7. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN của các công ty thủy
2.3.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích EFA
Mục đích của kiểm định thang đo để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của các đo lường sử dụng trong đánh giá chất lượng thông tin trình bày trên BCTN và tìm ra những câu hỏi đo lường cần giữ lại và loại bỏ những câu hỏi khơng cần thiết trong các nhóm đặc điểm chất lượng. Các bước được tiến hành như sau:
Bước 1: Đánh giá thang đo bằng Cronbach Alpha
Khi đánh giá thang đo bằng Cronbach alpha theo phương pháp thơng thường sẽ tính hệ số alpha cho từng nhóm theo các đặc điểm chất lượng (thích hợp, trung thực, khả năng so sánh, dễ hiểu, kịp thời). Tuy nhiên do nghiên cứu này được thực hiện căn cứ vào bảng câu hỏi đã được thực hiện bởi Beest và Braam (2013) chỉ ra rằng không thể đánh giá chất lượng theo từng đặc điểm chất lượng riêng biệt mà phải có sự kết hợp thơng tin ở các đặc điểm chất lượng khác nhau. Do bối cảnh nghiên cứu khác nhau nên nghiên cứu này chưa xác định được các nhóm thành phần đo lường chất lượng thơng tin có khác biệt hay tương đồng với nghiên cứu gốc.
Vì vậy việc tính Cronbach alpha được thực hiện đầu tiên là tính chung cho tất cả các câu hỏi của các nhóm đặc điểm chất lượng. Với kết quả tính Cronbach alpha lần đầu (phụ lục 7) tác giả tiến hành loại những mục hỏi có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 hoặc khi mục hỏi bị loại làm cho hệ số Cronbach Alpha tăng lên và thang đo được chấp nhận khi có Cronbach alpha lớn hơn 0.6. Kết quả là các mục hỏi bị loại bỏ bao gồm R6, R7, R8, R10, R11, R13, F3,F4,F5,F6,F7,U3,U4,U6,C1,C2,C3,C5,T1. Bước tiếp theo sau khi đã loại bỏ các mục hỏi tác giả tiến hành tính lại Cronbach alpha lần 2 (phụ lục 7) cho các mục hỏi được giữ lại và kết quả Cronbach Alpha là rất cao 0.868 và tất cả các mục hỏi đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Sau khi tính độ tin cậy với các mục hỏi được giữ lại sử dụng để thực hiện phân tích nhân tố khám phá nhằm gom nhóm các mục hỏi theo nội dung mà chúng đo lường tốt nhất.
Nguyên tắc phân tích nhân tố khám phá trong SPSS là phải chú ý đến các thơng số sau: % phương sai giải thích của các nhân tố được rút trích, số các nhân tố được rút trích, vị trí của các nhân tố được rút trích và factor loading. Kết quả phân tích nhân tố EFA (phụ lục 7) như sau:
- Hệ số KMO 0.83, mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett: 0.000 cho thấy phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp với các nhân tố đưa vào.
- Phương sai trích của các nhân tố 59.375%> 50% là có ý nghĩa về mặt thống kê. Giá trị eigenvalues của các nhân tố được rút trích đều lớn hơn 1.
- Factor loading của các nhân tố được rút trích đều lớn hơn 0.4. Trong phân tích nhân tố hệ số factor loading được lựa chọn trên cơ sở cỡ mẫu. Nếu cỡ mẫu nhỏ hơn 300 quan sát thì hệ số factor loading chấp nhận được là trong khoảng lớn hơn từ 0.3 đến 0.4. Nghiên cứu này lựa chọn những nhân tố có factor loading lớn hơn 0.4 và kết quả cho thấy khơng có mục hỏi đo lường trong số các mục hỏi đưa vào phân tích bị loại.
- Vị trí các mục hỏi đo lường đã khơng cịn theo trật tự như các mục hỏi ban đầu theo các đặc điểm chất lượng. Sau khi phân tích nhân tố EFA số thành phần được rút trích là 3 tương đồng với nghiên cứu gốc của Beest và Braam (2013):
Nhân tố/ thành phần/ khía cạnh thứ nhất của chất lượng thông tin bao gồm các thông tin của đặc điểm thích hợp và khả năng so sánh. Tác giả đặt tên mới cho nhóm này là Thích hợp và Khả năng so sánh bao gồm các biến R2, R4, R5, R9 và C6.
Nhóm thứ hai bao gồm các thơng tin phản ánh đặc điểm trình bày trung thực và thích hợp. Tên mới cho nhóm này là Thích hợp và Trình bày trung thực bao gồm các mục hỏi F1,F2 và R1, R3.
