Một số chỉ tiêu tài chính theo nhóm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo thường niên của các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48)

Tổng nợ/ Tổng vốn Tổng nợ/ VCSH LNTT/ DTT LNST / DTT ROA ROE Bất động sản 61% 174% 28% 21% 4% 12% Cao su 39% 69% 20% 16% 11% 18% Chứng khoán 33% 50% 40% 32% 4% 5%

Công nghệ viễn thông 50% 108% 8% 7% 9% 19%

Dịch vụ - Du lịch 39% 69% 14% 10% 5% 10%

Dược / Y tế/ Hóa chất 56% 129% 8% 6% 9% 21%

Giáo dục 41% 70% 5% 4% 3% 5%

Khoáng sản 60% 151% 3% 3% 3% 9%

Điện/ Khí/ Gas 38% 65% 20% 16% 19% 34%

Ngân hàng - Bảo hiểm 91% 981% 16% 12% 1% 11%

Ngành Thép 72% 256% 1% 0% 0% 1%

Nhóm dầu khí 58% 155% 7% 5% 4% 10%

Nhựa – Bao bì 47% 88% 9% 7% 10% 18%

Sản xuất – kinh doanh 50% 104% 6% 5% 4% 9%

Thực phẩm 41% 84% 16% 13% 11% 22%

Thủy sản 64% 203% 3% 2% 3% 9%

Vận tải/ Cảng/ Taxi 55% 132% 5% 3% 3% 6%

Vật liệu xây dựng 73% 276% 0% 0% 0% -1%

Xây dựng 75% 358% -1% -2% -1% -4%

Nguồn: cophieu68.vn

Các công ty ngành Thủy sản nói chung và các cơng ty thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Theo nhận định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), thị trường thủy sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là khi nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự thốt khỏi khủng hoảng. Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trở nên khó khăn hơn khi quy định chống đánh bắt thủy sản trái phêp (IUU) bắt đầu thực hiện từ năm 2010, gây khó khăn cho người nơng dân và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ India, Thái Lan, Indonexia, Phillipin đang đầu tư mạnh mẽ trong việc mở rộng sản lượng, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tạo dựng và phát triển thương hiệu cho các mặt hàng thủy sản nhằm củng cố và phát triển thị phần tại một số thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, khó khăn lớn nhất cho xuất khẩu thủy sản chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai dự luật nông nghiệp Farmbill 2008, trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam, dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược Hoa Kỳ (USFDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) quản lý, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đứng trước khó khăn về thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%. Hiện nay, hầu hết các nhà

máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 40% công suất do thiếu nguyên liệu chế biến. Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lực nuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt. Để giải quyết việc thiếu nguyên liệu nhiều doanh nghiệp đã tăng cường nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, nhưng đây chỉ là giải pháp trước mắt. Hơn nữa, có thể nói đến một số khó khăn đáng kể khác như tình trạng con giống (cho ni trồng thủy sản) khơng đảm bảo, chất lượng thấp. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất và vùng chế biến. Ngoài ra, những yếu kém trong khâu tiếp thị và thiếu đội ngũ các nhà quản lý và lao động có trình độ cũng là khó khăn đối với ngành thủy sản.

Độ lớn của thị trường thủy sản vẫn tiếp tục mở rộng. Các đối thủ tham gia vào thị trường đang tăng lên. Cuộc chiến tranh giá cả giữa các đối thủ diễn ra gay gắt hơn thể hiện qua các vụ kiện về chống bán phá giá. Thêm vào đó, dù ít hay nhiều, các quốc gia khác đang cố gắng quảng bá thương hiệu cho ngành thủy sản của mình đến các khách hàng trên toàn thế giới.

Như vậy, cơ hội và thách thức đối với ngành Thủy sản nói chung và đối với các công ty Thủy sản niêm yết trên TTCK nói riêng là ngang nhau. Hội nhập và cạnh tranh là xu thế tất yếu mà tất cả các doanh nghiệp trong ngành phải thực hiện. Trong bối cảnh đó tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cần thiết và rất quan trọng, TTCK chính là một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và đây cũng là một kênh quảng bá hình ảnh thương hiệu của cơng ty tới cơng chúng trong và ngồi nước từ đó góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp. BCTN đóng vai trị quan trọng trong q trình cung cấp thơng tin của doanh nghiệp tới các đối tượng quan tâm.

2.2. Dữ liệu và phân tích dữ liệu chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN và nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng BCTN nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng BCTN

2.2.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập là các BCTN và BCTC đã được kiểm tốn của các cơng ty ngành Thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam trong năm 2013. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ website chứng khoán và website riêng của các công ty. Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp từ 01/05/2014 đến 31/05/2014.

Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ phỏng vấn và khảo sát theo các nhóm đối tượng: (1) nhóm chuyên gia; (2) nhóm đánh giá BCTN; (3) nhóm ý kiến đánh giá của đối tượng sử dụng BCTN. Phương thức thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp, phát bảng câu hỏi trực tiếp và email.

