Vai trò đối với chủ hàng
Phương thức vận tải LCL mang lại nhiều lợi ích cho chủ hàng đặc biệt khi chủ hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi mới bắt đầu kinh doanh. Điều này có thể được lý giải rằng các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường có quy mơ xuất khẩu hàng hóa khơng lớn, nhu cầu vận chuyển hàng hóa một lần thường khơng sử dụng hết khoảng không gian của một container loại nhỏ nhất 20’ là khoảng 23-25 m3 hàng hóa. Do vậy, sẽ là khơng hiệu quả khi các doanh nghiệp này mua cước của cả một container để rồi vận chuyển số lượng hàng hóa cịn nhỏ bé của mình.
Do tiết kiệm được nhiều chi phí từ việc sử dụng lưu cước hàng LCL, các doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm xuất khẩu. Từ đó tăng sức cạnh tranh về giá cho hàng hóa của họ, thị phần thế giới của họ ngày càng lớn và nhu cầu xuất nhập hàng hóa lại càng tăng từ đó quay lại góp phần phát triển tiếp tục dịch vụ vận chuyển hàng lẻ.
Cũng có một số loại hàng hóa có dung lượng hàng xuất hoặc nhập rất lớn nhưng vì cường độ xuất khơng cao hoặc kích thước hàng hóa khơng lớn nên nhu cầu thuê cả không gian của một container trong một lần xuất hoặc nhập là không cần thiết.
Thủ tục vận chuyển hàng lẻ ngày nay đã được các công ty gom hàng thực hiện chuyên nghiệp và giảm giá thành rất thấp. Chính vì thế mà hoạt động này hết sức tiện lợi cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu có thể yên tâm về chất lượng hàng hóa trong q trình vận chuyển cũng như tính bảo đảm cho việc nhận hàng
Chủ hàng khi sử dụng phương thức vận tải LCL/LCL có được thuận lợi là chỉ cần giao dịch với một công ty giao nhận là có thể gửi hàng đi đến nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới thay vì phải tìm kiếm từng hãng tàu khác nhau cho mỗi lơ hàng LCL khác nhau của họ, vì mỗi hãng tàu chỉ cung cấp dịch vụ LCL cho một số tuyến nhất định là thế mạnh của họ. Ngoài ra, một người gom hàng cũng có thể cung cấp dịch vụ nhận hàng - giao hàng tận nhà cho chủ hàng mà dịch vụ này thì hãng tàu khơng cung cấp.
Như vậy có thể tóm gọn lợi ích của người gửi hàng như sau: Người gửi hàng chịu mức cước thấp hơn và được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn. Người gửi hàng tăng lợi nhuận đầu tư. Những tài sản lẽ ra phải đầu tư vào lĩnh vực logistics thì nay được khai thác cho việc kinh doanh chính của doanh nghiệp do vậy hiệu quả cao hơn. Người gửi hàng có thể tăng tính mềm dẻo và phản ứng nhanh trước những thay đổi của thị trường vì người kinh doanh dịch vụ logistics đã chuẩn bị sẵn sàng đối phó với nhu cầu mang tính thời vụ, nhu cầu lớn đột biến, và như vậy giúp cho người gửi hàng đứng vững trên thương trường mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Vận chuyển hàng lẻ đã và đang đóng vai trị hết sức quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào. Cùng với vận chuyển hàng nguyên container, vận chuyển hàng lẻ đã đáp ứng được nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu hết sức linh động và đa dạng của các doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế.
Vai trò đối với nhà vận chuyển (các hãng tàu)
Các hãng tàu không cần phải quan tâm nhiều đến từng lơ hàng riêng lẻ để có thể tiết kiệm rất lớn chi phí chứng từ, thời gian và nhân lực. Bên cạnh đó, các hãng tàu cũng có thể nâng cao cơng suất vận chuyển hàng theo phương thức FCL nhờ các công ty gom hàng đóng các lơ hàng lẻ thành các lô hàng nguyên container và sử dụng cước vận chuyển theo phương thức FCL của hãng tàu.
Các hãng tàu cũng có thể tiết kiệm được các chi phí cho các trang thiết bị, kho bãi và lao động trong việc theo dõi từng lô hàng LCL riêng lẻ. Các hãng tàu cũng tránh được các rủi ro do không thu được tiền cước tàu theo phương thức LCL
từ rất nhiều các khách hàng riêng biệt nhỏ lẻ khác nhau vì rủi ro đó giờ đây do các nhà gom hàng gánh chịu.
Vai trị đối với cơng ty gom hàng.
Các công ty gom hàng lẻ mặc dù đối diện với nhiều rủi ro, nhưng thật sự thu lợi nhuận rất lớn do khoản chênh lệch của tiền cước thu được nhờ cung cấp dịch vụ xuất hàng theo phương thức LCL và tiền cước phải trả cho các hãng tàu theo phương thức FCL.
