2.3. Thực trạng áp dụng hiệp ước Basel tại Việt Nam giai đoạn 2005-2013 trong
2.3.1. Giai đoạn trước khi NHNN ban hành thông tư số 13/2010/ TT-
Nước ta thực hiện Basel vào năm 2005 với sự ra đời của hai quyết định quan trọng: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, mức độ vận dụng Basel I của các ngân hàng vẫn còn chưa đầy đủ do thiếu hạ tầng kỹ thuật và cơ sở dữ liệu. Cụ thể, khi được tính tốn trên cơ sở chuẩn mực kế tốn Việt Nam thì tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng thương mại lớn đủ để đạt mức 8%, nhưng nếu tính tốn dựa trên cơ sở chuẩn mực kế tốn quốc tế thì tỷ lệ vẫn bị thiếu hụt. Hơn nữa, các ngân hàng nước ta mới chỉ đo lường rủi ro tín dụng mà chưa lượng hóa những rủi ro quan trọng khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Các ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong khâu kỹ thuật phức tạp và chi phí cao cho việc xây dựng các mơ hình thống kê, tính tốn về các trọng số rủi ro trong từng loại tài sản, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến tác nghiệp hàng ngày và sự biến động khó lường của giá cả hàng hóa trên thị trường.
Tỷ lệ nợ xấu cao nếu khơng kiểm sốt và xử lý kịp thời thì hậu quả của nó gây ra với bản thân các ngân hàng và đối với nền kinh tế rất lớn. Chính vì vậy mà vào thời điểm năm 2005, khi mà thực trạng tỷ lệ nợ xấu quá cao, có nguy cơ dẫn đến sự phá sản của các NHTM NN, Chính phủ đã cố gắng đưa tổng mức vốn tự có của 4 NHTM NN lên tới 18.000 tỷ đồng thơng qua hình thức phát hành trực tiếp 12.000 tỷ trái phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm, chiếm tới 51% vốn tự có của tồn hệ thống.
Bảng 2.1 : Bảng tổng hợp Tổng tài sản có và vốn tự có của các ngân hàng thƣơng mại tính đến ngày 31/12/2005
Đơn vị: Tỷ đồng STT Tên ngân hàng TổngTS có Vốn tự có 1 Vietcombank 136.721 4.279 2 Vietinbank 116.373 3.405 3 BIDV 121.404 3.971 4 Agribank 179.281 6.411 5 MHB 12.676 910 (Nguyễn Đức Trung, 2012) Cũng trong thời kỳ này, hầu như các ngân hàng đã tỏ rõ vai trò đối với nền kinh tế, cung ứng 30% vốn đầu tư phát triển hàng năm và đáp ứng 40% nhu cầu vốn hàng năm của các doanh nghiệp.Thị phần hoạt động của các NHNN chiếm đến 70-75 %, với tỷ lệ như vậy có thể thấy rằng hoạt động của các NHNN chi phối rất lớn đến toàn hệ thống ngân hàng. Ta có thể thấy được điều này thơng qua các biểu đồ 2.1 , 2.2 dưới đây
Hình 2.1: Hệ số an tồn vốn (hệ số CAR) của các NHTM NN thời điểm 31/12/2005
Hình 2.2: Hệ số an tồn vốn của hệ thống TCTD Việt Nam tính đến 31/12/2005
(Nguồn : Phân tích tình hình ứng dụng các Hiệp ước vốn tại Việt Nam)
Nhìn vào biểu đồ ở hình 2.1 ta có thể thấy hệ số an tồn vốn (CAR) của các NHNN tại thời điểm 31/12/2005 ngoại trừ MHB đều chưa đạt được yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, nhưng tại biểu đồ ở hình 2.2 ta có thể thấy rằng ngoại trừ nhóm nhóm NHTM NN có CAR thấp hơn quy định (8%), thì tất cả các nhóm cịn lại đều đáp ứng được hệ số CAR theo quy định. (nhóm NHTM nơng thơn có hệ số CAR cao nhất 24%, và nhóm NHTM CP đơ thị có CAR vừa đủ để đáp ứng yêu cầu của quy định là 8%) . Có thể thấy rằng nếu xét trên cục diện toàn bộ hệ thống ngân hàng thì có thể thấy rằng trong khi các NHTM NN gặp khó khăn trong việc đạt chuẩn an tồn vốn thì các NHTMCP thời điểm này lại đảm bảo được mức an toàn vốn. Nhìn vào biểu đồ hình 2 người xem ắt hẵn cũng sẽ đưa ra thắc mắc là tại sao hệ số CAR của toàn bộ hệ thống NHTM lại thấp đến như vậy.
