tốc độ 30,64% tương ứng giảm 4.702 triệu đồng. Nguyên nhân do tình hình thiên tai, thời tiết phức tạp gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân nên phần nào ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
2
5 1
4.2.2.1. Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp
Tuy doanh số cho vay ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp tăng lên rồi lại giảm xuống và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng nhưng doanh số thu nợ lại có chiều hướng tăng dần qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 10: Doanh số thu nợ ngắn hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Trọng Tỷ (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền % Số tiền % 1.Trồng trọt 1.967 0,77 2.530 0,97 1.843 0,64 563 28,620 -687 -27,15 2.Chăn nuôi 42.048 16,57 58.864 22,63 81.130 28,31 16.816 0,40 22.266 37,83 3. KTTH 209.806 82,66 198.710 76,40 203.634 71,05 -11.096 -5,29 4.924 2,48 Tổng cộng 253.821 100,00 260.104 100,00 286.607 100,00 6.283 2,48 26.503 10,19
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế toán NHN
0
& PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng dần qua các năm, từ năm 2006 doanh số thu nợ đạt 253.821 triệu đồng, trong đó Ngân hàng thu nợ chủ yếu từ cho vay KTTH là 209.806 triệu đồng, chiếm 82,66% doanh số thu nợ ngắn hạn, thu nợ từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng 16,57% trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 42.048 triệu đồng, đối với trồng trọt là 1.967 triệu đồng. Năm 2007, doanh số thu nợ của các đối tượng này đều tăng, tổng doanh số thu nợ năm 2007 đạt 260.104 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 6.283 triệu đồng với tốc độ tăng 2,48%, do doanh số cho vay ngắn hạn tăng kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng.
Đến cuối năm 2008, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 286.607 triệu đồng, tăng 26.503 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng 10,19% so năm trước. Từ đó đã góp phần giúp Cán bộ tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong công tác thu nợ. Trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008, doanh số thu nợ chăn nuôi có tốc độ tăng cao nhất là 37,83% so với năm 2007. Nguyên nhân là do tình hình dịch cúm gia cầm tuy vẫn còn nhưng nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của chính quyền các cấp,
công tác tuyên truyền, giám sát, phát hiện bao vây khống chế ổ dịch, thực hiện tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vacxin thực hiện tốt đã góp phần ổn định tình hình dịch bệnh, bà con nông dân đã biết linh hoạt trong chăn nuôi đầu tư vào chăn nuôi bò và dê với hiệu quả kinh tế ngày càng cao làm ăn ngày càng hiệu quả và thu nhiều lợi nhuận từ đó đã góp phần giúp cán bộ tín dụng Ngân hàng thực hiện và hoàn thành tốt công tác thu nợ của mình.
4.2.2.2. Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nhiệp
Bên cạnh doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung hạn cũng góp phần không nhỏ vào tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 11: Doanh số thu nợ trung hạn hộ sản xuất nông nghiệp
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền Tỷ Trọng (%) Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 6.188 24,39 6.769 44,11 1.276 11,99 581 9,39 -5.493 -81,15 2. Chăn nuôi 4.906 19,34 4.325 28,18 4.934 46,35 -581 -11,84 609 14,08 3. Máy NN 13.975 55,09 4.023 26,21 4.402 41,35 -9.952 -71,21 379 9,42 4. Cho vay khác 300 1,18 230 1,50 33 0,32 -70 -23,33 -197 -85,65 Tổng cộng 25.369 100,00 15.347 100,00 10.645 100,00 -10.022 -39,50 -4.702 -30,64
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản chi tiết 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế toán NHN
0
& PTNT huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long)
Doanh số thu nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn doanh số thu nợ ngắn hạn và có hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2007 doanh số thu nợ giảm từ 25.369 triệu đồng xuống còn 15.347 triệu đồng, giảm 10.022 triệu đồng, tương ứng giảm
39,50% so năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nợ trung hạn lại tiếp tục giảm còn
10.645 triệu đồng, giảm 4.702 triệu đồng, tương ứng giảm 30,64% so năm 2007. Trong đó:
Thu nợ máy nông nghiệp: doanh số cho vay trung hạn máy nông
vay này không còn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trung hạn nữa. Do vậy, năm 2006, thu nợ đối tượng này là 13.975 triệu đồng, chiếm
55,09% thu nợ trung hạn. Năm 2007, doanh số thu nợ giảm xuống đáng kể chỉ đạt 4.023 chiếm tỷ trọng 26,21% trong tổng thu nợ trung hạn, giảm 9.952 triệu đồng, ứng với tốc độ giảm 71,21% so năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này tăng lên đạt 4.402 triệu đồng, tăng 379 triệu đồng, tương ứng tăng 9,42% so năm 2007. Nguyên nhân làm số thu nợ này giảm rồi lại tăng như vậy là do doanh số cho vay đối tượng này tăng rồi lại giảm.
