Hồi quy giữa giá trị công ty với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị công ty, rủi ro và cơ hội tăng trưởng (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 Hồi quy giữa giá trị công ty với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống và

các biến kiểm sốt

Như kết quả phân tích hồi quy giữa giá trị thị trường với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống trong mơ hình (2) thì rủi ro hệ thống có tác động cùng chiều đến giá trị công ty, tức là một sự gia tăng trong rủi ro hệ thống sẽ làm tăng giá trị công ty và rủi ro phi hệ thống có tác động ngược chiều đến giá trị cơng ty, tức là một sự gia tăng trong rủi ro phi hệ thống sẽ làm giảm giá trị công ty. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng trong trường hợp chỉ có rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống tham gia vào sự tác động đến giá trị cơng ty mà khơng có sự tham gia của các yếu tố khác.

Mơ hình nghiên cứu (4) đánh giá mối quan hệ giữa giữa giá trị thị trường và rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống với sự tham gia của các biến kiểm sốt. Kết quả phân tích hồi quy của mơ hình (4) sẽ được trình bày trong các bảng dưới đây:

Bảng 4.12: Kết quả tóm tắt mơ hình chạy hồi quy giữa giá trị công ty với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống và các biến kiểm soát

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 .797a .636 .630 .48101 2.092

a. Predictors: (Constant), Log(Asset), Log(Age), Non-Systematic Risk, Systematic

b. Dependent Variable: Tobin Q

Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy rằng rủi ro hệ thống, rủi ro phi hệ thống, tuổi công ty và tổng tài sản giải thích được 63% sự thay đổi trong giá trị công ty (với Adjusted R Square = 0,63). Đồng thời giá trị Durbin-Watson cũng cho thấy không có hiện tượng tự tương quan trong mơ hình hồi quy này (1,5 < Durbin-Watson = 2,092 < 2,5).

Bảng 4.13: Kết quả tóm tắt mơ hình chạy hồi quy giữa giá trị công ty với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống và các biến kiểm soát

ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1

Regression 99.024 4 24.756 106.997 .000b

Residual 56.686 245 .231

Total 155.710 249

a. Dependent Variable: Tobin Q

b. Predictors: (Constant), Log(Asset), Log(Age), Non-Systematic Risk, Systematic Bảng 4.13 trình bày kết quả phân tích Anova của mơ hình phân tích hồi quy đa biến nhằm kiểm định sự phù hợp của mơ hình cho thấy mơ hình hồi quy là hồn tồn phù hợp ở mức ý nghĩa 5% với giá trị Sig = 0,000 < 0,05.

Bảng 4.14: Kết quả phân tích mơ hình chạy hồi quy giữa giá trị công ty với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống và các biến kiểm soát

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolera nce VIF 1 (Constant) -.234 .365 -.640 .523 Non-Systematic Risk -1.398 .324 -.168 -4.317 .000 .983 1.017 Systematic 7.925 .434 .720 18.268 .000 .957 1.045 Log(Age) -.012 .110 -.004 -.110 .913 .978 1.023 Log(Asset) .155 .036 .168 4.287 .000 .970 1.031

Bảng 4.14 trình bày kết quả phân tích mơ hình chạy hồi quy giữa giá trị công ty với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống và các biến kiểm soát cho thấy:

- Giá trị B chưa chuẩn hóa và giá trị Beta đã chuẩn hóa của rủi ro hệ thống lần

lượt là 7,925 và 0,720 cho thấy rằng rủi ro hệ thống vẫn có tác động cùng chiều đến giá trị cơng ty ngay cả khi có sự tham gia của các biến kiểm sốt ở trong mơ hình, tức là một sự gia tăng trong rủi ro hệ thống sẽ làm tăng giá trị công ty và ngược lại. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% với Sig = 0,000 < 0,05.

- Giá trị B chưa chuẩn hóa và giá trị Beta đã chuẩn hóa của rủi ro phi hệ thống

lần lượt là -1,398 và -0,168 cho thấy rằng rủi ro phi hệ thống vẫn có tác động ngược chiều đến giá trị cơng ty ngay cả khi có sự tham gia của các biến kiểm sốt ở trong mơ hình, tức là một sự gia tăng trong rủi ro phi hệ thống sẽ làm giảm giá trị công ty và ngược lại. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% với Sig = 0,000 < 0,05.

- Giá trị B chưa chuẩn hóa và giá trị Beta đã chuẩn hóa của tuổi cơng ty lần lượt

là -0,012 và -0,004 cho thấy rằng tuổi cơng ty có tác động ngược chiều đến giá trị cơng ty. Tuy nhiên giá trị Sig cho thấy rằng kết quả này hồn tồn khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% với Sig = 0,913 > 0,05. Như vậy tuổi cơng ty hồn tồn khơng có ảnh hưởng đến giá trị cơng ty.

- Giá trị B chưa chuẩn hóa và giá trị Beta đã chuẩn hóa của tổng tài sản lần lượt

là 0,155 và 0,168 cho thấy rằng tổng tài sản có tác động cùng chiều đến giá trị công ty, tức là một sự gia tăng trong tổng tài sản sẽ làm gia tăng giá trị công ty và ngược lại. Kết quả này có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% với Sig = 0,000 < 0,05.

- Đồng thời giá trị VIF cũng cho thấy rằng khơng có hiện tượng đa cộng tuyến

trong mơ hình hồi quy này với giá trị VIF của các biến < 5.

Như vậy kết quả phân tích hồi quy giữa giá trị công ty với rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống với sự tham gia của các biến kiểm soát cho thấy rằng rủi ro hệ thống

có tác động cùng chiều đến giá trị cơng ty, tức là một sự gia tăng trong rủi ro hệ thống sẽ làm tăng giá trị công ty và ngược lại và rủi ro phi hệ thống có tác động ngược chiều đến giá trị công ty, tức là một sự gia tăng trong rủi ro phi hệ thống sẽ làm giảm giá trị công ty và ngươc lại. Đồng thời hệ số Beta đã chuẩn hóa của rủi ro hệ thống lớn hơn hệ số Beta đã chuẩn hóa của rủi ro phi hệ thống (0,720 > 0,168) nên rủi ro hệ thống sẽ có tác động mạnh hơn đến giá trị cơng ty. Điều này giải thích vì sao tổng rủi ro sẽ có tác động cùng chiều đến giá trị cơng ty như kết quả phân tích hồi quy ở mơ hình (3).

Bên cạnh đó, kết quả phân tích hồi quy cũng cho ta thấy rằng số tuổi cơng ty khơng có ảnh hưởng gì đến giá trị cơng ty, chỉ có tài sản mới góp phần vào làm tăng giá trị công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị công ty, rủi ro và cơ hội tăng trưởng (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)