CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa biến động cơ cấu tuổi dân số và tăng trưởng kinh tế
Mô hình kinh tế lượng đề xuất:
Mơ hình 1: Xem xét mối tương quan giữa tăng trưởng dân số tăng trưởng
dân số trong độ tuổi lao động với tăng trưởng kinh tế.
𝐺𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1𝐺𝑃𝑂𝑃𝑖,𝑡 + 𝛼2𝐺𝑊𝐴𝑆𝑖,𝑡 + 𝛼3𝐶𝐴𝑃𝑖,𝑡 + 𝛼4𝐻𝑈𝑀𝐴𝑁𝑖,𝑡 + 𝛼5𝐹𝐷𝐼𝑖,𝑡 (𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖,𝑡) + 𝛼6𝐺𝑖,𝑡+ 𝛼7𝑃𝐶𝐼𝑖,𝑡 + 𝛼8𝐷𝑂𝐶𝑇𝑂𝑅𝑖,𝑡+ 𝑢𝑖,𝑡 Với 𝛼0 = 𝛿0+ 𝛿1𝐺𝐷𝑃𝑖,2005 + 𝛿2𝑙𝑜𝑔 (𝑊𝐴𝑆𝑃𝑂𝑃) 𝑖,2005 Biến động cơ cấu tuổi DS Tăng trưởng kinh tế Tiết kiệm/ Tích lũy Lao động Vốn con người Nguồn cung lao động Độ mở của nền kinh tế, Chi tiêu của Chính
Mơ hình 2: Tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số phụ
thuộc trẻ (dân số từ 0 đến 14 tuổi) và dân số phụ thuộc già (từ 60 tuổi trở lên) đến tăng trưởng kinh tế.
𝐺𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡 = 𝛽0+ 𝛽1𝐺𝑌𝑂𝑈𝑇𝐻𝑖,𝑡 + 𝛽2𝐺𝑂𝐿𝐷𝑖,𝑡 + 𝛽3𝐺𝑊𝐴𝑆𝑖,𝑡+ 𝛽4𝐶𝐴𝑃𝑖,𝑡 + 𝛽5𝐻𝑈𝑀𝐴𝑁𝑖,𝑡 + 𝛽6𝐹𝐷𝐼𝑖,𝑡(𝑂𝑃𝐸𝑁𝑖,𝑡) + 𝛽7𝐺𝑖,𝑡+ 𝛽8𝑃𝐶𝐼𝑖,𝑡 + 𝛽9𝐷𝑂𝐶𝑇𝑂𝑅𝑖,𝑡+ 𝜗𝑖,𝑡
3.3. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ 3.3.1. Biến phụ thuộc
Tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người (𝐺𝐺𝐷𝑃𝑖,𝑡) là biến phụ thuộc. Chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình qn đầu người được tính theo công thức:
𝑔𝑦𝑖,𝑡 = 𝑦𝑖,𝑡− 𝑦𝑖,𝑡−1
𝑦𝑖,𝑡−1 𝑥 100%
Với 𝑦𝑖,𝑡: GDP thực bình quân đầu người của tỉnh i tại thời điểm t
𝑦𝑖,𝑡−1: GDP thực bình quân đầu người của tỉnh i tại thời điểm (t – 1)
𝑔𝑦𝑖,𝑡: tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người tỉnh i tại thời điểm t GDP thực bình quân đầu người là giá trị sau khi đã loại trừ các yếu tố giá cả, chọn năm 2005 là năm cơ sở và được đo bằng đơn vị triệu đồng.
