Kết luận của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình thành thị nông thôn việt nam (Trang 74 - 77)

CHƢƠNG 4 : MƠ HÌNH THỰC NGHIỆM

5.1 Kết luận của nghiên cứu

Nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ của chi tiêu giáo dục bình quân với các biến thuộc đặc điểm kinh tế của hộ gia đình, đặc điểm của chủ hộ và đặc điểm chung của hộ, theo đó khung phân tích đã đưa ra các kỳ vọng cho mối quan hệ giữa mỗi biến độc lập với biến phụ thuộc và phân tích hồi quy đã cho các kết quả tương ứng như kỳ vọng đã được đề ra.

5.1.1 Đặc điểm kinh tế của hộ gia đình

Theo đó tổng chi tiêu bình qn được cho là biến có ảnh hưởng mạnh nhất đến chi tiêu giáo dục bình quân của hộ gia trong tất cả các mơ hình nghiên cứu, đồng thời cho biết tổng chi tiêu của hộ trong khu vực thành thị là thấp hơn về mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục so với hộ gia đình nông thôn, hơn nữa qua hai năm nghiên cứu thì mức độ ảnh hưởng đến mức chi tiêu này trong cả 3 khu vực đều tăng, chứng tỏ thu nhập của hộ gia đình đã tăng dẫn đến tổng chi tiêu tăng.

5.1.2 Đặc điểm của chủ hộ gia đình

Giới tính của chủ hộ được kỳ vọng có tác động đến chi tiêu giáo dục bình quân và kết quả chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 5% cho mẫu nghiên cứu của hộ gia đình sống trong khu vực thành thị năm 2010 với hệ số ước lượng khá thấp -0,0929, do đó có thể thấy giới tính chủ hộ khơng phải là một nhân tố quyết định quan trọng lắm đến chi tiêu giáo dục của hộ đồng thời đặc điểm giới tính của chủ hộ gia đình ở khu vực

nơng thơn được cho là khơng có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục rõ ràng như chủ hộ ở thành thị.

Tuổi cũng được xem là nhân tố quan trọng quyết định đến chi tiêu giáo dục bình quân, nhìn chung nếu tuổi chủ hộ càng cao thì khả năng lao động làm việc giảm dần dẫn đến thu nhập giảm và các mức chi tiêu cũng thấp. Do đó nghiên cứu đã kỳ vọng những chủ hộ có tuổi cịn trẻ sẽ có tác động tích cực đến chi tiêu cho giáo dục trẻ và khi tuổi càng cao sẽ tác động tiêu cực đến mức chi tiêu này, và nghiên cứu đã cho kết quả đúng như kỳ vọng. Bình phương tuổi chủ hộ có mức độ ảnh hưởng rất thấp đến chi tiêu giáo dục với hệ số ước lượng chỉ giao động quanh -0,001, tức khi tuổi chủ hộ thuộc nhóm lớn tuổi (55 tuổi trở lên) thì khi chủ hộ tăng 1 tuổi sẽ có mức trung bình chi tiêu giáo dục bình qn giảm 0,1%, nên có thể thấy tuổi chủ hộ lớn tuổi không phải là vấn đề quá tiêu cực ảnh hưởng đến đầu tư giáo dục.

Trình độ học vấn của chủ hộ hay của cha mẹ luôn là nhân tố được quan tâm song song với tình hình kinh tế của hộ gia đình trong hầu hết các nghiên cứu đã xem xét. Chủ hộ có học vấn càng cao thì tư duy và nhận thức vai trò của giáo dục đào tạo càng tốt nên xu hướng chi tiêu giáo dục càng cao, bởi thế kết quả hồi quy đã phản ánh đúng điều đó trong tất cả các mơ hình nghiên cứu đồng thời nhận định rằng chủ hộ có học vấn cao là một nhân tố quyết định quan trọng đầu tư giáo dục của hơ gia đình nơng thơn khi mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục lúc nào cũng lớn hơn chủ hộ ở thành thị.

Tình trạng hơn nhân có vai trị làm xúc tác cho kết quả học tập của trẻ cũng như sự đầu tư giáo dục qua sự hạnh phúc gia đình, nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ hôn nhân của chủ hộ sẽ ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu giáo dục bình qn hơn chủ hộ sống độc thân và kết quả đã phản ánh đúng như mong đợi, tuy nhiên sự ảnh hưởng chỉ có ý nghĩa thống kê khi chủ hộ sống ở nơng thơn và khu vực cả nước, từ đó cho rằng mối quan hệ vợ chồng của chủ hộ ở thành thị có lẽ khơng phải là vấn đề quan trọng lắm cho đầu tư giáo dục trẻ khi họ đều có nhận thức tốt về vai trị giáo dục.

