Kiểm định phương sai của sai số thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 95)

4.2. Phân tích mơ hình hồi quy

4.2.3. Kiểm định phương sai của sai số thay đổi

Trong việc tính tốn các giá trị ước lượng bình phương tối thiểu thơng thường (OLS), giả thuyết cho rằng các số hạng sai số có phân phối giống nhau với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai như nhau, hay phương sai của sai số không đổi. Nếu phương sai của sai số thay đổi sẽ làm mất hiệu lực của các kết quả kiểm định, do đó tác giả sẽ kiểm tra xem việc phương sai của sai số thay đổi có hiện hữu hay không thông qua kiểm định Breusch – Pagan và White.

Như đã trình bày ở phần trên, tác giả giới thiệu hai mơ hình hồi quy với hai biến số năm hoạt động (Year) và sở hữu nhà nước (St_Own) riêng biệt. Kết quả chạy kiểm định phương sai của sai số thay đổi của hai mơ hình được trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai của sai số thay đổi

Kiểm định Giá trị P

Mơ hình bỏ biến Year Mơ hình bỏ biến St_Own Breusch – Pagan 0.2479 0.0408

White 0.3334 0.4837

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên dữ liệu xử lý thông qua phần mềm Stata Kết quả từ chương trình Stata cho thấy mơ hình bỏ biến số năm hoạt động (Year) khơng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, do đó giả thuyết mơ hình hồi quy khơng bị vi phạm và ước lượng OLS có thể được sử dụng.

Mơ hình cịn lại mặc dù kiểm định White cho ra giá trị p lớn nhưng kiểm định Breusch – Pagan đã bác bỏ giả thuyết phương sai của sai số không thay đổi. Để khắc phục hiện tượng này, người nghiên cứu đề xuất sử dụng bình phương tối thiểu tổng qt khả thi (FGLS), hay cịn gọi là bình phương tối thiểu có trọng số (WLS) để có được các ước lượng nhất quán và hiệu quả hơn.

Sử dụng ứng dụng thống kê stata, tác giả tiến hành chạy hồi quy theo trọng số là biến ROA, loại e2. Mơ hình mới sau đó đã khơng cịn hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tức là giá trị p của kiểm định Breusch – Pagan đã lớn hơn 0.05. (Xem bảng 4.7)

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan

Kiểm định Giá trị P Mơ hình bỏ biến St_Own

trước điều chỉnh

Mơ hình bỏ biến St_Own sau điều chỉnh Breusch – Pagan 0.0362 0.0854

4.2.4. Kết quả phân tích hồi quy OLS các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên các NHTM tại Việt Nam (Câu hỏi nghiên cứu 2)

Sau khi các giả thuyết cơ bản của mơ hình hồi quy OLS được kiểm tra và phân tích được xác nhận bởi phần mềm thống kê Stata, kết quả hồi quy OLS được trình bày trong bảng 4.8.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mơ hình OLS

Biến độc lập Mơ hình 1 Mơ hình 2

BoardSize -0.00889 -0.01175 BoardCom 0.01779 0.10335 Audit 0.10451** 0.07562** St_Own 0.07427 Fr_Own -0.15803 -0.15556 ROA -1.03123 -0.39050 Size 0.01670 0.01550 Year 0.00391*** List 0.17455**** 0.19336**** _cons 0.15830 0.05892 Number of obs 50 50 R-squared 0.5922 0.6338 Adj R-squared 0.5126 0.5623

Ghi chú: **, ***,**** biểu thị mức ý nghĩa tương ứng ở mức 5%, 1%,0.1% .

Nguồn: Tác giả tổng hợp trên dữ liệu xử lý thông qua phần mềm Stata Kết quả chỉ ra rằng hệ số R2 điều chỉnh của hai mơ hình lần lượt là 0.5126 và 0.5623, nghĩa là mơ hình hồi quy OLS có khả năng giải thích 51.26% và 56.23% sự khác biệt trong mức độ công bố thông tin của các NHTM được điều tra trong khoảng thời gian nghiên cứu.