3.3.2. Biến độc lập
3.3.2.1. Các biến nhân khẩu học (1) Tốc độ tăng trưởng dân số (GPOP)
Như đã trình bày ở chương 2, lịch sử dân số học đã trải qua ba quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Trường phái dân số học bi quan (Malthus, 1798 và Ehrlich, 1968) lập luận tăng dân số có tác động tiêu cực
đến tăng trưởng kinh tế. Trường phái dân số học lạc quan (Kuznets, 1967 và Simon,
khi đó, trường phái dân số học trung tính khẳng định tăng trưởng dân số tác động đến tăng trưởng kinh tế theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực cịn tùy thuộc các điều kiện khác nhau. Theo Bloom và Williamson (1998), khi cơ cấu tuổi không đổi, tác động của việc gia tăng dân số là trung tính, nhưng khi cơ cấu tuổi thay đổi khiến tỷ lệ dân số lao động tăng hoặc giảm thì các cơ hội phát triển kinh tế cũng tăng hoặc giảm theo. Nghiên cứu của Bloom và Canning (2001) cũng lập luận tương tự, bản
thân tăng dân số không có ý nghĩa quan trọng đến tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả này sẽ thay đổi nếu đồng thời kết hợp phân tích sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng dân số và tốc độ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động.
(2) Tốc độ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động (GWAS)
Theo Bloom và cộng sự (2001), biến động trong cơ cấu tuổi dân số tác động
đến tăng trưởng kinh tế thông qua ba kênh: (1) nguồn cung lao động, (2) tiết kiệm/ tích lũy và (3) vốn con người. Trong giai đoạn này, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng dân số. Các nghiên cứu về nhân khẩu học và tăng trưởng kinh tế của Bloom và Williamson (1998), Kelley và Schmidt (2005) và Bloom và Finlay (2008) đã chỉ ra tỷ lệ tăng trưởng của dân số
trong độ tuổi lao động có ảnh hưởng tích cực đến tốc độ tăng trưởng sản lượng bình quân trên mỗi lao động. Tuy nhiên, nghiên cứu của Beaudry và Collard (2003) lập luận các quốc gia có thể sẽ không khai thác được cơ hội dân số cho tăng trưởng kinh tế nếu các quốc gia này không khai thác hiệu quả nguồn lao động tiềm năng của nền kinh tế.
Ngoài ra nghiên cứu cịn đi sâu vào phân tích vai trị của lao động nữ và lao động nam đến tăng trưởng kinh tế thông qua hai biến tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động nam (GMWAS) và tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động nữ (GFWAS), trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của nữ giới.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra gia tăng lực lượng lao động nữ sẽ mang đến nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế. Theo kết quả thống kê của Cuberes và Teignier (2012), khoảng cách giới tính trong thị trường lao động đã gây ra thiệt hại đến GDP
bình quân đầu người của một số khu vực, ước tính khoảng 27% đối với khu vực Trung Đông và Bắc Phi, 23% tại khu vực Nam Á và khoảng 15% đối với phần còn lại của thế giới. Nếu khoảng cách này thu hẹp sẽ góp phần cải thiện thu nhập của các quốc gia và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của
Aguirre và cộng sự (2012) cũng đưa ra kết luận tương tự khi phân tích cho trường
hợp của Hoa Kỳ, Nhật Bản, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất và Ai Cập. Kết quả của việc gia tăng tỷ lệ tham gia của lao động nữ đã đóng góp 5% vào tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ, Nhật Bản là 9%, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất là 12% và Ai Cập là 34%. Ngồi ra, Aguirre và cợng sự (2012) cũng chỉ ra nữ giới cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện vốn con người của các quốc gia, theo đó tỷ lệ tham gia và thu nhập của lao động nữ cao hơn có tác động tích cực đến tỷ lệ đến trường của trẻ em, nhất là các bé gái.
(3) Tốc độ tăng trưởng của nhóm dân số phụ thuộc (GYOUTH, GOLD)
Tốc độ tăng trưởng của nhóm dân số phụ thuộc được xác định bằng tốc độ tăng trưởng của dân số phụ thuộc trẻ (GYOUTH) – nhóm dân số từ 0 đến 14 tuổi và tốc độ tăng trưởng dân số phụ thuộc già (GOLD) – nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên.
Khi tỷ lệ phụ thuộc cao, nghĩa là một người lao động phải “gánh” nhiều người ngoài độ tuổi lao động, dẫn đến khả năng tích lũy và đầu tư thấp, đồng nghĩa với sản xuất kém hiệu quả và thu nhập bình qn đầu người khơng tăng hoặc tăng rất chậm. Khi tỷ lệ phụ thuộc giảm, quy mô dân số ổn định và đặc biệt đối với những quốc gia có cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao thì khả năng sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội lớn, khả năng tích lũy cao, tái đầu tư lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.
