2.3.2.1 .Nhân tố Độ tin cậy
2.3.2.6. Nhân tố Sự thuận tiện
Sự thuận tiện có tương quan dương với Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong mơ hình nghiên cứu này nhân tố Sự thuận tiện tác động đến 20,7% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm. Giả thuyết
H6 được chấp nhận là phù hợp. Sự thuận tiện được thể hiện thông qua thuận tiện về
thời gian làm việc và thuận tiện về địa điểm giao dịch của Ngân hàng. Nếu như Ngân hàng có biểu thời gian làm việc phù hợp và mạng lưới hệ thống ở những địa điểm
phù hợp, gần các trung tâm thương mại, gần khu vực dân cư đông đúc, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mang lại nhiều sự tiện lợi cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng. Sự thuận tiện về vị trí cịn thể hiện được quy mô của Ngân hàng với mạng lưới giao dịch rộng, điều này góp phần nâng cao uy tín của Ngân hàng cũng như tăng cường sự tin cậy của khách hàng đối với Ngân hàng.
2.3.3. Những kết quả đạt đƣợc
Mơ hình nghiên cứu đã đi sâu nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Qua đó đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất: Qua phân tích hồi quy cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết
định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân là: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giá trị thương hiệu của Ngân hàng, Chất lượng dịch vụ, Lãi suất tiền gửi tiết kiệm và Sự thuận tiện. Kết quả nghiên cứu phù hợp với một số nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Blankson et al (2007) ở Mỹ, nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Ngân hàng là sự thuận tiện, nghiên cứu của Almossawi ở Bahrain (2001) nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Ngân hàng là uy tín của Ngân hàng, nghiên cứu của Zineldin (1996) đó là sự thân thiện và sự giúp đỡ nhiệt tình của nhân viên hay chất lượng dịch vụ, nghiên cứu của Kennington et al. (1996) là uy tín, giá cả và dịch vụ, nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi là Sự tin cậy, Phương tiện hữu hình và Khả năng đáp ứng
Thứ hai: Qua phân tích hồi quy cho kết quả thông qua hệ số hồi quy được chuẩn
hóa cho ta biết mức độ tác động của từng nhân tố độc lập đối với quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM. Theo đó:
Biến “Độ tin cậy” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.293 là lớn nhất. Điều này có ý nghĩa là biến độ tin cậy có tác động đến 29,3% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Biến “Phương tiện hũu hình” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.285. Điều này có ý nghĩa là biến phương tiện hũu hình có tác động đến 28,5% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Biến “Giá trị thương hiệu của Ngân hàng” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.278. Điều này có ý nghĩa là biến Giá trị thương hiệu của Ngân hàngcó tác động đến 27,8% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Biến “Chất lượng dịch vụ” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.257. Điều này có ý nghĩa là biến chất lượng dịch vụ có tác động đến 25,7% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Biến “Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.236. Điều này có ý nghĩa là biến lãi suất tiền gửi tiết kiệm có tác động đến 23,6% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Biến “Sự thuận tiện ” có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.207. Điều này có ý nghĩa là biến sự thuận tiệncó tác động đến 20,7% đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiết kiệm.
Như vậy mơ hình nghiên cứu đã mang lại kết quả nhất định trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua đó giúp NHTM hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân đồng thời Ngân hàng có những quyết định chiến lược nhằm tăng cường khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân.
Thứ ba: Mơ hình nghiên cứu đã mang lại kết quả nhất định trong việc xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua đó giúp một số NHTMCP hiểu và đánh giá được tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM. Đồng thời với kết quả nghiên cứu trên thì một số NHTMCP với điều kiện
cũng như chiến lược riêng của mình mà xây dựng những bộ giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân.
2.3.4. Những hạn chế và nguyên nhân Hạn chế: Hạn chế:
Thứ nhất: Mặc dù kết quả nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại một số NHTMCP trên địa bàn TPHCM là phù hợp với những nghiên cứu trước đây tuy nhiên kết quả về mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân thì mức độ tác động của các nhân tố còn nhỏ dao động từ 20,7% đến 29,3%, hơn nữa theo kết quả nghiên cứu thì chưa có sự chênh lệch rõ rệt về mức độ tác động của từng nhân tố, theo tác giả thì mức độ tác động của nhân tố nào đó dao động từ 35% trở lên sẽ có tính quyết định về tầm quan trọng của nhân tố đó đối với quyết định chọn Ngân hàng hơn.
Thứ hai: Về mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn Ngân hàng
để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân thì độ tin cậy có tác động lớn nhất là 29,3%, phương tiện hũu hình có tác động đến 28,5%, giá trị thương hiệu của Ngân hàng có tác động đến 27,8%, chất lượng dịch vụ có tác động đến 25,7%, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có tác động đến 23,6%, biến sự thuận tiện có tác động đến 20,7%. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Almossawi ở Bahrain (2001) nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn Ngân hàng là uy tín, giá trị thương hiệu của Ngân hàng. Nếu một NHTMCP có thương hiệu mạnh, có uy tín cao cũng như năng lực tài chính vững mạnh sẽ thu hút được nhiều khách hàng cá nhân đến gửi tiền nên nhân tố giá trị thương hiệu của Ngân hàng là nhân tố có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiế kiệm của khách hàng cá nhân.
