Loại thủ tục phân tích được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 42 - 43)

1.6. Xây dựng mơ hình và phương pháp nghiên cứu

1.6.3. Loại thủ tục phân tích được sử dụng

Theo kết quả nghiên cứu của Law và Willett (2004), kiểm toán viên nên sử dụng các thủ tục phân tích thích hợp để đạt được các mục tiêu kiểm toán theo yêu cầu. Các thủ tục phân tích được phân loại từ đơn giản đến phức tạp. Các thủ tục phân tích đơn giản bao gồm so sánh đơn giản, phân tích tỷ số, so sánh với doanh

nghiệp cùng ngành nghề và phân tích xu hướng. Các thủ tục phân tích này sử dụng các dữ liệu quá khứ để hỗ trợ kiểm toán viên hiểu biết về doanh nghiệp, môi trường kinh doanh, nhận biết và đánh giá rủi ro tiềm ẩn, đánh giá phạm vi các thủ tục kiểm toán, đưa ra kết luận tổng thể về tính hợp lý của các thơng tin tài chính.

Các thủ tục phân tích phức tạp hay cịn gọi là phân tích dự đốn là các thủ tục phân tích như phân tích chuỗi thời gian, mơ hình hóa, phân tích hồi quy và mơ hình tài chính. Các thủ tục này được sử dụng để ước tính mức độ hoạt động hoặc số dư các tài khoản dựa trên các mối quan hệ và xu hướng. Các nghiên cứu trước đây được thực hiện ở Canada của Lin và Fraser (2003), Australia của Booth và Simnett (1991), Mỹ của Ameen và Strawser (1994), Singapore của Mahathevan (1997) và tại Hong Kong của Cho and Lew (2000) chỉ ra rằng các thủ tục phân tích đơn giản được sử dụng rộng rãi hơn so với các thủ tục phân tích phức tạp.

Những vấn đề được đề cập trên đây dẫn đến câu hỏi nghiên cứu như sau:

Câu hỏi 3: Có sự khác nhau về hiệu quả và tần suất sử dụng giữa thủ tục phân tích đơn giản và phức tạp hay không ? Tần suất và hiệu quả của các loại thủ tục phân tích này giữa các nhóm cơng ty như thế nào ? (nhóm cơng ty Big4 và nhóm cơng ty khơng phải Big4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty kiểm toán độc lập tại việt nam (Trang 42 - 43)