Trong các biến về nhân khẩu học đã được nghiên cứu, tỷ lệ phụ thuộc trẻ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong hầu hết các nghiên cứu. Đánh giá về vai trò của nhân khẩu học, Kelley và Schmidt (2005) chỉ ra một sự suy giảm tỷ lệ
Âu trong những năm 1970 và 1980, trong khi đó sự thay đổi tỷ lệ phụ thuộc già đối với tăng trưởng là không rõ ràng.
3.3.2.2. Các biến kiểm soát khác (X) (1) Vốn con người (HUMAN)
Vốn con người (HUMAN) được đo bằng số năm đi học bình quân của lực lượng lao động.
Cách tính:
Đặt giả thiết có 8 nhóm người lao động được chia theo trình độ giáo dục: (1) nhóm chưa đi học, (2) nhóm chưa hoàn thành bậc tiểu học, (3) nhóm đã hoàn thành bậc tiểu học, (4) nhóm THCS và Sơ cấp nghề, (5) nhóm tốt nghiệp bậc THPT và chỉ dừng ở đó, (6) nhóm có trình độ Trung cấp nghề, (7) nhóm có trình độ Trung cấp chuyên nghiệp và (8) nhóm có trình độ cao đẳng, Đại học và sau Đại học.
Bảng 3.1 Số năm đi học tương ứng với trình độ học vấn Trình độ học vấn Số năm đi học Trình độ học vấn Số năm đi học Nhóm 1 Chưa đi học 0
Nhóm 2 Chưa hồn thành bậc tiểu học 2,5
Nhóm 3 Tiểu học 5
Nhóm 4 THCS + Sơ cấp nghề 9
Nhóm 5 THPT 12
Nhóm 6 Trung cấp nghề 13
Nhóm 7 Trung cấp chuyên nghiệp 13,5
Nhóm 8 Cao đẳng, Đại học, sau ĐH 16
- Nhóm 6 – Nhóm Trung cấp nghề: Đối với người đã có bằng tốt nghiệp THCS thời gian học từ 3 năm đến 4 năm (lấy trung bình 3,5 năm). Số năm đi học cộng dồn là 12,5 năm. Đối với người đã có bằng tốt nghiệp THPT thời gian học từ 1 năm đến 2 năm (lấy trung bình 1,5 năm). Số năm đi học cộng dồn là 13,5 năm. Giả sử trong tổng số người đang học Trung cấp nghề, ½ đã
tốt nghiệp THCS, ½ đã tốt nghiệp THPT => Số năm đi học trung bình của nhóm 6 là 13 năm.
- Nhóm 7 – Trung cấp chuyên nghiệp: Đối với người đã có bằng tốt nghiệp THCS thời gian học 3 năm. Số năm đi học cộng dồn là 12 năm. Đối với người đã có bằng tốt nghiệp THPT thời gian học 2 năm. Số năm đi học cộng dồn là 14 năm. Giả sử trong tổng số người đang học Trung cấp chuyên nghiệp, ½ đã tốt nghiệp THCS, ½ đã tốt nghiệp THPT => Số năm đi học trung bình của nhóm 7 là 13,5 năm.
Cơng thức tính số năm đi học bình qn đầu người của lực lượng lao động:
𝑆 = ∑ (𝐿𝑗 ∑ 𝑇𝑗 8 𝑗=0 ) 8 𝑗=0 ∑8 𝑇𝑗 𝑗=0
Trong đó S: Số năm đi học bình quân của lực lượng lao động
𝑇𝑗: Số năm đi học bình quân ở mỗi cấp học (trình độ giáo dục) 𝐿𝑗 : Số người trong lực lượng lao động có trình độ j
j: 0,…, 8 (trình độ giáo dục)
Tác đợng:
Theo quan điểm tổng quát của Lucas (1988), vốn con người đóng góp vào
tăng trưởng kinh tế theo hai cách thức.
