.4 Tỷ số phụ thuộc, tỷ trọng dân số và chỉ số già hóa, 197 9– 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động cơ cấu tuổi dân số và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 76 - 107)

Đơn vị tính: %

1979 1989 1999 2009 2011 2013 Tỷ số phụ thuộc (%)

Tỷ số phụ thuộc trẻ (0-14) 80,8 69,8 54,2 35,4 34,9 35,4

Tỷ số phụ thuộc già (65+) 9,1 8,4 9,4 9,3 10,1 10,6

Tỷ số phụ thuộc chung 89,9 78,2 63,6 44,7 45,0 46,6

Tỷ trọng dân số và chỉ số già hóa (%)

Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi 42,6 39,1 33,7 25,1 24,0 24,2

Tỷ trọng dân số từ 15 – 64 tuổi 52,6 56,2 60,4 68,2 69,0 68,5

Tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên 7,0 7,1 8,2 8,9 9,9 10,5

Tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên 4,8 4,7 5,9 6,7 7,0 7,2

Chỉ số già hóa (60+) 16,6 18,2 24,3 35,5 41,1 43,4

Nguồn: Tổng Cục Thống kê, 2013

Số liệu từ bảng 4.4 cho thấy, tỷ số phụ thuộc chung của nước ta có xu hướng giảm nhanh qua các thời kỳ, từ 89,9% (năm 1979) giảm xuống 63,6% (năm 1999) và đến năm 2013 chỉ số này chỉ còn 46,6%. Sự giảm này chủ yếu là do hiệu quả của công tác dân số và kế hoạch hố gia đình làm giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ số phụ thuộc trẻ em giảm mạnh (giảm từ 80,8% vào năm 1979 xuống còn 35,4% vào năm 2013). Tuổi thọ tăng, người già sống lâu hơn làm cho tỷ lệ phụ thuộc già tăng. Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi từ 33,7% năm 1999 giảm xuống còn 24,2% năm 2013 và theo dự báp sẽ tiếp tục giảm. Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm cho tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên tăng và đạt 7% vào năm 2011. Năm 1999, tỷ trọng những người từ 65 tuổi trở lên là 5,8%, năm 2009 con số này 6,4%, và năm

số Liên Hợp Quốc, 2010), khi dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9% tổng

dân số thì dân số được coi là “già hóa”. Như vậy, dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa từ năm 2011. Một trong những chỉ tiêu quan trọng khác để đánh giá mức độ già hoá của dân số là chỉ số già hoá, là tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Bảng 4.4 cịn cho biết chỉ số già hố của Việt Nam qua các năm 1979, 1989, 1999, 2009, 2011 và 2013. Chỉ số già hoá đã tăng từ 16,6% năm 1979 lên 41,1% năm 2009, và đạt 43,4% năm 2013. Xu hướng già hoá dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh trong hơn ba thập kỷ qua. Già hóa dân số là hệ quả của ba xu hướng nhân khẩu học, đó là tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng nhanh. Theo nhận định của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa giá đình, dân số Việt Nam đang có xu hướng già đi rất nhanh. Dự báo của Liên Hợp Quốc (2008) dựa trên số liệu già hóa của dân số Việt Nam qua các thời kỳ, đến năm 2030, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi của Việt Nam sẽ vào khoảng 12,9% và năm 2050 là 23%. Theo dự báo này, chỉ sau 20 đến 25 năm, Việt Nam sẽ có một dân số già, tốc độ được cho là khá nhanh so với Nhật Bản - một trong những quốc gia có dân số già nhất trên thế giới (khoảng 26 năm).

Đến năm 2009, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động chiếm 68%, tỷ trọng dân số phụ thuộc chiếm 32%. Số liệu này cho thấy Việt Nam bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” vào năm 2009, khi mà cứ một người phụ thuộc được “gánh đỡ” bởi hai người trong độ tuổi lao động, hay nói cách khác, tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Như vậy, dân số Việt Nam có sự đan xen giữa giai đoạn cơ cấu vàng và giai đoạn già hóa. Già hóa ở nước ta hiện nay tuy chưa ở mức nghiêm trọng, song nó sẽ tăng rất nhanh trong thời gian tới và sẽ trở thành vấn đề lớn nếu không chuẩn bị trước một hệ thống an sinh xã hội thật tốt dành cho người già.