Hơn thế nữa, với thị phần khá lớn trong tồn hệ thống ngân hàng, thì NHTM NN với hệ số CAR thấp như vậy đã kéo theo hệ số CAR của hệ thống NHTM xuống chỉ 5,5%. Cùng với điều đó, mặc dù, các NHTM Việt Nam đã nỗ lực và hầu hết các NHTM CP đều đạt được hệ số an toàn vốn trên 8%, song nếu so sánh với cách tính hệ số an tồn của Basel II, tức là mẫu số phải cộng thêm cả vốn dành cho rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động thì chắc chắn rất ít NHTM Việt Nam giai đoạn này đạt được tỷ lệ an toàn vốn ở mức trên 8%.
Theo kết quả khảo sát do Công ty Tư vấn Ernst & Young tiến hành năm 2006 để đánh giá mức độ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hữu hiệu của Ủy ban Giám sát ngân hàng quốc tế Basel, có tới 19 trong số 25 nguyên tắc phần lớn không tuân thủ, 1/25 nguyên tắc tuân thủ, 2/25 nguyên tắc không thực hiện phần lớn và 3/25 nguyên tắc không áp dụng. Trong đó, hầu hết các nguyên tắc liên quan đến điều kiện tiên quyết bảo đảm giám sát ngân hàng hữu hiệu (mục tiêu, nhiệm vụ, tính độc lập, khung pháp lý, quyền lực, hệ thống thông tin của cơ quan giám sát ngân hàng), cấp phép và chấp thuận thay đổi cấu trúc ngân hàng, các quy định an toàn hoạt động, phương pháp giám sát ngân hàng liên tục được đánh giá không tuân thủ. Việc áp dụng thông lệ, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng chưa đồng bộ và không triệt để dẫn đến cách nhìn nhận, đánh giá hệ thống ngân hàng chưa phản ánh đầy đủ thực trạng tình hình.
Trong giai đoạn 2006-2008, nền kinh tế thế giới đang nằm trong bối cảnh suy thối, giá cả trong và ngồi nước biến động mạnh, lạm phát gia tăng, thị trường chứng khốn khơng ổn định đã ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động kinh tế của nước ta. Năm 2007 được đánh dấu bằng sự gia nhập của Việt Nam vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), với các chính sách tự do hóa giao dịch vãng lai giúp cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam tăng lên đắng kể qua các năm, hoạt động của thị trường ngân hàng cũng trở nên sôi động hơn, đa dạng hơn. Tuy nhiên, với chính sách tự do hóa thương mại này cũng gây ra cho chúng ta khơng ít thách thức, khó khăn về mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, bên cạnh đó hệ thống pháp luật về kinh doanh của ta vẫn chưa hồn tồn tương thích với WTO.
Đối với riêng ngành ngân hàng cũng vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng gặp khơng ít khó khăn và thách thức, khi mà việc mở cửa thị trường tài chính, ngân hàng làm cho các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các ngân hàng nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Singapore …. Đặc biệt với việc thực hiện cam kết mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ WTO, bắt đ ầ u từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt
Nam, tạo thêm một loại hình ngân hàng mới trong hệ thống. Hiện nay, đã có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập ở Việt Nam là ngân hàng Standard Chartered, HSBC, ANZ, Shinhan Việt Nam và Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hong Leong Việt Nam với thời hạn hoạt động tại Việt Nam là 99 năm.
Hình 2.3 : Tình hình phát triển về số lƣợng của hệ thống NHTM Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước, báo & internet
Nhìn vào hình 2.3, có thể thấy rằng trong năm 2007-2008 có sự gia tăng đáng kể các chi nhánh ngân hàng nước nước ngoài, cụ thể là từ con số 31 chi nhánh ngân hàng nước ngoài năm 2005 đã lên tới con số 47 chỉ trong vòng 3 năm. Tuy nhiên, quan trọng ở đây không phải là số lượng mà là chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trong điều kiện thị trường tài chính có các yếu tố bất lợi, việc giám sát rủi ro của cơ quan quản lý cịn thiếu và yếu, tình hình quản trị cịn nhiều hạn chế, bất cập, vì vậy mà tháng 8/2008, NHNN đã ra văn bản số 171/NHNN- CNH thông báo tạm dừng thành lập các NHTM CP mới nhằm nghiên cứu các tiêu
khác như năng lực quản lý, năng lực quản trị doanh nghiệp, công nghệ thông tin và nhân lực.