2.2.2.1. Mẫu khảo sát

Nghiên cứu sử dụng 20 BCTN của các công ty Thủy sản niêm yết trên TTCK trong năm 2013 (phụ lục 3).

Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này, ngồi các BCTN của các cơng ty được chọn cho ngành Thủy sản thì mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với các nhà nghiên cứu sẽ chọn các đối tượng nghiên cứu mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ (2011)). Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và chi phí. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là khơng tổng qt hóa đám đơng (Nguyễn Đình Thọ (2011)).

Kích cỡ mẫu khảo sát

Để sử dụng phương pháp phân tích EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Trong phân tích EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào :(1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đưa vào phân tích. Theo Hair và cộng sự (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100

và tỷ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, tức là kích thước mẫu là n=5*số biến đưa vào phân tích +50.

Trong nội dung đánh giá chất lượng thơng tin công bố trên BCTN tác giả sử dụng 33 biến số đo lường. Do đó số lượng biến đưa vào phân tích nhân tố EFA là 33 biến nên kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu chính thức cho nội dung đánh giá chất lượng công bố thông tin trên BCTN là n=33x5+50=215 mẫu.

Mẫu phỏng vấn chuyên gia gồm 10 người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kế tốn - kiểm tốn và có sự am hiểu nhất định về BCTN của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. (phụ lục 4)

Mẫu khảo sát chính thức nhóm đánh giá BCTN gồm 20 người (phụ lục 4), mỗi người đánh giá sẽ đánh giá một nhóm cơng ty thủy sản gồm 10 BCTN nên tổng số mẫu đánh giá thu được là 20x10=200 mẫu.

Mẫu khảo sát ý kiến đánh giá của nhóm đối tượng sử dụng BCTN gồm 129 người với làm việc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kế tốn - kiểm tốn và có sử dụng/ ít, khơng sử dụng BCTN của các cơng ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

2.2.2.2. Đối tượng khảo sát

Các kế toán viên, kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán, giảng viên chuyên ngành kế toán - kiểm tốn, nhân viên tín dụng, các nhân viên tư vấn đầu tư, nhân viên phân tích,…Các đối tượng này sử dụng thông tin trên BCTN để ra các quyết định phù hợp với mục đích sử dụng (phụ lục 4).

2.2.2.3. Phạm vi khảo sát

Lĩnh vực khảo sát trong nghiên cứu là tài chính – ngân hàng, kế toán kiểm toán. Phạm vi khảo sát ở các địa bàn: TP. HCM và Khánh Hòa, An Giang, Đồng Nai. Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 15/6/2014 đến 15/8/2014.

2.2.2.4. Công cụ thu thập dữ liệu

Phiếu khảo sát đánh giá chất lượng thông tin trên BCTN

Bảng câu hỏi được Beest và Braam (2013) sử dụng đánh giá thông tin công bố trên BCTN theo các đặc điểm định tính của thơng tin hữu ích (thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, dễ hiểu, kịp thời) theo ý kiến các chuyên gia hồn tồn có thể áp dụng để đánh giá thông tin công bố trên BCTN của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Mặc dù hiện tại quy định về chất lượng thông tin chưa rõ ràng và cụ thể nhưng với bản thảo về chuẩn mực chung về khn khổ lập và trình bày BCTC đã ban hành và sẽ có hiệu lực vào 01/01/2015 thì các tiêu chí chất lượng đánh giá thơng tin hữu ích cũng bao gồm đặc điểm định tính cơ bản (thích hợp, trình bày trung thực) và đặc điểm định tính nâng cao (có thể so sánh được, dễ hiểu và kịp thời). Do đó, để đáp ứng được yêu cầu của chuẩn mực chung thì các doanh nghiệp phải dần hồn thiện các thơng tin cơng bố trên hệ thống các báo cáo của doanh nghiệp (BCTC, BCTN). Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ lựa chọn các công ty ngành Thủy sản niêm yết trên TTCK nên những câu hỏi liên quan đến ngành sẽ được thay bằng ngành cụ

thể là ngành Thủy sản. Các câu hỏi cịn lại khơng thay đổi và được sử dụng trong bảng câu hỏi dùng cho khảo sát chính thức.

Phiếu khảo sát hoàn thiện sử dụng để đánh giá BCTN dùng cho khảo sát ở các đối tượng sử dụng BCTN cho mục đích phân tích, nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kế toán kiểm toán (phụ lục 5). Trước khi tiến hành khảo sát chính thức với nhóm đánh giá BCTN thì phiếu khảo sát đánh giá báo cáo thường niên được khảo sát thử với cỡ mẫu là 10 người đánh giá (phụ lục 4) để xác định lại sự phù hợp với bối

cảnh ở Việt Nam.