4.2. GIẢI THÍCH KẾT QUẢ HỒI QUY

Kết quả dựa trên dữ liệu phân tích cho 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2013.

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo phương pháp hồi quy hai giai đoạn (2SLS) Biến Trường hợp 1 Trường hợp 2

Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 1 Mơ hình 2 Constant -3,0347 (-0,63) -4,9807 (-0,96) -8,3945 (-1,22) -6,4570 (-1,21) GPOP -1,5269* (-5,00) -1,1715** (-2,91) GWAS 0,4591*** (1,76) 0,3765 (0,94) 0,5212*** (1,84) 0,8629*** (1,77) GYOUTH -0,4793* (-4,14) -0,3548** (-2,87) GOLD -0,0214 (-0,41) -0,0147 (-0,27) CAP -1,15e-10 (-0,83) -1,26e-10 (-0.88) 4,59e-10 (1,12) -2,84e-10 (-1,05) HUMAN 0,5724*** (1,67) 0,6887*** (1,66) 0,8848*** (1,82) 0,8777** (2,11) FDI -2,1474 (-0,59) -3,7157 (-0,91) OPEN -2,2030 (-1,25) -1,3896** (-2,09) PCI 0,1353** (2,05) 0,1567** (2,23) 0,2051** (2,27) 0,1779** (2,51) G 3,4732** (2,29) 3,4487** (2,12) 2,3434 (1,34) 1,3747 (0,82) DOCTOR -0,1374 (-0,70) -0,2866 (-1,06) -0,1155 (-0,55) -0,3175 (-1,26) Wald Statistic 42,46* 32,36* 35,65* 29,47*

Mơ hình ước lượng của hai trường hợp khác nhau ở cách đo lường độ mở của nền kinh tế. Trường hợp 1, độ mở của nền kinh tế dựa trên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trường hợp 2, độ mở của nền kinh tế dựa trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tuy nhiên khi xem xét từng trường hợp của cả hai mơ hình, tác động của các biến nhân khẩu học và các biến kiểm soát khác hầu như không có sự khác biệt đáng kể. Mơ hình 1 và mơ hình 2 ở cả hai trường hợp đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%.

Mơ hình 1, xem xét tác động của tăng trưởng dân số và tăng trưởng dân số

trong độ tuổi lao động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hệ số hồi quy của

biến tăng trưởng tổng dân số (GPOP) là -1,5269 (trường hợp 1) và -1,1715

(trường hợp 2). Điều này có nghĩa là tăng trưởng dân số sẽ gây ra một tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, một sự gia tăng một phần trăm trong tổng dân số làm sụt giảm 1,53% mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở trường hợp 1 và 1,17% ở trường hợp 2. Trong khi hệ số hồi quy của biến tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động (GWAS) là 0,4591 và 0,5212, mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê tại

mức ý nghĩa 10%. Khi dân số trong độ tuổi lao động tăng thêm 1% thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng xấp xỉ 0,5%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Bloom và Williamson (1998), Kelley và Schmidt (2005) và Bloom

và Finlay (2008), khi tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng sẽ làm gia tăng lực

lượng lao động trong nền kinh tế, góp phần tạo ra của cải vật chất cho toàn xã hội.

Biến vốn con người (HUMAN) đo bằng số năm đi học của lực lượng lao động

cũng đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế, vốn con người càng cao sẽ có tác động thúc đẩy tăng trưởng, hệ số ước lượng của cả hai trường hợp hàm ý rằng: các yếu tố khác khơng đổi, nếu số năm đi học bình qn của người lao động tăng thêm một năm thì tăng trưởng kinh tế sẽ tăng lên 0,57% ở trường hợp 1 và 0,88% ở trường hợp 2. Như vậy, trong những năm đầu của thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” Việt Nam đã phần nào tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào, đóng góp vào tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố. Bên cạnh đó cũng cần phải kiểm

sốt dân số để có tốc độ tăng dân số phù hợp với tốc độ tăng trưởng dân số trong tuổi lao động mới đảm bảo cho mức tăng trưởng thu nhập bình qn đầu người.

