Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Dịch Vụ và Phát Triển Á Châu (Trang 38 - 45)

- Hệ thống bán lẻ

2.3.3Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty.

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty là một trong những cơ sở và công cụ để các nhà quản trị tài chính hoạch định tài chính cho kỳ tới . Thông qua phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ trả lời cho ta câu hỏi : Vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng vào việc gì ? Thông tin từ việc phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn cho biết doanh nghiệp đang tiến triển hay gặp khó khăn . Thông tin này còn rất hữu ích đối với người cho vay , các nhà đầu tư ...Họ muốn biết công ty đang làm gì vói số vốn của họ .

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm 2009 ta lập được bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn như sau :

Bảng 7: Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

Đơn vị tính : VNĐ

Qua bảng 7 ta thấy tổng diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty là 326.974.798 đồng được lấy từ các nguồn sau : Giảm tài sản cố định là 3.234.270 đồng , tăng lãi chưa phân phối là 183.571.559 đồng chiếm dụng vốn của người bán là 34.679.604 đồng . tăng nợ nhà nước là 4.506.906 đồng chiếm dụng của công nhân viên là 10.000.000 đồng . Trong các nguồn hình thành trên thì lãi chưa phân phối chiếm tỷ trọng lớn nhất là 56,14 % sau đó là chiếm dụng vốn của người bán là 10,61% chiếm dụng của công nhân viên là 3,06 % . Như vậy ta thấy trong kỳ doanh nghiệp tăng vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh chủ yếu bằng lãi chưa phân phối .

Cũng căn cứ vào bảng 7 ta có tổng sử dụng vốn của doanh nghiệp trong kỳ là 326.974.798 đồng trong đó chủ yếu được sử dụng vào hai công việc chính là tăng vốn bằng tiền và thanh toán các khoản phải trả : Tăng vốn bằng tiền 313.738.431 đồng chiếm 95,95 % thanh toán các khoản phải trả . 13.236.367 đồng chiếm 4,05% . Ta thấy rõ ràng nguồn vốn được sử dụng vào việc tăng nguồn vốn bằng tiền . Nếu cân đối diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn thì ta thấy 50,14% nguồn vốn được huy động từ lãi trong khi đó lượng tiền của công ty chiếm tới 95,95 lượng sử dụng vốn . Điều này chưa hợp lý nắm vì còn 43,86% nguồn vốn huy động là khoản chiém dụng , hoặc là trả lãi , hoặc là nghĩa vụ với nhà nước hoặc quyền lợi của công nhân viên . Vì vậy công ty cần có biện pháơ cân đối giữa diẽn biến nguồn vốn và sử dụng vốn

để đảm bảo quyền lợi của công ty vừa đảm bảo nguồn vốn của công ty trước khách hàng , công nhân viên nhà nước

Như vậy , qua phân tích diễn biến và nguồn vốn và sư dụng vốn của công ty ta thấy được trong kỳ công ty đã huy động vốn từ đâu và sử dụng vào những việc gì .

Qua phân tích bảng cân đối kế toán , báo cáo kết quả kinh doanh và phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2008 và 2009 của công ty đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty . Nhưng để rút ra được những kết luận chính xác thực tạo điều kiện cho việc ra quyết định một cách cụ thể hơn thì chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu các hệ số tài chính đặc trưng của công ty .

* Phân tích tình hình tài chính của công ty qua các chỉ tiêu tài chính đặc trưng a. Các hệ số và khả năng thanh toán

Để đánh giá được tình hình tài chính của công ty mạnh hay yếu trước hết ta cần phân tích nhóm chỉ tiêu này vì qua đây ta thấy được công ty có đủ khả năng trả các khoản thanh toán tới hạn hay không ? Khả năng thanh toán của công ty bao gồm khả năng thanh toán tổng quát , khả năng thanh toán tạm thời , khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán dài hạn .

Từ số liệu rên bảng cân đối kế toán ta có thể tính được các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ và phát triẻn Á Châu như sau :

Bảng 8: Các hệ số về khả năng thanh toán

Qua bảng tính ta thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty rất tốt , chứng tỏ tất cả các khoản mà công ty huy động vốn bên ngoài đều được bảo đảm : Năm 2008 doanh nghiệp cứ đi vay một đồng thì có 5,47 đồng tài sản bảo đảm , đếm năm 2009 doanh nghiệp cứ đi vay một đồng thì có 5.37 đồng đảm bảo , ta thấy hệ số này ở năm 2009 giảm 0,1 so với năm 2008 . Có điều này là do năm 2009 công ty đã huy động vốn từ bên ngoài nhiều hơn so với năm 2008 là 49.186.510 đòng trong khi đó tổng tài sản chỉ tăng thêm 232.758.069 đồng . So với mức trung bình ngành là 3 thì hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty là rất tốt . Tuy nhiên người ta không chỉ quan tâm đến hệ số này mà họ còn quan tâm đến khả năng thanh toán tạm thời của công ty . Vì hai tỷ xuất này mới cho ta một cách nhìn tổng quát chính xác hiệu quả kinh doanh của công ty , và qua đây mới đánh giá được tình hình tài chính của công ty .

