1.2. Sự phát triển của các quy định ngân hàng
1.2.4.1. Nội dung của Basel II I:
Basel III với nhiều đề xuất mới về vốn, địn bẩy và các tiêu chuẩn về tính thanh khoản để củng cố các quy định, giám sát và quản lý rủi ro của ngành ngân hàng. Các tiêu chuẩn vốn và các vùng đệm vốn mới sẽ đòi hỏi ngân hàng giữ nhiều vốn hơn và chất lượng cao hơn so với mức vốn hiện hành của Basel II. Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với việc bù đắp các khoản lỗ tốt hơn, điều này giúp cho
ngân hàng “khỏe” hơn, do đó có khả năng chống đỡ tốt hơn trong thời kì khó khăn. Basel III quy định các ngân hàng phải tăng mức vốn dự trữ, đặc biệt là vốn của các cổ đông hoặc của chủ sở hữu. Có như vậy, các ngân hàng mới có thể tự thốt khỏi khủng hoảng thay vì phải phụ thuộc vào gói giải cứu của Chính Phủ và sẽ phải thận trọng hơn trong cấp phát tín dụng.
Theo Basel III, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%, nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể : Tỷ lệ vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel III, đồng thời tỷ lệ vốn của cổ đông thường cũng được tăng từ 2% lên 4.5 %. Theo quy định hiện tại, những tài sản có chất lượng kém sẽ phải khấu trừ vào vốn (vốn cấp 1 + vốn cấp 2). Còn theo Basel 3, việc khấu trừ sẽ nghiêm ngặt hơn, khấu trừ thẳng vào vốn cổ phần thông thường. Hơn nữa, định nghĩa vốn cấp 1 cũng quy định chặt chẽ hơn bao gồm vốn thường và các công cụ tài chính có chất lượng theo những tiêu chuẩn chặt chẽ. Các khoản giảm trừ khỏi vốn cấp được áp dụng từ 01/01/2014 với mức 20% và đến trước 01/01/2019 sẽ loại bỏ được 100%.
Các đòn bẩy mới và tỷ lệ thanh khoản đưa ra nhằm bổ sung các yêu cầu về vốn tối thiểu dựa trên rủi ro và các biện pháp để đảm bảo đủ kinh phí được duy trì trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Basel III yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiêmh tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy. (Nguyễn Bảo Huyền, 2013).
Theo đó, Basel III cũng giới thiệu phương pháp giám sát an tồn vĩ mơ hệ thống để các ngân hàng áp dụng. Theo BIS, có hai việc cần làm để hạn chế rủi ro hệ thống hiệu quả: (1) giảm mức độ khuyếch đại của khủng hoảng theo chu kỳ kinh tế. Xu hướng hệ thống tài chính này có thể làm khuếch đại giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế thực; (2) mối quan hệ phụ thuộc và những rủi ro chung của các tổ chức
tài chính, đặc biệt đối với những ngân hàng có vai trị quan trọng trong hệ thống. Như vậy, Basel 3 là một bước ngoặt trong việc xây dựng các quy định tài chính và là lần đầu tiên đề cập tới các thước đo giám sát an tồn vĩ mơ được sử dụng để bổ sung cho phương pháp giám sát an toàn vi mơ của từng tổ chức tín dụng. Ủy ban Basel đang nghiên cứu các thước đo đối với những tổ chức có tầm quan trọng đối với hệ thống.
Basel 3 đưa ra tiêu chuẩn về thanh khoản. Đây là điều đặc biệt quan trọng chưa có tiêu chuẩn quốc tế nào quy định về vấn đề này. Theo đó, Basel III đã đề ra một số chỉ số hướng dẫn về thanh khoản mà các ngân hàng cần tuân thủ. Các chỉ số này bao gồm chỉ số Liquidity Coverage (LCR – tỷ lệ tài sản thanh khoản cao có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, áp dụng cho thời hạn 30 ngày) và Net Stable Funding Ratio (NSFR – tỷ lệ tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, áp dụng cho thời hạn 1 năm). Tỷ lệ thanh khoản sẽ được ban hành vào 1/1/2015, giúp ngân hàng có khả năng chống đỡ ngắn hạn tốt hơn với những căng thẳng thanh khoản. Quy định này yêu cầu ngân hàng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao và có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu chi trả trong những trường hợp khó khăn.
Ngồi ra, Basel III cịn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an tồn vốn khơng đảm bảo. Basel III cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn về định nghĩa vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu.
Các tiêu chuẩn của Basel III khơng có hiệu lực ngay lập tức: Chúng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, được thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 01/01/2019. Bảng sau sẽ cho thấy lộ trình cụ thể của việc thực thi hiệp ước Basel III. ( Trương Quang Thông, 2012).