Chuyển nợ thành vốn góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 81)

1.2.3 .Kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý nợ xấu của một số quốc gia

1.2.3.1 .Kinh nghiệm của Hàn Quốc

3.4 Giải pháp xử lý nợ xấu

3.4.4. Chuyển nợ thành vốn góp

Chuyển nợ thành vốn góp là việc chủ nợ thay vì thu hồi tiền nợ đã cho doanh nghiệp vay, họ sẽ lấy khoản nợ phải thu đó để mua chính cổ phần của doanh nghiệp hoặc một đối tác quan tâm mua lại chính khoản nợ đó từ chủ nợ với giá tương đương hoặc theo thỏa thuận. Khi đó, chủ nợ hoặc người mua nợ sẽ trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp, đầu tư thêm vốn để tái cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp từ tổ chức nhân sự đến hoạt động kinh doanh và định hướng phát triển. Biện pháp chuyển nợ thành vốn góp cổ phần hiệu quả trong việc xử lý khoản nợ của các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh, có đủ thực lực để khơi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh nếu có nguồn vốn hỗ trợ.

Tại Việt Nam hiện nay, việc xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ vay thành vốn góp gần như chỉ thực hiện bởi Công ty mua bán nợ tồn đọng - Bộ Tài chính (DATC) thơng qua việc thực hiện mua bán các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại. Theo đó, DATC sẽ mua lại khoản nợ của doanh nghiệp từ các ngân hàng thương mại để trở thành chủ nợ chính và chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp, trở thành cổ đơng chính kiểm sốt doanh nghiệp. Trên cơ sở nguồn vốn của mình, DATC tiến hành khơi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp trở lại hoạt động. Sau khi doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển trở lại, DATC sẽ cổ phần hóa doanh nghiệp, đưa lên sàn chứng khoán hoặc bán lại doanh nghiệp cho các nhà đầu tư quan tâm để thu hồi vốn.

Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay các NHTM không mặn mà với biện pháp chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần tại doanh nghiệp bởi vì: Thứ nhất chức năng chính của NHTM hiện nay vẫn tập trung phát triển hoạt động kinh doanh, bao gồm các mảng: tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ… Do đó, thay vì góp vốn trực tiếp vào khách hàng nợ xấu và đầu tư thời gian, cấp tín dụng cũng như sắp xếp nhân sự tổ chức vào các doanh nghiệp nợ xấu, các NHTM chọn cách chuyển chức năng này sang DTAC thông qua biện pháp bán nợ. Bằng biện pháp này, NHTM sẽ có vốn để tiếp tục đưa dịng vốn vào hoạt động kinh doanh thay vì góp vốn và tiếp tục rót vốn vào doanh nghiệp và khơng biết bao giờ mới có thể thu hồi tồn bộ vốn cho vay. Thứ hai, các doanh nghiệp vay vốn tại các NHTM rất đa dạng, hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành nghề, các NHTM nếu thực hiện chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần khơng thể tự mình thực hiện việc điều hành doanh nghiệp đang trên bờ vực phá sản. Đối với các NHTM đây là một biện pháp ẩn chứa nhiều rủi ro và đòi hỏi năng lực, trách nhiệm rất cao từ phía các NHTM mà các NHTM cần cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt trước khi quyết định nhằm đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả.

Mặt khác việc chuyển vốn vay thành vốn góp cũng có ý nghĩa tích cực, khi đó các NHTM sẽ có thêm cơ hội để thu hồi đối với các khoản nợ khó địi. Về phương diện báo cáo tài chính, ngay tại thời điểm chuyển đổi, nợ xấu của ngân hàng sẽ giảm đi, nợ phải trả và hệ số nợ của doanh nghiệp cũng giảm, cả doanh nghiệp và ngân hàng đều cải thiện được báo cáo tài chính. Để chuyển đổi vốn vay thành vốn góp một cách có hiệu quả và an toàn các NHTM cần lưu ý một số điều như sau:

- Thứ nhất, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng sẽ bị điều chỉnh, thay đổi ít nhất ở việc giảm các khoản thu lãi dự tính và cũng chưa thể có ngay khoản thu cổ tức từ khoản vốn góp mới chuyển đổi từ vốn vay. Xét về phương diện thu nhập, tài chính của ngân hàng cũng khơng vì thế mà khá lên so với các biện pháp xử lý nợ xấu khác. Do đó khi xem xét việc chuyển vốn cho vay thành vốn góp cổ phần phải được đặt trong tổng thể chiến lược, kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ có điều chỉnh

phù hợp, chứ không phải thực hiện tùy tiện, khi có nợ xấu là chuyển ngay thành vốn góp tại doanh nghiệp.

- Thứ hai, bản chất và độ rủi ro của khoản vốn của ngân hàng nằm tại doanh nghiệp chưa thể thay đổi ngay khi chuyển vốn cho vay thành vốn góp cổ phần tại doanh nghiệp. Ngân hàng cũng chưa thể thu hồi vốn ngay, thậm chí sẽ cịn phải tốn thêm chi phí và thời gian đối với khoản vay này để thưc hiện tốt vai trị là một cổ đơng tại doanh nghiệp. Ngân hàng sẽ có xu hương ưu ái doanh nghiệp này hơn các khách hàng doanh nghiệp khác và không tránh khỏi việc ngân hàng sẽ cấp thêm tín dụng và tăng các hỗ trợ khác cho doanh nghiệp đó, dù NHNN có quy định hạn chế phù hợp mức độ cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp thuộc diện này. Điều này làm tăng mức độ tập trung tín dụng tại khách hàng đã có nợ xấu thậm chí rất xấu làm tăng nguy cơ rủi ro về tín dụng. Do đó song song với việc điều chính chiến lược, kế hoạch kinh doanh chung của mình, ngân hàng cần có phương án cụ thể ứng phó với các kịch bản thay đổi khi rủi ro xảy ra trước khi quyết định chuyển vốn vay thành vốn cổ phần tại doanh nghiệp.