Trước hét ta nhìn vào khả năng thanh toán tạm thời , ta thấy khả năng thanh toán tạm thời của công tăng lên . Năm 2008 hệ số này là 4,45 còn năm 2009 hệ số này là 4,67. Do đặc điểm của ngành nghề hệ số thanh toán tạm thời của công ty như vậy là được . Tuy nhiên công ty cũng cần lưu ý và điều chỉnh kịp thời khi có sự biến động bởi vì không phải hệ số này càng lớn thì càng tốt , hệ số này càng cao phản ánh một lượng tài sản lưu đọng tồn dư trữ lớn , phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả , bộ phận này không vận động và không sinh lời .

Cũng trên bảng 8 , ta thấy hả năng thanh toán nhanh của công ty thấp hơn khả năng thanh toán hiện thời . Hệ số này năm 2008 là 3,88 còn năm 2009là 4,24 đay là thước đo khả năng trả nợ vay các khoản nợ trong kỳ của công ty , với hệ số thanh toán nhanh cao như vậy thì công ty có thể yên lòng các nhà đầu tư , các ngân hàng cho vay , tuy nhiên lại không sự thật hợp lý với công ty bởi vì điều này chứng tỏ công ty đã để tồn lượng tiền khá nhiều so với mức cần thiết , vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn . Vì vậy công ty cần có biệp pháp phát huy lượng vốn đó đẻ đạ lợi nhuận tối đa trong kinh doanh

Nhìn vào bảng 8 ta cũg thấy hệ số khả năng thanh toán dài hạn năm 2009 giảm đi 0,23 . Có điều này là do tài sản cố định của công ty đã được trích khấu hao dần , trong khi chưa được bổ xung thêm . Hệ số này trong cả 2 năm đều < 1 ( Năm 2008 là 0,92 còn năm 2009 là 0,69 ) là không tốt , công ty cần có kế hoạch điều chỉnh cho hợp lý .

* Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư .

Thông qua các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư sẽ cho phép đánh giá cơ cấu vốn của công ty đã hợp lý chưa , đồng thời thấy được mức độ độc lập hay phụthuộc của công ty đối với hoạt động kinh doanh của mình . Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2008 và 2009 của công ty , ta lập được bản các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư như sau :

Bảng 9: Bảng hệ số cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư .

Hệ số nợ cho ta biết trong một đồng vốn công ty đang sử dụng cố mấy đồng vốn vay nợ .Còn tỷ suất tự tài trợ nói lên tỷ trọng của của nguồn vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn hiện có đồng thời cho ta thấy được mức độ độc lập hay phụ thuộc của ông ty vào các chủ nợ .

Qua số liệu tính toán ở bảng 9 ta thấy hệ số nợ của công ty ở mức thấp : Năm 2008 hệ số nợ là 0,18 đến năm 2009 hệ số nợ là 0,19 ( ngược lại với tỷ suất tự tài trợ : Năm 2008 là 0,82 năm 2009 là 0,81 ) Ta nhận thấy rõ là công ty đang có xu hướng

đảy hệ số nợ lên cao ,đây là điều hợp lý vứi tình hình hiện nay , công ty đang làm ăn có lãi , vì vậy việc tăng hệ số nợ giảm tỷ suất tự tài trợ sẽ làm cho hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu tăng lên làm tăng lợi nhuận cho công ty .

Cũng như bảng 9 tỷ suất đầu tư của công ty lại có su hướn giảm ; Năm 2008 là 0,17 còn năm 2009 là 0,13 . Sở dĩ có điều này vì công ty chưa đầu tư phát triển tài sản cố định trong khi tổng tài sản càng tăng . Bởi vì về lâu dài đầu tư vào phương tiện máy móc hiện đại mới thể hiện được tiềm năng phát triển của công ty vì vậy công ty cần có sớm kế hoạch bổ óung thêm tài sản cố định của công ty một cách hợp lý .

Nhìn vào tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định của công ty tăng từ 4,85 đến 6,29 . Có điều này là do công ty đầu tư vào tài sản cố định không phải bằng vốn vay mà bằng vốn chủ sở hữu . Điều này thể hiện rõ nét hơn về tính độc lập về tài chính của công ty .

* Phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty

Qua phân tích cơ cấu vốn cho ta thấy được sự bố trí cơ cấu vốn của công ty mà chưa thấy được hiệu qủ sử dụng vốn của công ty ra sao . Vì vậy việc phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ cho ta thấy được việc sử dụng vốn của công ty đã mang lại cho kết quả gì và đay có thực sự trở thàh thế mạnh của công ty trong giai đoạn hiện nay và sắp tới không ? Để thấy rõ điều này ta sẽ tiến hàng phân tích các chỉ số hoạt động của công ty .