Trong giai đoạn này, vốn tự có của các NHTM đã tăng lên đáng kể nhờ sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cũng như sự nỗ lực của các NHTM trong việc thực hiện các hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu trong quy định về bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Sau đây là bảng tổng hợp về tình hình vốn tự có của một số ngân hàng trong hai năm 2006 và 2007 để cho thấy sự phát triển nhanh chóng về quy mơ vốn tự có của một số ngân hàng tiêu biểu .
Bảng 2.2 : Tình hình vốn tự có của một số NHTM tính đến cuối năm 2006 và 2007 Đơn vị : nghìn tỷ đồng Ngân hàng Vốn tự có T.12/2006 T.12/2007 Agribank 2,56 10,45 Vietcombank 11,12 12,98 BIDV 7,55 11,63 Vietinbank 5,61 10,2 ACB 1,69 6,25 Sacombank 2,8 5,6 Eximbank 1,95 6,3 Techcombank 1,76 3,57 VIB 1,19 2,18
Hình 2.4: Vốn tự có của các NHTM vào cuối năm 2006 và 2007
Nguồn : Vốn tự có của ngân hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp tăng cường vốn tự có
Nhìn vào biểu đồ ở hình 2.4 ta có thể thấy rằng trong năm 2006 rất ít ngân hàng đạt vốn tự có trên 10 nghìn tỷ, duy chỉ có Vietinbank đạt mức vốn tự có trên 10 nghìn tỷ, tiếp theo đó là BIDV với mức vốn tự có tương đối là 7,55 nghìn tỷ, cịn các ngân hàng cịn lại đều có mức vốn tự có ở dưới con số 3 nghìn tỷ. Nhưng sang năm 2007, hầu hết các ngân hàng đều có một sự gia tăng đáng kể trong vốn tự có của mình, trong đó có 4 ngân hàng đã gia tăng vốn tự có cao hơn 10 nghìn tỷ vào cuối năm 2007, và 3 ngân hàng cố gắng duy trì mức vốn tự có trên 5 nghìn tỷ. Trong đó phải kể đến Agribank khi mà trong năm 2006 mức vốn tự có mới chỉ ở mức 2,56 nghìn tỷ thì đến ci năm 2007 con số vốn tự có đã lên tới 10,45 nghìn tỷ, tiếp theo đó là ngân hàng Vietinbank với số vốn tự có tính đến cuối năm 2006 là 5,61 nghìn tỷ thì đến năm 2007 nó đã là 10,2 nghìn tỷ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có hai ngân hàng có sự gia tăng chậm trong vốn tự có của mình là ngân hàng Techcombank từ 1,76 nghìn tỷ cuối năm 2006 chỉ tăng lên có 3,57 nghìn tỷ vào
cuối năm 2007, và ngân hàng VIB từ 1,19 nghìn tỷ vào cuối năm 2006 thì đến cuối năm 2007 nó cũng chỉ lên tới 2,18 nghìn tỷ, một sự gia tăng khơng đáng kể so với 7 ngân hàng cịn lại.
Hình 2.5 : Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu ( CAR) của các ngân hàng trong giai đoạn 2006-2008
Nguồn : Báo cáo thường niên của các ngân hàng
Mặc dù vốn tự có của các ngân hàng có sự gia tăng đáng kể nhưng sau khi quan sát hình vẽ 2.5 thì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu của các ngân hàng lại khơng có sự gia tăng đồng đều như vậy. Trong năm 2007, trong khi các ngân hàng như Agribank, BIDV, Vietinbank, ACB, Eximbank tăng tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu thì các NHTM như Vietcombank, Sacombank, Techcombank lại giảm tỷ lệ này. Trong đó, ngân hàng Agribank đến năm 2007 mặc dù đã có sự gia tăng trong tỷ lệ vốn tối thiểu nhưng vẫn chưa đảm bảo mức tăng theo tiêu chuẩn quốc tế kể cả đến năm 2008 con số vẫn dưới mức chuẩn quy định. Tương tự, ngân hàng BIDV cũng có sự gia tăng CAR trong năm 2007 mặc dù tỷ lệ này vẫn còn khá khiêm tốn so với tỷ lệ an toàn vốn tiêu chuẩn theo quy định, đến năm 2008 tỷ lệ này lại giảm xuống cịn 6,4 %. Cịn ngân hàng Vietcombank có sự giảm sút đáng kể từ năm 2006 đến năm 2008, từ tỷ lệ 12,6% vào năm 2006 xuống còn 9,2 % vào năm 2007 và đến năm 2008 chỉ còn 8,9 %, trong khi đó vào cuối năm 2007 Vietinbank lại là ngân hàng có số vốn tự có cao nhất trong 9 ngân hàng ở trên. Như vậy có thể thấy rằng có một sự