Thu nợ Chăn nuôi
Doanh số thu nợ đối tượng này cũng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2006 đạt 4.906 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19,31% trong tổng doanh số thu nợ trung hạn. Sang năm 2007 là 4.325 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28,18%. So với năm 2006 đã giảm 581 triệu đồng với tốc độ giảm 11,84%.Do ý thức của người tiêu dùng về tác hại của dịch bệnh trên heo, gà, vịt nên đã ảnh hưởng làm giảm giá các mặt hàng này hộ chăn nuôi bị lỗ nặng, các hộ sản xuất chuyên về chăn nuôi gà công nghiệp, vịt chạy đồng làm người dân chậm trễ trong việc trả nợ cho Ngân hàng nên khả năng trả nợ cho Ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác, do doanh số cho vay trung hạn trong lĩnh vực này đã giảm nên làm giảm doanh số thu nợ. Đến năm 2008, thu nợ chăn nuôi trung hạn tăng lên đạt 4.934 triệu đồng, tăng 609 triệu đồng, với tốc độ tăng 14,08%. Nguyên nhân là do doanh số cho vay chăn nuôi trung hạn tăng lên nên doanh số thu nợ chăn nuôi trung hạn cũng tăng theo.
Thu nợ trồng trọt: thu nợ trồng trọt tăng 581triệu đồng trong năm
2007 so với năm 2006 đạt 6.769 triệu đồng. Do ngày nay, rau màu là loại thực phẩm thiết yếu không thể thiếu trong bữa ăn gia đình, trong thời gian qua một số dịch bệnh xuất hiện trên động vật nên nhu cầu thực phẩm từ rau màu của bà con tăng. Mặt khác, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nội bộ ngành nông nghiệp, đưa cây màu trồng trên đất ruộng phá thế độc canh cây lúa, tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích là chủ trương đúng đắn trong phát triển kinh tế nông thôn huyện, được bà con đồng tình hưởng ứng nên sản xuất rau màu của huyện không ngừng phát triển. Sang năm 2008, khoản thu này lại giảm xuống còn 1.276 triệu đồng, con số này đã giảm với tốc độ khá cao là 81,15% tương ứng đã giảm 5.693 triệu đồng so với năm trước.
Thu nợ cho vay khác
Doanh số cho vay trung hạn của khoản mục cho vay khác có xu hướng giảm điều này dẫn đến thu nợ trung hạn cũng giảm qua các năm.Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ đối tượng này là 300 triệu đồng chiếm tỷ trọng rất nhỏ (1,18%) tổng thu nợ trung hạn. Sang năm 2007, số thu này giảm xuống còn 230 triệu đồng tức giảm 70 triệu đồng với tốc độ giảm 23,33%. Đến năm 2008 con số này đã giảm đáng kể cả số tuyệt đối (197 triệu đồng) và số tương đối (85,65%) chỉ còn 33 triệu đồng. Nguyên nhân do doanh số cho vay năm 2008 của khoản mục này giảm nên doanh số thu nợ cũng giảm theo.