Bảng 10: các chỉ số hoạt động của công ty .

0,56 vòng so với năm 2007 . Điều này tác động làm cho chu kỳ tiền bình quân giảm từ 54 ngày xuống còn 50 ngày chứng tỏ để chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền thì năm 2008 sẽ mất ít thời gian hơn là năm 2007 ( ít hơn 4 ngày /vòng quay ) . Theo số liệu trên bảng cân đối kế toán thì ta thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cũng không phải là nhiều trong tài sản lưu động ( năm 2007 là 14,8% năm 2003 là 8,4%) . Điều này tương ứng với một lượng vốn không nhiều nắm của công ty đang bị chiếm dụng , tuy nhiên nó cũng nó cũng làm giảm tuơng đối đến iệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty , nhưng để có một kết luận chính xác vè chỉ tiêu này là tốt hay xấu nguời ta cần phải căn cứ vào xác lược , mục tiêu của công ty trong giai đoạn đó là thế nào . Có thể như Công ty TNHH một thành viên thương mại dịch vụ và phát triển Á Châu này chẳng hạn với nguồn vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn , tiềm lực tài chính vững tỷ xuất tự tài trợ cao thì việc cho khách hàng nợ khoản tiền như trên là điều nên làm .

Năm 2007 công ty cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động tham gia vào quá trình kinh doanh thì thu được 2,92 đồng doanh thu thuần , với số ngày một ngày vòng quay vốn lưu động năm .2007 là 123 ngày , đến năm 2008 thì số ngày một vòng quay vốn lưu động được giảm xuống còn 113 ngày . Điều này chúng minh răng dự có khó khăn nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm sau vẫn tốt hơn năm trước .Do công ty năm 2008 không đầu tư thêm vào tài sản cố định mà giá trị tài sản cố định giảm do hao mòn , cộng với mức doanh thu thuần tăng lên đã là cho hiệu quả sử dụng vốn cố địn tăng lên 4,22 năm 2007 lên 4,58 năm 2003 .Đây là một dấu hiệu tốt vì hệ số trên cho biết năm 2007 cứ bỏ ra được một đồng vốn cố định thì thu được 4,22 đồng doanh thu , còn đến năm 2008 thì một đồng vốn cố định sẽ thu được 4,58 đồng doanh thu thuần . Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng điều này kéo dài sẽ không tốt , vì vậy để phục vụ cho sự phát triển lâu dài của công ty , ban lãnh đạo nên có hướng đầu tư thêm vào tài sản cố định .

*Phân tích khả năng sinh lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chỉ số sinh lời của công ty luôn được ban lãnh đạo công ty và các nhà đầu tư quan tâm vì chũng không những là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh trong một kỳ nhất định , là đáp số sau cùng của hiệu quả sản xuất kinh doanh , là lụân cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra những quyết định trong tương lai , đồng thời là công cụ hữu hiệu để thu hút các nhà đầu tư . Để đánh giá được khả năng sinh lời của công ty ta cần phân tích các chỉ tiêu đánh giá trong các bảng sau :

Bảng 11 ; Các chỉ số sinh lời

Ta cũng xem xét tỷ xuất doanh lợi doanh thu biến động qua 2 năm : Nếu năm 2007 cứ một đồng doanh thu thuần thì cho công ty 0.05 đồng lợi nhuận thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên 0,06 đồng . Như hầu hết các chỉ tiêu khác , chỉ tiêu này một lần nữa khẳng định su hướng phát triển của công ty trong 2 năm qua .Đây là con số đáng mừng khuyến khích ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty tích cực hơn nữa vì sự phát triển của công ty .Cùng với việc tăng tỷ xuất của công ty ta thấy tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng tăng từ 0,08 năm 2007 lên đến năm 0,09 năm 2008 góp phần tăng lợi nhuận của công ty .

Lợi nhuận là cái đích cuối cùng , là mục tiêu chủ yếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào , đặc biệt là trong cơ chế thì trường thì lợi nhuận càng chiếm được vị thế của doanh nghiệp .Lợi nhuận cao sẽlà nguồn để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với nhà nước , với chủ nợ với công nhân viên đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và các nhà đầu tư vì nó thể hiện tièm năng và vị thế của doanh nghiệp trong tương lai . Điều này có ỹ nghĩa là các tỷ tỷ xuất sinh lời có quan trọng trong quá trình phát triển của công ty

Vì vậy qua việc phân tích báo cáo tài chính và việc phân tích các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty TNHH Một Thành Viên Thương Mại Dịch Vụ và Phát Triển Á Châu (Trang 38 - 45)