Kết quả huy động từ tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Các NHTM đều tăng trưởng, quy mô hoạt động tăng đáng kể, tuy nhiên các năm 2012, 2013 thì cùng với sự khủng hoảng kinh tế thế giới và sự khó khăn chung của nền kinh tế và ngành Ngân hàng nên các NHTM trên địa bàn TPHCM cũng gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận giảm, có Ngân hàng kinh doanh bị lỗ, tỉ lệ nợ xấu tăng cao, rất

nhiều các Ngân hàng phải mua bán, sáp nhập với nhau. Việc cạnh tranh trên thi trường ngày càng khốc liệt trong thời kỳ kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.

Bảng 2.1: Bảng thống kê tiền gửi tiết kiệm của một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM Đơn vị tính: tỷ đồng STT Năm Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 1 ACB 85.491 97.580 104.596 106.697 2 Eximbank 30.036 32.412 46.737 47.381 3 HDBank 4.144 16.329 25.284 46.227 4 Sacombank 54.802 55.255 80.573 101.219 5 ABB 6.977 6.052 10.065 16.736

(Nguồn: BCTC hợp nhất các năm 2010 đến 2013 của các Ngân hàng) Một số NHTM có trụ sở tại TPHCM có quy mơ huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm lớn như: NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gịn Thương Tín, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam…

Qua bảng 2.1 chúng ta thấy số dư tiền gửi tiết kiệm ngày càng gia tăng. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại ACB tăng từ 85.490 tỷ đồng năm 2010 đến 106.696 tỷ đồng năm 2013, Sacombank tăng từ 54.802 tỷ đồng năm 2010 đến 101.219 tỷ đồng năm 2013, Eximbank tăng từ 30.036 tỷ đồng năm 2010 đến 47.381 tỷ đồng năm 2013, ABB tăng từ 6.977 tỷ đồng năm 2010 đến 16.736 tỷ đồng năm 2013, đặc biệt tiền gửi tiết kiệm tại HDBank tăng rất nhanh từ 4.144 tỷ đồng năm 2010 đến 46.227 tỷ đồng năm 2013.

Ta biết rằng nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ rất quan trọng của các NHTMCP, nó là nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn cho các NHTMCP thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân đóng vai trị cực kỳ quan trọng chính vì vậy mà các NHTM ngày càng chú trọng xây dựng các chiến lược, chính sách nhằm gia tăng nguồn vốn này.

Bảng 2.2: Bảng phân tích sự tăng trƣởng về số dƣ huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân của một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM

Đơn vị tính:% STT Năm Ngân hàng 2011/2010 2012/2011 2013/2012 1 ACB 14% 7% 2% 2 Eximbank 8% 44% 1% 3 HDBank 294% 55% 83% 4 Sacombank 1% 46% 26% 5 ABB -13% 66% 66% (Nguồn: tác giả)

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số dƣ tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân tại một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM các năm 2010-2013 (đơn vị tỷ đồng)

(Nguồn: tác giả)

Theo bảng 2.2 cho ta thấy số dư tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân tại một số NHTMCP tăng dần qua các năm, tiêu biểu như HDBank năm 2011 tăng 290% so với năm 2010, năm 2012 tăng 127% so với năm 2011, năm 2013 tăng 81% so với

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

năm 2012 còn tại ACB, Sacombank, Exximbank, ABB tăng ít hơn, số dư tiền gửi tiết kiệm tại các Ngân hàng này có tăng nhưng ổn định hơn qua các năm từ 2010-2013.

Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy được quy mô ngày càng tăng trưởng về nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân tại các NHTMCP. Mặc dù môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn song với khả năng của mình các NHTMCP vẫn đảm bảo duy trì và phát triển được nguồn vốn ổn định để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)