Những vấn đề cơ bản về công bố thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

Thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện trong một hình thức hữu ích với người sử dụng để phục vụ việc ra quyết định. Thơng tin có ích với việc ra quyết định vì nó giảm thiểu sự khơng chắc chắn và tăng tri thức về vấn đề được đề cập. Báo cáo và công bố thông tin là những công cụ quan trọng nhất mà các công ty sử dụng để giao tiếp với các bên liên quan. Công bố thông tin là một yếu tố rất quan trọng trong việc giảm bớt sự bất cân xứng thông tin giữa công ty và các bên liên quan. Nói cách khác, cơng bố thông tin là cầu nối một công ty với rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau bên ngồi doanh nghiệp.

Thơng tin trên báo cáo thường niên được cung cấp cho nhà quản lý các cấp, hội đồng quản trị và người sử dụng bên ngoài để họ ra quyết định phù hợp. Những thông tin này cho phép người đọc hình dung được bức tranh tổng thể về hoạt động của doanh nghiệp cũng như tiềm năng, khả năng sinh lợi ở tương lai. Do đó, cơng bố thơng tin là một u cầu khơng thể thiếu để đảm bảo lịng tin và sự công bằng cho người sử dụng thông tin, đặc biệt là công bố thông tin tự nguyện.

2.2.1. Khái niệm về công bố thông tin

Theo quan điểm của Bộ Tài chính, cơng bố thông tin được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của doanh nghiệp nhằm đảm bảo các cổ đông và cơng chúng đầu tư có thể tiếp cận thơng tin một cách công bằng và đồng thời.

2.2.2. Phân loại công bố thông tin

Công bố thông tin bao gồm hai loại là các công bố bắt buộc và các công bố tự nguyện.

- Công bố bắt buộc: Những công bố được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ.

- Công bố tự nguyện: Một cơng ty có thể hoặc không cần phải công bố các thơng tin kế tốn mà luật pháp khơng u cầu. Công bố tự nguyện cung cấp những thông tin nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng thông tin bên ngồi doanh nghiệp. Các cơng ty được khuyến cáo là sẽ thu được nhiều lợi ích hơn khi cơng bố các thông tin dạng này.

2.2.3. Yêu cầu chung về công bố thông tin

Theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam VAS 01, các thơng tin và số liệu kế tốn cần được trình bày trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu và có thể so sánh được.

- Tính trung thực: Các thơng tin và số liệu kế tốn phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, khơng bị xun tạc, khơng bị bóp méo.

- Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, khơng bị bỏ sót.

- Kịp thời: Các thơng tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

- Dễ hiểu: Các thơng tin và số liệu kế tốn trình bày phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng.

- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính tốn và trình bày nhất qn. Trường hợp khơng nhất qn thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng có thể so sánh thơng tin giữa các kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự tốn, kế hoạch.

2.3. Thơng tin trên báo cáo thường niên

Báo cáo thường niên là một tài liệu quan trọng, được các công ty cổ phần sử dụng để báo cáo trước đại hội đồng cổ đông. Đây được xem như một cuốn sổ tay ghi chép lại hành trình phát triển của doanh nghiệp và là một tài liệu quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp.

Mục đích của báo cáo thường niên là nhằm giới thiệu cho các nhà đầu tư một cách đầy đủ các hoạt động trọng yếu và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Trước nhiều biến động trên thị trường trong vài năm trở lại đây, doanh nghiệp coi trọng hơn vai trị của cổ đơng lớn nên tạo cơ hội để họ tiếp cận thông tin thuận lợi hơn và báo cáo thường niên là một kênh tham khảo quan trọng.

2.3.1. Yêu cầu chung về công bố thông tin trên Báo cáo thường niên

Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính u cầu các cơng ty đại chúng phải tuân thủ các quy định về công bố thơng tin, trong đó có Báo cáo thường niên.

Công ty đại chúng phải lập Báo cáo thường niên và công bố thông tin về Báo cáo thường niên chậm nhất là hai mươi ngày sau khi cơng bố Báo cáo tài chính năm được kiểm tốn.

Việc cơng bố thơng tin phải được thực hiện trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán và lưu trữ bằng văn bản và dữ liệu điện tử ít nhất mười năm tiếp theo tại trụ sở chính của cơng ty để nhà đầu tư tham khảo.

Thơng tin tài chính trong Báo cáo thường niên phải phù hợp với Báo cáo tài chính năm được kiểm tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)