Mơ hình 2 xem xét tác động của tăng trưởng dân số phụ thuộc (dân số phụ

thuộc già và dân số phụ thuộc trẻ) đến tăng trưởng kinh tế. Dựa vào bảng kết quả, có thể thấy sự thay đổi của dân số phụ thuộc trẻ trong giai đoạn 2005 – 2013 có mối quan hệ nghịch chiều với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, hệ số ước lượng đại diện cho biến dân số phụ thuộc trẻ (GYOUTH) là -0,4793 và -0,3548,

ngụ ý rằng khi các yếu tố khác không đổi, tăng trưởng của nhóm dân số phụ thuộc trẻ giảm đi 1% sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP bình quân đầu người lên 0,48% ở trường hợp 1 và 0,35% ở trường hợp 2. Trong khi đó, biến đại diện cho nhóm dân

số phụ thuộc già (GOLD) lại không có ý nghĩa thống kê khi đưa vào phân tích

trong mơ hình này, tác động của nhóm dân số phụ thuộc già đến tăng trưởng kinh tế là không rõ ràng, điều này hoàn toàn trùng khớp với kết luận của Kelley và Schmidt

(2005). Cũng như kết quả của mơ hình 1 ở cả hai trường hợp, biến vốn con người

(HUMAN) có mối tương quan dương với tăng trưởng kinh tế, hệ số ước lượng là

0,6887 và 0,8777, nếu số năm đi học bình quân của người lao động tăng lên 1 năm thì tăng trưởng kinh tế tăng lên 0,69% ở trường hợp 1 và 0,88% ở trường hợp 2.

Biến tích lũy vốn của nền kinh tế (CAP) khơng phát huy được vai trị là một trong ba kênh tác động của lợi tức nhân khẩu học đến tăng trưởng kinh tế. Ở tất cả các mơ hình hồi quy, biến tích lũy vốn (CAP) đều khơng có ý nghĩa thống kê.

Đối với biến năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong cả hai mơ hình của cả hai trường hợp đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và có tác động tích cực đến tăng trưởng. Có thể thấy, các tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao là các tỉnh có vị trí xếp hạng của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh khá cao như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. PCI là chỉ số dùng để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh, mức độ cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư của các tỉnh, thành phố qua từng năm, chỉ số PCI cao nghĩa là môi trường kinh doanh của khu vực đó đang được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi trong

việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội việc làm hơn cho người lao động.

Về mặt lý thuyết, biến độ mở của nền kinh tế (FDI/ OPEN) có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế nhưng kết quả hồi quy ở hai mơ hình của trường hợp đo lường độ mở của nền kinh tế dựa trên FDI và dựa trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều đi ngược với lý thuyết. Kết quả ước lượng cho thấy một nền kinh tế càng thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hay có lượng xuất nhập khẩu hàng hóa càng lớn có thể sẽ làm cản trở phát triển kinh tế của các địa phương. Kết quả ước lượng này không đáng tin cậy do các hệ số hồi quy trong các mơ hình đều khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Lý thuyết về đầu tư nước ngoài đều nhận định điểm hấp dẫn nhất của việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là giúp rút ngắn khoảng cách công nghệ của các quốc gia đang phát triển với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi nước có cách đi riêng để nâng cao trình độ cơng nghệ, nhưng thông qua FDI là cách tiếp cận nhanh và trực tiếp nhất. Thực tế đã cho thâý FDI là một kênh quan trọng đối với việc chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có thể tận dụng được lợi ích do FDI mang lại. Việt Nam có các chính sách đầu tư hấp dẫn nhằm thu hút FDI nhưng giai đoạn “chuyển giao lợi ích” của FDI còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế như kết cấu hạ tầng kém phát triển, nguồn nhân lực quản lý thiếu, công nghệ hỗ trợ yếu, luật pháp thiếu rõ ràng và cơ chế thực thi kém hiệu quả. Các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam dường như có khuynh hướng tập trung vào những ngành thay thế nhập khẩu và ít dùng lao động, chứ không phải vào những ngành hướng về xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động, như mong muốn của chúng ta. Điều này chứng tỏ, Việt Nam vẫn chưa tận dụng được các lợi ích thu được từ chính sách mở cửa thương mại hiện nay.