Sự khác biệt về dân tộc của chủ hộ được xác định có ảnh hưởng mạnh đến đầu tư giáo dục thông qua sự hiểu biết, nhận thức giáo dục đào tạo cũng như có mức thu nhập ban đầu và ngoại tác tích cực của cộng đồng xung quanh. Kết quả cho biết nếu dân tộc chủ hộ là Kinh hoặc Hoa sẽ có mức chi tiêu giáo dục bình qn tốt hơn các dân tộc khác và mức độ phản ánh ảnh hưởng sự khác biệt này của chủ hộ ở nông thơn lớn hơn thành thị, qua đó cho thấy sự nhận thức vai trị của giáo dục thơng qua chi tiêu của nhóm dân tộc cịn lại ở nơng thơn chưa cao như nhóm chủ hộ thành thị và có lẽ mơi trường cộng đồng xung quanh đã tạo nên sự chêch lệch này. Tuy nhiên qua hai năm nghiên cứu khoảng cách chêch lệch về mức độ chi tiêu đã giảm, chứng tỏ một tín hiệu tốt cho sự nhận thức đầu tư giáo dục của mỗi nhóm dân tộc.

5.1.3 Đặc điểm chung của hộ

Quy mơ hộ gia đình có số lượng thành viên cao thấp sẽ có tác động lớn đến tổng thu nhập cũng như mức độ tổng chi tiêu và phân phối chi tiêu cho các loại hàng hóa cơ bản nói chung và giáo dục nói riêng. Phân tích cho rằng nếu “tác động cụ thể” lớn hơn “tác động thu nhập” thì nhân tố này sẽ có tác động tích cực đến chi tiêu giáo dục và ngược lại. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh như kỳ vọng rằng quy mơ hộ càng tăng số lượng thành viên thì mức chi tiêu giáo dục càng thấp, qua đó nói lên thành viên hộ gia đình tăng lên đã làm cho hộ tương đối nghèo hơn trong điều kiện thu nhập bình quân đầu người dẫn đến tổng chi tiêu bình quân thấp hơn cũng như làm giảm sự phân phối qua chi tiêu giáo dục.

Số thành viên theo học của hộ được cho là tác động trực tiếp đến chi tiêu giáo dục bình quân, nghiên cứu cho thấy khi tăng số lượng thành viên đang theo học thì mức chi tiêu này cũng tăng và đây cũng là kỳ vọng của tác giả, từ đó cho thấy sự đi học của trẻ hay của thành viên đã trưởng thành đã làm tăng vai trò của giáo dục, bên cạnh mức độ ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục xảy ra ở hộ gia đinh thành thị cao hơn nông thôn.

Khu vực sinh sống thành thị hay nông thơn của hộ gia đình đã được nhiều nghiên cứu quan tâm cho sự chêch lệch về cách tiếp cận cơ sở hạ tầng, giáo dục, y

tế sức khỏe, …, tất cả những điều đó làm cho hộ gia đình thành thị có một nền tảng cơ sở tốt hơn trong nhận thức vai trị tích cực của giáo dục và sự đầu tư vào việc làm tương lai cho trẻ tại nơi sinh sống. Kết quả đã phản ánh đúng kỳ vọng cho rằng chi tiêu giáo dục bình quân của hộ sinh sống thành thị cao hơn hộ sinh sống ở nông thôn.

Khu vực vùng miền địa lý giữa các vùng có tác động rất lớn đến khoảng cách thu nhập của hộ gia đình cũng như tổng chi tiêu thông qua cơ sở hạ tầng địa phương, việc làm hay mơi trường đất đai, thời tiết khí hậu, dịch bệnh thiên tai,…, từ đó dẫn đến sự khác biệt về vươn lên thốt nghèo của hộ gia đình và nhận thức đầu tư giáo dục của hộ giữa các vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng Đồng bằng sông Hồng và Đơng Nam Bộ được cho là có mức chi tiêu giáo dục bình quân của hộ gia đình cao hơn các vùng khác và vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có mức chi tiêu này thấp nhất, điều này phản ánh khách quan rằng hộ gia đình sinh sống trong hai vùng có mức chi tiêu giáo dục cao nhất đã tiếp cận môi trường sinh kế tốt từ cơ sở hạ tầng và có nguồn việc làm ổn định từ giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, hộ gia đình sống trong vùng có mức đầu tư giáo dục thấp nhất đã thừa hưởng được một nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ từ nông nghiệp, thủy sản phong phú do “thiên nhiên ban tặng” nên xu hướng lựa chọn nghề nghiệp qua giáo dục của hộ không được quan tâm đáng kể như các vùng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình thành thị nông thôn việt nam (Trang 74 - 77)