Hệ số này cao hơn so với một số nghiên cứu trước như Hossain and Taylor (2007) là 24%, Hossain and Reaz (2007) là 25%, Agyei-Mensah (2012) là 8%, nhưng thấp hơn so với nghiên cứu Hassan et al. (2009) nghiên cứu ở khía cạnh các cơng ty phi tài chính là 87.3%. Ngồi ra, so sánh với nghiên cứu gốc sử dụng tham chiếu của Raoudha and Chokri (2013), kết quả hồi quy cho ra giá trị R2 khá tương đồng (0.5126 và 0.5623 so với 0.661 và 0.695)

Tiếp theo, tác giả sẽ thảo luận chi tiết hơn kết quả hồi quy dựa trên các giả thuyết nghiên cứu đã trình bày ở chương trước. Kết quả phân tích tiết lộ các nhân tố nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc được đo lường trong nghiên cứu.

Nhân tố kích thước hội đồng quản trị

Trong cả hai mơ hình hồi quy OLS, kết quả đều chỉ ra rằng biến kích thước hội đồng quản trị (BoardSize) khơng có ý nghĩa thống kê đáng kể đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM tại Việt Nam. Kết quả này là đống nhất với phân tích ma trận tương quan (r=0.2721). Hệ số hồi quy cho biến dự đoán BoardSize là -0.00889 ở mơ hình 1 và -0.01175 ở mơ hình 2.

Do đó, giả thuyết H1: “Có một mối quan hệ tích cực giữa kích thước hội đồng quản trị nhỏ và công bố thông tin tự nguyện” bị từ chối. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Lakhal (2005). Tác giả đo lường tác động của các biến liên quan đến đặc điểm của HĐQT đến mức độ công bố thông tin tự nguyện và khơng tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa kích thước HĐQT và cơng bố tự nguyện.

Nhân tố tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị

Cũng tương tự như biến kích thước hội đồng quản trị, kết quả hồi quy lẫn phân tích tương quan đều khơng cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành trong HĐQT mà mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thương niên tại hệ thống NHTM Việt Nam.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho thấy các thành viên khơng điều hành có thể gia tăng chất lượng hoạt động giám sát các cơng bố tài chính, từ đó khuyến khích tiết lộ thêm các thơng tin tự nguyện. Tuy nhiên một vài nghiên cứu khác, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, khơng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện và tính độc lập của hội đồng quản trị.

Ho and Wong (2001) nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc quản trị công ty và mức độ công bố thông tin tự nguyện, trong khi đó Haniffa and Cooke (2002) tìm hiểu yếu tố văn hóa, quản trị cơng ty và công bố thông tin tại Malaysia. Kết quả nghiên cứu của các tác giả khơng cho thấy có tác động của yếu tổ tỷ lệ thành viên không điều hành đến mức độ công bố thông tin tự nguyện.

Giả thuyết H2 “Có một mối liên hệ giữa tỷ lệ thành viên không điều hành trong hội đồng quản trị với mức độ công bố thông tin tự nguyện” không được hỗ trợ.

Nhân tố cơng ty kiểm tốn

Giả thuyết H3 dự đốn rằng: “Cơng ty kiểm tốn có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của NHTM”. Kết quả hồi quy bảng 4.8 hỗ trợ cho giả thuyết này ở cả hai mơ hình. Hệ số hồi quy của biến cơng ty kiểm tốn (Audit) ở mức có ý nghĩa lần lượt là 0.014 và 0.044 (p ≪0.05).

Nghiên cứu của Hoissan and Taylor (2007) cũng cho ra kết quả tương tự khi tìm hiểu mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của 20 ngân hàng tư nhân nội địa tại Bangladesh.

Có thể thấy rằng tại Việt Nam, việc sử dụng các cơng ty kiểm tốn có danh tiếng (Cụ thể là các công ty Big 4) thường được tin tưởng sẽ đem lại sự tín nhiệm cao đối với thơng tin trên báo cáo, do đó các NHTM sãn sàng tiết lộ thêm thơng tin như một tín hiệu tới thị trường thể hiện rằng chính sách cơng bố thơng tin của mình đáng tin cậy hơn.

Nhân tố sở hữu nhà nước

Phân tích ma trận hệ số tương quan thể hiện biến sở hữu nhà nước có quan hệ khá thấp với biến phụ thuộc (r = 0.3063). Tương tự, kết quả mơ hình OLS cho thấy tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước khơng có tác động ý nghĩa về mặt thống kê đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM. Giả thuyết H4: “Có mối liên hệ giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên và sở hữu nhà nước” bị bác bỏ.