Nguyên nhân: Vì thời gian nghiên cứu còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu hẹp,
chỉ giới hạn ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và dữ liệu được thu thập theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện nên mẫu quan sát chưa mang tính đại diện cao. Kết quả
nghiên cứu sẽ mang tính khái quát cao hơn nếu như phạm vi nghiên cứu được thực hiện trên toàn quốc và dữ liệu mẫu được thu thập nhiều hơn.
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM. Kết quả phân tích cho thấy có 6 nhân tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Đó là: Độ tin cậy, Phương tiện hữu hình, Giá trị thương hiệu của Ngân hàng, Chất lượng dịch vụ, Lãi suất tiền gửi tiết kiệm và Sự thuận tiện theo thứ tự quan trọng giảm dần có ảnh hưởng đến Quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Trong đó Độ tin cậy (hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.293) có ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các mơ hình nghiên cứu trước đây. Do đó bài nghiên cứu đã phần nào giúp các NHTM nhận diện các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động của từng nhân tố đến quyết định chọn Ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân để từ đó các NHTM xây dựng kế hoạch cũng như có chiến lược nhằm tăng cường khả năng huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân nhằm gia tăng nguồn vốn để thực hiện các hoạt động Ngân hàng. Chương II cũng phân tích thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân cũng như thực trạng về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mịa trên địa bàn TPHCM để từ đó làm cơ sở để xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân trên địa bàn TPHCM.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
3.1. Định hƣớng phát triển các NHTM trên địa bàn TPHCM đến 2015 và tầm nhìn đến 2020
3.1.1. Định hƣớng phát triển TPHCM đến 2015 và tầm nhìn đến 2020
Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trị đơ thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Ðơng Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và cả nước
Trong giai đoạn 2011- 2015, TP phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10-10,5% mỗi năm; giai đoạn 2016-2020 đạt từ 9,5 -10% mỗi năm và giai đoạn 2012 -2025 đạt 8,5 - 9% mỗi năm. Quy mô dân số TPHCM đến năm 2015 đạt 8,2 triệu người; đến năm 2020 đạt 9,2 triệu người và đến năm 2025 đạt 10 triệu người (không kể khách vãng lai và người tạm trú dưới 6 tháng). Về phương hướng phát triển không gian đô thị, Thành phố sẽ tập trung phát triển theo mơ hình tập trung - đa cực, khu vực trung tâm là khu vực nội thành với bán kính 15 km và 4 cực (hai hướng chính và hai hướng phụ) phát triển. Cụ thể, sẽ phát triển TP theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp TP tại 4 hướng phát triển với hai hướng chính là Đơng và Nam, hai hướng phụ là Tây - Bắc và Tây, Tây- Nam. Trong đó hướng chính phía Đơng (Q.2, Q.9 và Thủ Đức) có hành lang phát triển là tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, và dọc tuyến xa lộ Hà Nội phát triển các khu đơ thị mới có mật độ xây dựng cao, đồng bộ về hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị. Về cơ cấu kinh tế, TP sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp - nơng nghiệp. Theo đó, đến 2025, các khu vực dịch vụ chiếm
tỷ trọng 58-60%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39-41% và nông nghiệp chiếm 0,61-0,66%. Theo Quy hoạch, dự kiến sẽ có 15 đơ thị vệ tinh được phát triển từ nay đến năm 2030 để tạo sự liên kết cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm các địa phương: TPHCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang). Các đô thị vệ tinh sắp được xây dựng gồm: Nhơn Trạch, Long Thành, Tam Phước, Hiệp Phước, Củ Chi, Đức Hòa, Trảng Bom, An Lạc, Nhà Bè, Cần Giờ, Dĩ An-Thuận An, Tân An, Gị Cơng, Bến Lức, Cần Giuộc. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ hình thành theo hướng đa trung tâm nhằm tạo động lực để phát triển các vùng xung quanh, giảm áp lực cho khu vực trung tâm TPHCM. Ngồi 15 đơ thị vệ tinh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 sẽ hoàn thành khoảng 580 km đường bộ cao tốc, nâng cấp 80% đường giao thông nơng thơn, hồn thành việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc- Nam và khu đầu mối TPHCM, xây dựng đường sắt kết nối với các cảng biển, khu kinh tế lớn. Các trục cao tốc qua vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ bao gồm: TPHCM-Long Thành -Dầu Giây; TPHCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; TPHCM - Trung Lương (mở rộng); Biên Hòa - Vũng Tàu; Bến Lức- Nhơn Trạch- Long Thành.
3.1.2. Định hƣớng phát triển các NHTM trên địa bàn TPHCM đến 2015 và tầm nhìn đến 2020
3.1.2.1. Định hƣớng phát triển chung
Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD (TCTD) theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2015 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động Ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thị trường và vì mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở cơng nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng
thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM. Phát triển các TCTD phi Ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và màng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích Ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ Ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của Ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM (viết tắt là NHTM). Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các Ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngồi theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách Ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các Ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, khơng để xảy ra đổ vỡ Ngân hàng ngồi sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.
Phương châm hành động của các TCTD là “An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”.
3.1.2.2. Định hƣớng phát triển khả năng huy động vốn tiền gửi tiết kiệm