Thứ nhất, vốn con người làm tăng năng suất lao động của mỗi cá nhân, dẫn
đến tăng năng suất chung và tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, vốn con người cũng có ảnh hưởng đến năng suất của các yếu tố sản
xuất khác. Hai cách thức tác động này được gọi là các hiệu ứng nội sinh và ngoại sinh của vốn con người.
- Các hiệu ứng nội sinh của vốn con người bao gồm: (1) gia tăng năng suất lao động trong hoạt động sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ, (2) gia tăng năng suất lao động trong việc sản xuất thêm vốn con người, (3) giảm thời gian làm việc tại nhà của nữ giới và tăng chất lượng sản phẩm và (4) thay đổi giá trị thời gian nghỉ ngơi thơng qua tác động của nó vào mức tiền lương. - Các hiệu ứng ngoại sinh của vốn con người bao gồm: (1) trình độ con cái, (2)
năng suất lao động trong gia đình, (3) sức khỏe cá nhân, (4) sức khỏe của các thành viên trong gia đình, (5) giảm tỷ lệ sinh, (6) hiệu quả lựa chọn tiêu dùng, (7) hiệu quả tìm kiếm thị trường lao động, (8) hiệu quả lựa chọn hôn nhân, (9) tỷ lệ tiết kiệm, (10) giảm tội phạm, (11) liên kết xã hội và (12) thay đổi công nghệ.
Các nghiên cứu của Coulombe và Tremblay (2001), Martin và Herranz (2004) cho thấy trình độ giáo dục của lực lượng lao động có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê đối với tăng trưởng sản lượng. Các kết quả thực nghiệm của họ đã chỉ ra rằng một phần đáng kể trong tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của các vùng nghiên cứu được giải thích bởi q trình hội tụ các chỉ số vốn con người. Một cách cụ thể, quá trình hội tụ của vốn con người giải thích được từ 20% đến xấp xỉ 50% tăng trưởng tương đối của thu nhập bình quân đầu người. Trong nghiên cứu của Martin và Herranz (2004) đặc biệt nhấn mạnh Chính phủ các quốc gia cần có chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm thúc đẩy sự hình thành vốn con người, tăng cường khả năng hấp thụ công nghệ mới từ các quốc gia phát triển, với chính sách đó, những quốc gia nghèo sẽ thuận lợi hơn trong việc đuổi kịp các quốc gia phát triển.
(2) Tích lũy vốn của nền kinh tế (CAP)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên (Perpetual Inventory Method – PIM) được đề xuất bởi Berlemann và Wesselhöft (2012), dựa trên các giá trị đầu tư danh nghĩa làm đầu vào để tính tốn lượng vốn tích lũy của nền kinh tế.
Theo định nghĩa của Tổng cục Thống kê, đầu tư là toàn bộ những chỉ tiêu làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chất trong một thời kỳ nhất định. Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư và một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục đích chủ yếu là bổ sung tài sản cố định và tài sản lưu động. Trong nghiên cứu này, giá trị đầu tư thực được điều chỉnh sau khi đã loại trừ các yếu tố giá cả, chọn năm 2005 là năm cơ sở và được đo bằng đơn vị triệu đồng.
Mức vốn vật chất tại năm t, được gọi là 𝐾𝑡, là một hàm chức năng của mức vốn vật chất của năm trước (t – 1), 𝐾𝑡−1, tổng mức đầu tư năm trước (t – 1), 𝐼𝑡−1, và mức tiêu thụ vốn cố định của năm trước (t – 1), 𝐷𝑡−1.