- Thứ ba, khi xem xét chuyển vốn cho vay thành vốn góp cổ phần, một vấn đề đặc biệt quan trọng là mức giá để xác định chuyển đổi. Trường hợp có thể xác định được mức giá chuyển đổi theo giá thị trường thì rất dễ cho nhà quản trị ngân hàng tính tốn để quyết định phương án chuyển đổi. Nhưng điều quan trọng sẽ không chỉ dừng lại ở mức giá ấy mà ngân hàng cần nhìn nhận xu hướng giá của thị trường. Đó là xu hướng giá cổ phiếu của lĩnh vực, ngành mà doanh nghiệp hoạt động, nó bị tác bởi bối cảnh kinh tế vĩ mô, chiều hướng phát triển ngành mà doanh nghiệp đó hoạt động. Sở dĩ phải đề cập đến vấn đề này vì nếu xu hướng của thị trường khơng tốt, cổ phiếu doanh nghiệp bị tiếp tục xuống giá thì ngay trong ngắn hạn, ngân hàng sẽ phải tăng thêm một khoản chi phí dự phịng tổn thất đầu tư tài chính, như thế sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng. Thực tế là đặt ra việc chuyển đổi vốn cho vay thành vốn góp ở một khách hàng trong tình trạng rất xấu và vẫn đang trong

chiều hướng xấu đi sẽ chẳng khác nào ngân hàng tự nhận thêm rủi ro vào mình, chỉ có điều nó đến chậm hơn. Kỳ vọng của ngân hàng về việc cổ phiếu sẽ tăng giá bên cạnh việc phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường hoạt động như tình hình kinh tế vĩ mơ, chiều hướng phát triển của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh thì sẽ cịn phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp.

- Thứ tư, ngân hàng là cổ đông và phải hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn, đóng vai trị là nhà tư vấn nhiều hơn, thậm chí tham gia điều hành doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn. Song song với nó là phải tìm kiếm đối tác chiến lược thay thế nhằm cơ cấu lại tổ chức bộ máy điều hành, tái cấu trúc doanh nghiệp. Trong trường hợp góp vốn cổ phần của ngân hàng có quyền biểu quyết khơng đủ mạnh, ngân hàng dù cho có khả năng tài chính mạnh và trình độ phân tích, tư vấn tài chính doanh nghiệp rất tốt sẽ khó có thể tạo ra áp lực cần thiết để thay đổi quản trị, nâng cao chất lượng điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đó nếu doanh nghiệp khơng tạo được những thay đổi căn bản cần thiết như trên thì kỳ vọng của ngân hàng về việc thu hồi đủ vốn nhờ cổ phiếu tăng giá trong tương lai sẽ trở thành ảo tưởng. Đó là chưa nói đến việc ngân hàng dù có thế mạnh về tài chính, nhưng cơ bản chỉ mạnh trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, chứ không giỏi trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nên nguy cơ sai lầm khi các chuyên gia ngân hàng vào thực hiện quản trị sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khác là thường trực. Đối với các khoản nợ càng lớn thì việc thực hiện biện pháp chuyển vốn vay thành vốn góp sẽ khiến ngân hàng gặp nhiều thách thức với tư cách là một cổ đơng lớn hoặc doanh nghiệp có hoạt động quy mơ lớn và phức tạp, u cầu cao về kỹ thuật ngành nghề. Khi đó vấn đề năng lực của ngân hàng để tham gia tái cơ cấu, giám sát và quản trị doanh nghiệp là không đơn giản.

- Thứ năm, cần lưu ý rằng doanh nghiệp khi đó đang rất nguy ngập về tài chính và nợ nần của doanh nghiệp chắc chắn không chỉ ở một ngân hàng, thực tế sẽ có nhiều chủ nợ và trong số đó cũng có nhiều ngân hàng. Khi một ngân hàng chuyển vốn cho

vay của mình thành vốn góp cổ phần thì nợ của doanh nghiệp tại các chủ nợ khác vẫn còn nguyên. Ngân hàng khi đó để bảo tồn vốn góp của mình phải đứng ra thương lượng với tất cả các chủ nợ khác, để đảm bảo rằng doanh nghiệp không phá sản, đồng thời phải huy động thêm vốn để doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tất cả vấn đề đó là một chặng đường gian nan khơng dễ vượt qua.

Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp là một hướng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của chủ nợ nói riêng. Biện pháp này tương đối lạ lẫm với các TCTD trong nước nhưng nếu nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, chuyển nợ thành vốn góp sẽ trở thành biện pháp xử lý nợ hiệu quả được các ngân hàng lựa chọn trong quá trình xử lý nợ xấu và tái cấu trúc lại hoạt động trong tương lai không xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)