Phiếu khảo sát nhu cầu thơng tin của các nhóm đối tượng sử dụng BCTN

Hiện nay việc công bố thông tin trên TTCK Việt Nam được quy định rất cụ thể theo Thông tư 52/2012/TT-BTC “Hướng dẫn việc công bố thông tin trên thị trường chứng

khoán”. Trong thơng tư có đưa ra biểu mẫu cũng như những nội dung cơ bản của

BCTN mà các công ty niêm yết trên TTCK phải công bố. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam còn non trẻ nên quy định về BCTN cũng chưa đáp ứng hồn tồn được nhu cầu thơng tin của các đối tượng sử dụng. Do đó, việc hoàn thiện biểu mẫu cũng như nội dung của BCTN là cần thiết và phải được xem xét dưới nhiều góc độ của các đối tượng có sử dụng BCTN phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đầu tư. Nghiên cứu tiến hành các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia trong các lĩnh vực Ngân hàng, chứng khoán, kiểm toán, giảng viên chuyên ngành kế toán - kiểm toán. Nội dung cũng như kết quả thảo luận được tác giả tóm tắt theo phụ lục 4 – Thảo luận về BCTN dưới góc nhìn của các chun gia.

Các ý kiến của chuyên gia trong các lĩnh vực về hệ thống BCTN hiện nay của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho khảo sát ý kiến đánh giá về BCTN của đối tượng sử dụng BCTN.

Với kết quả của các nghiên cứu trước đây và kết quả ý kiến chuyên gia, tác giả luận văn xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhóm đối tượng sử dụng thơng tin trình bày trên BCTN bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Báo cáo chi tiết quan tâm nhất trong BCTN; Báo cáo không cần thiết trong BCTN; Đánh giá Báo cáo của HĐQT; Đánh giá

về Báo cáo của Ban giám đốc; Báo cáo cần bổ sung vào BCTN; Thông tin cần bổ sung thêm vào BCTN.

Mục tiêu của khảo sát nhóm đối tượng sử dụng thơng tin trên BCTN là để có cơ sở đưa ra các kiến nghị hoàn thiện BCTN trong chương tiếp theo. Trong các nội dung khảo sát trên thì chủ yếu tập trung vào báo cáo cần bổ sung và thông tin cần bổ sung với các mục hỏi đưa ra sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 1 - Rất không đồng ý; 2 -

Khơng đồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Rất khơng đồng ý.

Phiếu khảo sát sau khi hồn tất được đưa vào khảo sát chính thức cho nhóm đối tượng sử dụng thông tin trên BCTN thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kế toán - kiểm toán (phụ lục 6).

2.2.3. Xử lý và phân tích dữ liệu

Với dữ liệu sơ cấp thu được từ khảo sát nhóm đánh giá BCTN, tác giả tiến hành mã hóa, nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.0. Đầu tiên, tác giả tính điểm chất lượng theo từng đặc điểm định tính riêng biệt (thích hợp – kí hiệu là R được đo lường thơng qua 13 mục hỏi, trình bày trung thực – kí hiệu là F được đo lường thơng qua 7 mục hỏi, dễ hiểu – kí hiệu là U được đo lường thơng qua 6 mục hỏi, có thể so sánh – kí hiệu là C đo lường thơng qua 6 mục hỏi, kịp thời – kí hiệu là T đo lường bằng 1 mục hỏi). Điểm chất lượng của từng đặc điểm riêng biệt là giá trị trung bình điểm số của các mục hỏi đo lường và điểm chất lượng của toàn ngành là giá trị trung bình điểm số của tất cả các mục hỏi . Bước thứ hai, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá để tìm ra cách thức đánh giá chất lượng thơng tin kết hợp các đặc điểm định tính. Bước thứ ba, tác giả tính lại điểm chất lượng thơng tin theo các đặc điểm định tính có sự kết hợp giữa các đặc điểm định tính riêng biệt theo kết quả thu được sau kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá.

Dữ liệu thu thập được từ khảo sát nhóm đối tượng sử dụng thơng tin trên BCTN được mã hóa và nhập liệu vào phần mềm SPSS 20.0 sau đó thực hiện phân tích dữ liệu bằng các thủ tục Analyse và Customs Table. Để có căn cứ đưa ra các kiến nghị hồn thiện BCTN cho các doanh nghiệp trên cơ sở nhu cầu thơng tin theo từng nhóm đối tượng sử dụng, tác giả tiến hành phân tích Anova cho từng nội dung cần bổ sung vào BCTN.

Kết quả nghiên cứu được trình bày theo hai nội dung: Thống kê mơ tả theo từng nhóm nội dung khảo sát và Phân tích Anova để kiểm định sự khác biệt trong nhu cầu thông tin cần bổ sung trên BCTN.

2.3. Thực trạng chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN của các công ty thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam sản niêm yết trên TTCK Việt Nam

2.3.1. Đánh giá chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN của các cơng ty thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo thường niên của các công ty thủy sản niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)