Trong nghiên cứu này, các NHTM có điểm số cơng bố tự nguyện trên báo cáo thường niên cao nhất gồm các NHTM có trên 50% vốn sở hữu của nhà nước lẫn các NHTM khối tư nhân (Cụ thể ba ngân hàng xếp hạng đầu là: Vietcombank, Sacombank và Eximbank). Điều này xác nhận rằng mức độ công bố thông tin tự nguyện của hệ thống các NHTM Việt Nam không phụ thuộc vào tỷ lệ nắm giữ vốn của Nhà nước.

Nhân tố sở hữu nước ngoài

Cũng cho ra kết quả phân tích ma trận tương quan (r = 0.2785) và hồi quy OLS tương tự như biến sở hữu nhà nước, tỷ lệ sở hữu vốn của cổ đơng nước ngồi được tìm thấy khơng có ý nghĩa thống kê đối với công bố thông tin tự nguyện. Hệ số hồi quy là -0.15803 ở mơ hình 1 và -0.15556 ở mơ hình 2 thể hiện biến sở hữu nước ngồi tác động tiêu cực đến cơng bố thơng tin tự nguyện của các NHTM. Kết quả thực nghiệm này không giống với giả thuyết H5: “Sở hữu nước ngồi có quan hệ tích cực với mức độ cơng bố thông tin tự nguyện trong các báo cáo thường niên”. Tóm lại, thống kê Stata chỉ ra khơng có mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu nước ngồi và mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam. Giả thuyết H5 không được hỗ trợ.

Kết quả này cũng đồng nhất với nghiên cứu thực nghiệm của Naser et al. (2002) và Said et al. (2009). Các tác giả khơng tìm thấy mối quan hệ nào giữa biến sở hữu nước ngồi và mức độ cơng bố tự nguyện của các công ty.

Nhân tố lợi nhuận ROA

Trong ma trận hệ số tương quan, ROA là biến độc lập ít có mối quan hệ với biến phụ thuộc nhất (r = 0.1057). Kết quả hồi quy cũng cho thấy ảnh hưởng của lợi nhuận NHTM lên mức độ cơng bố thơng tin tự nguyện là khơng có ý nghĩa về mặt thống kê (giá trị p ở hai mơ hình lần lượt là 0.702 và 0.894). Vì vậy giả thuyết H6: “Lợi nhuận có mối quan hệ tích cực với mức độ công bố thông tin trên báo cáo thường niên của NHTM” bị bác bỏ.

Nghiên cứu của Chipalkatti, N. (2002) chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt đáng kể trong điểm công bố thông tin của các ngân hàng dựa trên mức lợi nhuận. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Abdul Hamid (2004), Hossain and Taylor (2007). Các tác giả tìm thấy rằng biến lợi nhuận khả năng sinh lời, đo bằng ROA, khơng có ý nghĩa trong việc quyết định mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM tại Malaysia và Banglades. Một nghiên cứu khác của

Rouf (2010) cũng cho thấy mức độ công bố tự nguyện của các cơng ty phi tài chính

tại Banglades khơng có mối quan hệ tích cực với biến lợi nhuận.

Nhân tố quy mô

Mặc dù kết quả ma trận hệ số tương quan chỉ ra rằng quy mô ngân hàng (đo bằng Logarit của tổng tài sản) có tác động tích cực với cơng bố thơng tin tự nguyện trên báo cáo thường niên (r = 0.3863), mơ hình hồi quy OLS tại bảng 4.8 cho thấy khơng có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa quy mô và mức độ công bố tự nguyện của các NHTM. Hệ số hồi quy cho biến dự đốn quy mơ (Size) là 0.01670 và 0.01550. Giả thuyết H7: “Quy mơ có tác động thuận đến mức độ cơng bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM” không được hỗ trợ.

Nghiên cứu của Agyei-Mensah (2012) cũng cho kết quả tương tự. Tác giả khơng tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên và quy mô ngân hàng thể hiện qua giá trị tài sản ròng.

