Dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo của hộ gia đình nông thôn tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)

Chương 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. 1.1 Dữ liệu thứ cấp

3.1.2 Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua khảo sát các hộ nông thôn tại thời điểm

nghiên cứu, nội dung bảng hỏi được thiết kế để phù hợp với vấn đề cần nghiên cứu.

3 .1.2.1 Chọn vùng nghiên cứu, điểm nghiên cứu:

Trên cơ sở giới hạn phạm vi nghiên cứu, chỉ nghiên cứu các hộ gia đình nơng thơn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đề tài chọn 3 huyện nông thôn, với tiêu chắ: là những huyện có tỷ lệ giảm nghèo thấp hơn tỷ lệ bình quân chung trong 4

năm của tỉnh, bao gồm các huyện: Long Hồ, Vũng Liêm và Mang Thắt.

3.1.2.2 Đối tượng, số lượng điều tra:

Theo phương pháp nghèo tương đối, các hộ gia đình được phân thành 5 nhóm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình, hộ khá, và hộ giàu. Vì mỗi nhóm

trong 5 nhóm chiếm 20% tổng quan sát, đồng thời trong phân tắch thống kê phải đảm bảo tối thiểu 30 quan sát/ nhóm, do đó cần có tối thiểu 30 quan sát x 5 nhóm, tương đương 150 quan sát. Để đảm bảo quy mô điều tra, nghiên cứu cần điều tra hơn 200 hộ.

Theo cách tắnh số đơn vị điều tra của Yamane (1967), dựa trên công thức: n = N/(1+ N.e2)

Với n là cỡ mẫu, N là quy mô tổng thể , e là sai số.

Như vậy, với n là số đơn vị điều tra (hộ gia đình), N là tổng số hộ của 6 xã

tại thời điểm nghiên cứu 11.342 hộ, với mức ý nghĩa 7%, thì số hộ cần điều tra là

200,5 hộ. Trong quá trình thực hiện, để loại trừ khả năng một số đơn vị mẫu không đáp ứng được thông tin cần thu thập sẽ bị loại, nghiên cứu tăng số lượng mẫu là 210 quan sát.

Nghiên cứu được tiến hành ở xã Thạnh Quới và Tân Hạnh (huyện Long Hồ), xã Trung Ngãi, Thanh Bình (huyện Vũng Liêm), xã An Phước và Chánh Hội (Huyện Mang Thắt). Lựa chọn các hộ gia đình ở 6 xã khu vực nơng thơn của 3 huyện với cỡ mẫu và đặc điểm như sau:

Bảng 3.1: Lựa chọn vùng nghiên cứu

STT Tên huyện Tên xã Cỡ mẫu Đặc điểm

1 Long Hồ Thạnh Quới, Tân Hạnh 70 Xã vùng sâu, sản xuất nông nghiệp, gần khu công nghiệp

2 Vũng Liêm Trung Ngãi, Thanh Bình 70

Xã vùng sâu, sản xuất nơng nghiệp, có cơ sở làng nghề truyền thống

3 Mang Thắt Chánh Hội, An Phước 70

Xã vùng sâu, sản xuất nơng nghiệp, có cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp

3.1.2.3 Phương pháp chọn hộ:

Chọn ngẫu nhiên, phân tầng: Từ tổng thể, chia thành hai nhóm hộ nghèo và

khơng nghèo. Sở dĩ chia thành hai nhóm này vì trên thực tế ln có một tỷ lệ hộ nghèo nhất định được các địa phương đang quản lý theo danh sách hộ nghèo do Phòng Lao động Thương binh Xã hội cung cấp. Ở các xã nghiên cứu, tỷ lệ này ước lượng khoảng 10%. Đối với nhóm hộ này, nghiên cứu tiến hành chọn ngẫu nhiên. Đối với các hộ còn lại, khoảng 90%, nghiên cứu cũng lựa chọn các hộ theo cách tương tự.

3.1.2.4 Xây dựng phiếu điều tra:

Phiếu được sử dụng điều tra trực tiếp tại hộ gia đình nơng dân. Nội dung của phiếu được thiết kế nhằm thu thập các thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi nghiên cứu và giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Các thông tin được chuẩn bị trong phiếu gồm:

i) Các thơng tin chung về đặc điểm hộ gia đình (tên, tuổi, giới tắnh, dân tộc

của người lao động chắnh; tình hình nhân khẩu, lao động của hộ, phân loại hộ).

ii) Các thơng tin về trình độ giáo dục của người lao động chắnh: trình độ

học vấn, kinh nghiệm làm việc, được đào tạo hay không được đào tạo về nghề nghiệp.

iii) Các thông tin về tài sản chủ yếu của hộ: tài sản đất đai, tài sản sinh

hoạt, tài sản sản xuất.

iv) Các thơng tin về tình hình sản xuất và thu nhập của hộ, bao gồm:

- Thu nhập trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi).

- Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp.

- Thu nhập từ việc làm công ăn lương.

- Thu nhập từ việc làm tự tạo.

Bảng hỏi được thiết kế với nhiều câu hỏi để tắnh ra thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó gộp lại rồi chia cho số nhân khẩu mới ra thu nhập bình quân đầu người.

v) Các thông tin về cơ sở hạ tầng của địa phương: Đường nhựa đến xã/ấp, điện lưới quốc gia, nước sạch, chợ, trạm y tế, và trường học.

vi) Các thông tin về chế độ chắnh sách hộ được thụ hưởng ở địa phương: miễn giảm học phắ, cấp thẻ bảo hiểm y tế, vay tắn dụng lãi suất thấp, hỗ trợ điện thắp sáng, hỗ trợ xây dựng nhà ở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của giáo dục đối với nghèo của hộ gia đình nông thôn tỉnh vĩnh long (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)