gia tăng mạnh trong tổng tài sản rủi ro của các ngân hàng, đây có thể là hệ lụy từ tác động trong chính sách kích cầu cũng như việc nới lỏng tiền tệ của NHNN làm cho tín dụng tại các NHTM tăng đột biến. Các ngân hàng cịn lại đều duy trì CAR trên mức quy định. Đặc biệt là ngân hàng Eximbank có tỷ lệ an toàn vốn khá cao đạt 15,97% trong năm 2006 rồi nhanh chóng lên đến 27 % trong năm 2007 và đạt kỉ lục vào năm 2008 với tỷ lệ 45,89 %. Tiếp đến là ngân hàng Techcombank trong năm 2009 với tỷ lệ an toàn vốn cao là 17,28%, và ngân hàng ACB trong năm 2007 với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đáng kể là 16,19%
Ngày 22/11/2006 Chính Phủ có ban hành nghị định số 141/2006/NĐ-CP về việc quy định các TCTD phải có biện pháp bảo đảm số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định : đối với NHTM Nhà Nước là 3000 tỷ ( đến năm 2008), đối với NHTM CP là 1000 tỷ ( đến năm 2008) và 3000 tỷ ( đến năm 2010). Một số ngân hàng đã thực hiện tăng vốn pháp định theo quy định để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn. Ta có thể nhìn thấy điều này thơng qua bảng số liệu thống kê một vài ngân hàng tiêu biểu sau đây :
Bảng 2.3 : Vốn điều lệ của một số NHTM CP giai đoạn 2007-2008
Ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Năm 2007 Năm 2008 Sacombank 4.448 6.049 ACB 2.530 6.355 Đông Á 1.600 3.000 Techcombank 2.700 3.000 Phƣơng Nam 1.434 3.000 Eximbank 2.800 3.700
Bảng 2.4 : Vốn điều lệ của các NHTM Nhà Nƣớc Việt Nam năm 2008 Đơn vị : tỷ đồng Ngân hàng Vốn điều lệ 2007 2008 Agribank 10.924 10.543 BIDV 7.699 8.756 VDB 5.148 5.349 MHB 810 817
Nguồn : Báo cáo thường niên của các ngân hàng
Hình 2.6 : Vốn điều lệ của tồn hệ thống ngân hàng năm 2008
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của NHNN về thống kê số lượng và số vốn điều lệ của ngân hàng
Từ bảng 2.3, 2.4, có thể nói trong năm 2008 hầu như các ngân hàng đều cố gắng đưa vốn điều lệ vượt xa con số 1000 tỷ thậm chí đạt từ 3000 tỷ trở lên. Cuộc đua vốn điều lệ này đã giúp cho nhóm hệ thống NHTM CP đóng góp được một khối lượng vốn điều lệ không hề nhỏ cho toàn hệ thống ngân hàng là 85.538 tỷ đồng chiếm đến 71 % trong toàn bộ số vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng. Tuy chỉ đóng góp vào tồn hệ thống ngân hàng 23.634 tỷ đồng , nhưng các NHNN này lại có vốn điều lệ khá là cao, đặc biệt là Agribank với số vốn điều lệ lên tới 10.543 tỷ đồng, BIDV là 8.756 tỷ đồng, và VDB là 5.349 tỷ đồng, các con số này còn vượt xa với con số 3000 tỷ mà quy định 141 có nói tới, duy chỉ có ngân hàng MHB lại có số vốn điều lệ khá hạn chế 850 tỷ đồng, với con số này thì MHB chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quy định 141.
Sang năm 2009, đứng trước trở ngại là cuộc khủng hoảng toàn cầu và suy thối tồn cầu năm 2008, các ngân hàng gặp khơng ít khó khăn trong vấn đề tăng vốn. Tính đến ngày 31/12/2009 ở Việt Nam có 37 NHTMCP với tổng nguồn vốn chiếm khoảng 42 % toàn hệ thống NHTM. Tổng vốn điều lệ xấp xỉ 100.000 tỷ đồng, gấp gần hơn 2 lần vốn điều lệ của các NHTM Nhà nước cộng lại, chiếm khoảng 60% trên toàn bộ vốn điều lệ của hệ thống NHTM. Mạng lưới ngân hàng cổ phần phát triển nhanh chóng, có mặt khắp nơi trên cả nước – từ Lạng Sơn đến