Nhân tố số năm hoạt động

Phân tích ma trận tương quan cho thấy biến số năm hoạt động có ảnh hưởng đến cơng bố thơng tin ở mức r = 0.4028. Kết quả mơ hình hồi quy cũng hổ trợ cho giả thuyết H8: “Các ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động lâu hơn có thể cơng bố nhiều thơng tin tự nguyện hơn”. Nói cách khác, số năm hoạt động của NHTM có mối quan hệ tích cực với công bố tự nguyện tại mức ý nghĩa 1% (p=0.006). Hệ số hồi quy của biến số năm hoạt động trong mơ hình là 0.00329.

Như đã phân tích ở chương 2, một NHTM với nhiều năm kinh nghiệm thường cung cấp thêm thông tin trong báo cáo thường niên để nâng cao uy tín và hình ảnh trên thị trường. Đồng nhất với kết quả của nghiên cứu, một liên kết tích cực đáng kể giữa số năm hoạt động của các công ty và mức độ cơng bố thơng tin đã được tìm thấy bởi Owusu-Ansah (1998, 2005).

Nhân tố tình trạng niêm yết

Từ kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan và phân tích hồi quy OLS, tình trạng niên yết rất có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự khác biệt về mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTM tại Việt Nam. Giá trị r = 0.6929 lớn nhất trong các biến độc lập và tình trạng niêm yết tác động tích cực lên cơng bố tự nguyên trên báo cáo thường niên ở mức ý nghĩa 0.1%. Giả thuyết H09: “Có một mối liên hệ tích cực giữa trình trạng niêm yết của các ngân hàng thương mại và mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên” được chấp nhận.

Như vậy, kết quả kiểm tra hỗ trợ cho giả thuyết về mối quan hệ giữa tình trạng niêm yết của các NHTM và công bố thông tin tự nguyện. Kết quả này tương tự với các nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện trước đây, như Singhvi and Desai, 1971; Cooke, 1989a; Cooke, 1991; Malone et al., 1993; Wallace et al., 1994; Hossain et al., 1995; Inchausti, 1997; Abdul Hamid, 2004.

Tóm lại, sau khi phân tích dựa trên kết quả của phần mềm thống kê Stata, có ba biến ảnh hưởng tích cực đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam, đó là cơng ty kiểm tốn (Audit), số năm hoạt động (Year) và tình trạng niêm yết (List). Tuy nhiên, các biến giải thích khác là kích thước hội đồng quản trị (BoardSize), thành phần hội đồng quản trị (BoardCom), sở hữu nhà nước (St_Own), sở hữu nước ngoài (Fr_Own), lợi nhuận (ROA) và quy mơ (Size) được tìm thấy khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình. Bảng 4.9 dưới đây tóm tắt kết quả hồi quy OLS của nghiên cứu.

Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả hồi quy

STT Biến giải thích Dự đốn Kết quả

01 BoardSize - Khơng có ý nghĩa thống kê

02 BoardCom + Khơng có ý nghĩa thống kê

03 Audit + Có ỹ nghĩa thống kê (+)

04 St_Own +/- Khơng có ý nghĩa thống kê

05 Fr_Own + Khơng có ý nghĩa thống kê

06 ROA + Khơng có ý nghĩa thống kê

07 Size + Khơng có ý nghĩa thống kê

08 Year + Có ỹ nghĩa thống kê (+)

09 List + Có ỹ nghĩa thống kê (+)

Kết luận chương 4:

Trong chương này, người nghiên cứu phân tích về thực trạng cơng bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM dựa trên dữ liệu thu thập. Kết quả cho thấy các NHTM tại Việt Nam công bố tự nguyện ở mức trung bình trong hai năm 2012-2013 (45.5%). Tiếp theo đó, các kết quả phân tích hồi quy OLS được xem xét để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin. Việc xem xét kết quả nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở so sánh với các giả thuyết được đặt ra trong chương 3 và các nghiên cứu trước đây. Cuối cùng, công ty kiểm tốn, số năm hoạt động và tình trạng niêm yết được tìm thấy có mối quan hệ tích cực có ý nghĩa về mặt thống kê đến công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thường niên của các NHTM.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tự nguyện trong báo cáo thương niên của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)