Biến chi tiêu của Chính phủ (G) có quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh

tế, kết quả này cho thấy gia tăng chi tiêu Ngân sách Nhà nước có thể thúc đẩy phát triển kinh tế ở các địa phương. Hệ số ước lượng của biến này khá cao, 3,4732 ở

trường hợp 1 và 2,3434 ở trường hợp 2, tuy nhiên trong thực tế G rất khó tăng lên một đơn vị. G tăng lên một đơn vị nghĩa là Chính phủ phải chi thêm một khoảng chi ngân sách bằng GDP của nền kinh tế. Điều này là không thể xảy ra.

Biến Y tế (DOCTOR) thể hiện hiệu quả đầu tư cho hệ thống Y tế của các tỉnh,

thành phố, tác động của nó đến tăng trưởng GDP bình quân đầu người mang dấu âm, kết quả này đi ngược với lý thuyết ban đầu. Kết quả này cũng không đáng tin cậy do các ước lượng không có ý nghĩa thống kê. Mặc dù số lượng bác sỹ trên một vạn dân có xu hướng gia tăng trong thời gian qua nhưng có thể chỉ số này chưa phù hợp khi đưa vào phân tích tác động của Chính sách Y tế đến tăng trưởng kinh tế.

4.3. VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG NỀN KINH TẾ

Như đã trình bày ở phần lý thuyết, quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tác động đến nguồn cung lao động theo hai cách. Thứ nhất, tác động cơ bản về mặt cơ chế, trên cơ sở so sánh giữa q trình già hóa thơng thường và q trình già hóa của thế hệ sinh ra khi bùng nổ dân số. Khi thế hệ này ở trong khoảng từ 15 đến 64 tuổi, hầu như tất cả đều tham gia lao động khiến cho tỷ lệ dân số phụ thuộc giảm so với tỷ lệ dân số lao động. Trong những năm đỉnh điểm của tuổi lao động từ 25 đến 59 tuổi, tác động đặc biệt mạnh mẽ. Vì vậy, số người muốn đi làm (cung cấp lao động) sẽ lớn hơn và nếu như thị trường lao động có thể thu hút được số lao động dồi dào này thì năng suất lao động xã hội bình quân đầu người sẽ tăng. Thứ hai, phụ nữ

cũng sẽ tham gia lực lượng lao động nhiều hơn, vì quy mơ gia đình ngày một giảm. Khi phụ nữ được lớn lên trong gia đình có quy mơ nhỏ, họ có thể có điều kiện để được dạy dỗ và đào tạo bài bản hơn. Chính những yếu tố đó sẽ làm tăng mức độ đóng góp và năng suất lao động của phụ nữ trong thị trường lao động. Việc phụ nữ tham gia lực lượng lao động ngày càng nhiều sẽ là động cơ giảm bớt số con, và khi càng có ít con thì họ càng có thể có thêm nhiều cơ hội tham gia thị trường lao động, thúc đẩy những tiến bộ hướng đến một nguồn lao động hùng hậu hơn và quy mô gia đình nhỏ hơn.

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy khi hồi quy đồng thời cho biến lao động nam (GMWAS) và lao động nữ (GFWAS)

Biến Trường hợp 1 Trường hợp 2 Constant -4,2153 (-0,85) -7,4694 (-1,04) GPOP -1,5922* (-5,11) -1,2931** (-2,97) GMWAS 0,0623 (0,35) 0,0931 (0,47) GFWAS 0,4313*** (1,77) 0,4191*** (1,71) CAP -1,23e-10 (-0,89) 5,61e-11 (0,09) HUMAN 0,5923*** (1,73) 0,7836 (1,53) FDI -2,2973 (-0,63) OPEN -1,5074 (-0,72) PCI 0,1551** (2,25) 0,2023** (2,17) G 3,5081** (2,31) 2,4295 (1,41) DOCTOR -0,1191 (-0,60) -0,1236 (-0,62) Wald Statistic 42,24* 38,90*

(*), (**), (***) có ý nghĩa thống kê tại mức α = 1%, 5% và 10%

Dựa vào kết quả hồi quy có thể thấy, lao động nữ trong thời gian qua có đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến động cơ cấu tuổi dân số và tăng trưởng kinh tế ở việt nam (Trang 76 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)