𝐾𝑡 = 𝐾𝑡−1+ 𝐼𝑡−1− 𝐷𝑡−1
Để đơn giản, giả định khấu hao hàng năm ở mức khơng đổi là 5%, cơng thức tính mức vốn vật chất được viết lại:
𝐾𝑡 = (1 − 𝛿)𝐾𝑡−1+ 𝐼𝑡−1
Lặp lại nhiều lần công thức này để tính cho mức vốn vật chất đầu kỳ tại thời điểm t – 1, mức vốn 𝐾𝑡−1
𝐾𝑡 = ∑(1 − 𝛿)𝑖𝐼𝑡−(𝑖+1) ∞
𝑖=0
Để tính tốn giá trị ban đầu của mức vốn vật chất 𝐾𝑡−1, nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận trạng thái ổn định của Harberger (1978). Phương pháp này dựa trên lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển với giả định nền kinh tế đang ở trạng thái ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP được tính theo cơng thức:
𝑔𝐺𝐷𝑃 = 𝑔𝐾 = 𝐾𝑡− 𝐾𝑡−1 𝐾𝑡−1 = 𝐼𝑡 𝐾𝑡−1− 𝛿 Cơng thức tính 𝐾𝑡−1: 𝐾𝑡−1 = 𝐼𝑡 𝑔𝐺𝐷𝑃+ 𝛿 (∗)
Liên quan đến giá trị ban đầu của vốn đầu tư 𝐼𝑡, nghiên cứu áp dụng quy trình thay thế đề xuất bởi Nehru và Dhareshwar (1993) thông qua cách tiếp cận trạng thái ổn định. Theo cách này, 𝑙𝑛𝐼𝑖𝑡 được hồi quy bằng phương pháp OLS:
𝑙𝑛𝐼𝑖𝑡 = 𝛼𝑖+ 𝛽𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡
Và giá trị ước lượng đầu tư giai đoạn đầu (𝑡1) thu được: 𝑙𝑛(𝐼𝑖,𝑡1) = 𝛼𝑖 + 𝛽𝑖𝑡1
Sử dụng hàm số mũ để nâng bậc lũy thừa của giá trị ước lượng để có tồn bộ các giá trị đầu tư cần thiết cho việc tính tốn lượng vốn vật chất. Các giá trị này dùng để tính tốn lượng vốn vật chất trong năm cơ sở theo công thức (*).
Theo Barro và Sala-i Martin (2004) lượng vốn vật chất tính tốn cho năm đầu tiên phụ thuộc vào giá trị tại năm cơ sở của lượng vốn vật chất là khơng chính xác. Ưu điểm của phương pháp PIM là những giá trị ban đầu của chuỗi thời gian đầu tư có thể được tạo ra mà khơng phụ thuộc hồn tồn vào các con số đầu tư của bất kỳ năm nào, do đó chúng ta sẽ thu được giá trị ban đầu đáng tin cậy và chính xác hơn.
(3) Độ mở của nền kinh tế (FDI/ OPEN)
Nghiên cứu đo lường chỉ số độ mở của nền kinh tế (Open Index) theo hai cách: dựa trên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dựa trên Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Dựa trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu:
𝑂𝑝𝑒𝑛 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑘𝑖𝑚 𝑛𝑔ạ𝑐ℎ 𝑋𝑢ấ𝑡 𝑛ℎậ𝑝 𝑘ℎẩ𝑢
𝐺𝐷𝑃
Dựa trên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
𝑂𝑝𝑒𝑛 𝐼𝑛𝑑𝑒𝑥 = 𝑁𝑔𝑢ồ𝑛 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑡𝑟ự𝑐 𝑡𝑖ế𝑝 𝑛ướ𝑐 𝑛𝑔𝑜à𝑖 (𝐹𝐷𝐼)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 đầ𝑢 𝑡ư 𝑝ℎá𝑡 𝑡𝑟𝑖ể𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑜à𝑛 𝑥ã ℎộ𝑖
Mối quan hệ giữa độ mở của nền kinh tế và tăng trưởng kinh tế thể hiện trong các lý thuyết thương mại như Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith (1776), Lý
thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1815), Lý thuyết Heckscher – Ohlin (1919), Lý thuyết thương mại mới của Paul Krugman (1979), Lancaster (1980), Helpman (1981). Mở cửa nền kinh tế giúp nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư,
nâng cao khả năng tích lũy và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp phần nâng cao trình độ cơng nghệ, thơng qua việc thúc đẩy các dịng nhập khẩu kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, cũng như kinh nghiệm quản lý của nước ngoài vào nền kinh tế trong nước. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cũng tác động trở lại với mở cửa, tăng trưởng kinh tế giúp nền kinh tế nâng cao khả năng tích lũy và tăng đầu tư cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy quá trình mở cửa sâu rộng hơn, mở rộng các mối quan hệ đối ngoại, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Mối quan hệ giữa mở cửa và tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ hai