Nhóm thứ ba gồm các thơng tin phản ánh đặc điểm thích hợp, khả năng so sánh và dễ hiểu. Tên mới của nhóm này là Thích hợp, khả năng so sánh và Dễ hiểu bao gồm các mục hỏi R12, C4, U1, U2, C5.
Bước 3: Tính Cronbach Alpha cho các nhóm nhân tố mới được rút trích
Nhóm nhân tố thích hợp và khả năng so sánh (R2, R4, R5, R9 và C6): Cronbach Alpha là 0.755 và tất cả các mục hỏi đều có factor loading lớn hơn 0.3.
Nhóm nhân tố thích hợp và trình bày trung thực (F1,F2 và R1, R3): Cronbach Alpha là 0.732 và tất cả các mục hỏi đều có factor loading lớn hơn 0.3.
Nhóm nhân tố thích hợp, khả năng so sánh và dễ hiểu (R12, C4, U1, U2, C5): Cronbach Alpha là 0.813 và tất cả các mục hỏi đều có factor loading lớn hơn 0.3.
Khi đánh giá chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN của các cơng ty Thủy sản thì cũng sẽ đánh giá theo các đặc điểm chất lượng cơ bản và đặc điểm chất lượng nâng cao trong đó có sự kết hợp thơng tin ở các nhóm đặc điểm chất lượng khác nhau. Kết quả tính lại điểm chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN của các cơng ty được trình bày trong bảng 2.9. Nhìn chung thơng tin đã đảm bảo đặc điểm chất lượng cơ bản với mức điểm trung bình là 3.31 thơng tin có chất lượng nâng cao với các đặc điểm chất lượng nâng cao đạt được lần lượt là 3.26 và 3.60. Tổng hợp điểm chất lượng của toàn ngành là 3.40 tương ứng 68.10%, kết quả này cao hơn so với đánh giá chất lượng thơng tin riêng lẻ từng khoản mục khơng có sự kết hợp các mục hỏi ở các nhóm đặc điểm chất lượng khác nhau. Kết quả này cũng hàm ý rằng cách thức đánh giá chất lượng thơng tin cũng góp phần gia tăng giá trị thực sự mà thông tin mang lại hay nói cách khác khi đánh giá chất lượng thơng tin có sự kết hợp đánh giá theo các đặc điểm định tính sẽ góp phần tăng chất lượng thơng tin.
Bảng 2.9: Điểm chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN sau khi phân tích EFA EFA Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Thích hợp và Khả năng so sánh 200 1.50 5.00 3.26 0.64 Trình bày trung thực và Thích hợp 200 2.00 4.20 3.31 0.50 Khả năng so sánh, Thích hợp và Dễ hiểu 200 2.20 4.80 3.60 0.56
Điểm chất lượng công
bố thông tin 200 2.14 4.50 3.40 0.46
Chất lượng cơng bố
Chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN của các cơng ty Thủy sản được chia thành các nhóm như sau: nhóm có mức độ cơng bố thơng tin trên 70% (Nhiều), nhóm có mức độ cơng bố thông tin từ 60% đến dưới 70% (Trên mức bình thường cơng bố những thơng tin theo quy định đầy đủ) và nhóm có mức độ cơng bố thơng tin từ 47% đến dưới 60% (hạn chế trong công bố thông tin, công bố chưa đầy đủ những thông tin theo quy định). Phần lớn các công ty trong ngành Thủy sản đã công bố ở mức trên 60% tức là tuân thủ quy định về công bố thông tin. Trong các công ty có mức độ cơng bố thơng tin trên 70% thì cơng ty Vĩnh Hồn và cơng ty Thủy sản Minh Phú có mức độ cơng bố thơng tin cao nhất 85% và 80.71%. Điều này hoàn toàn phù hợp với một số lý do hai công ty này là những công ty lớn trong ngành Thủy sản và BCTN của hai công ty này cũng từng đạt giải BCTN tốt trong năm 2012. (phụ lục 7, bảng 13)
Như vậy chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN cũng đã đạt mức cung cấp được những thông tin cơ bản để gia tăng chất lượng thơng tin thì các cơng ty phải gia tăng các thơng tin có khả năng so sánh và dễ hiểu của thông tin. Tuy nhiên việc bổ sung các thông tin trên BCTN không phải ý muốn chủ quan của doanh nghiệp mà phải xem xét nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng. Để có cơ sở đưa ra giải pháp giúp các công ty Thủy sản gia tăng chất lượng thơng tin trình bày trên BCTN thì bước theo của nghiên cứu sẽ thực hiện khảo sát nhu cầu thông tin của đối tượng sử dụng với kết quả thu được trình bày trong nội dung tiếp theo.