Bên cạnh đó, dịch vụ vận chuyển hàng LCL cũng thường đi kèm với mảng dịch vụ hỗ trợ. Đó là các dịch vụ trước vận chuyển như thu xếp đi lấy hàng về kho, bao gói, đóng kiện, thu xếp làm thủ tục kiểm dịch, kiểm tra văn hóa, kiểm tra Hải quan hàng hóa. Việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng cần được đầu tư về kho tàng, bến bãi, thiết bị nâng dỡ, xe tải… và con người, chiếm khoảng đầu tư rất đáng kể nhưng nếu được khai thác tốt cũng sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho các cơng ty gom hàng.
Vai trị đối với xã hội
Đối với toàn xã hội, phương thức vận tải LCL giúp xã hội tiết kiệm được chi phí cho việc vận tải xuất khẩu hàng hóa, từ đó giảm giá thành cho sản phẩm xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Tuy vậy, một nhà gom hàng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: Thứ nhất, một nhà gom hàng cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất chẳng hạn như kho CFS, kho riêng, các thiết bị bốc dỡ container và hàng hóa tại cả cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng. Thứ hai, nhà gom hàng cần có đối tác hoặc đại lý thật tốt tại các nơi đến để thực hiện việc chia nhỏ hàng hóa. Thứ ba, cần phải có khả năng về chun mơn và tài chính cần thiết cũng như trách nhiệm bảo hiểm để có thể có được uy tín trong cộng đồng kinh doanh. Thứ tư, nhân viên cần có kinh nghiệm và kiến thức trong việc bao gói và lưu trữ hàng hóa trong container nhằm tối đa hóa khả năng sử dụng dung tích trong container. Thứ năm, cơng ty gom hàng cần phải có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các hãng tàu để đảm bảo khả năng mua dịch vụ vận tải theo phương
thức FCL từ các hãng tàu một cách nhanh chóng với mức giá thống nhất để đảm bảo cho việc cung ứng dịch vụ vận tải theo phương thức FCL mang lại lợi nhuận.
2.5.1.3. Quy trình vận tải hàng lẻ (LCL/LCL)
Người gom hàng nhận nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau gửi cho nhiều người nhận khác nhau tại trạm hàng lẻ (CFS).
Người gom hàng đóng nhiều lơ hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau vào cùng một container bằng chi phí của mình.
Người vận chuyển xếp container lên tàu.
Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển container về kho CFS để rút hàng.
Các lô hàng lẻ được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận (người nhập khẩu).
Cụ thể về quy trình vận tải LCL/LCL, có các bước chi tiết như sau:
Giai đoạn nhận hàng.
Người gom hàng theo yêu cầu của các chủ hàng tiến hành nhận các lô hàng lẻ khác nhau từ các địa điểm khác nhau để gom chung vào một container hàng nguyên. Trong giai đoạn nhận hàng có giai đoạn đóng hàng vào container. Đây là giai đoạn quan trọng mà người đóng hàng cần cân nhắc kỹ để tránh lãng phí dung tích tồn bộ container thực xuất.
Giai đoạn vận chuyển: từ kho đến cảng, từ cảng đến cảng
Người gom hàng đóng vai trị là người vận tải đối với chủ hàng. Người gom hàng có trách nhiệm lưu kho bảo quản đảm bảo chất lượng hàng hóa. Đồng thời tính tốn đóng hàng hóa vào container theo đúng u cầu xếp hàng của lơ hàng. Sau đó, người gom hàng có trách nhiệm vận chuyển container đã đầy hàng hạ bãi container chờ bốc lên tàu theo đúng yêu cầu của hãng tàu. Người gửi hàng có trách nhiệm cung cấp chi tiết về lô hàng đã được thông quan cho người gom hàng để người gom hàng tổng hợp lại và cung cấp chi tiết tổng hợp cho hãng tàu. Người chuyên chở có thể là người vận tải có tàu (chủ tàu) hoặc người vận tải không tàu (người giao
nhận). Người vận tải thực phát hành cho người gom hàng vận đơn chủ (Master B/L).
Trong quá trình vận tải container hàng nguyên container, có hai trường hợp sau đây:
- Nếu container này là container hàng lẻ trực tiếp, tức là các lô hàng LCL trong container có cùng đích đến cuối cùng (final destination), thì container hàng này hoặc đến trực tiếp cảng đến hoặc thông qua cảng chuyển tải tại một nước thứ ba nhưng hàng hóa khơng được dỡ ra khỏi container và sau đó đi tiếp đến cảng đến cuối cùng.
- Ngược lại, nếu container hàng nguyên này là container hàng lẻ chuyển tải, tức là các lơ hàng lẻ trong container có những đích đến cuối cùng khác nhau, thì container hàng này chuyển tải tại một nước thứ ba. Tại đây, các lơ hàng LCL trong container đó được dỡ ra và đóng vào container khác trên cơ sở các lơ hàng LCL có cùng đích đến cuối cùng (final destination) thì được đóng chung lại với nhau.
Giai đoạn giao hàng
Đại lý hãng tàu tại nước đến tiến hành làm các thủ tục giao container hàng nguyên cho đại lý của nhà gom hàng. Khi đó đại lý của nhà gom hàng sẽ tiến hành các thủ tục giao từng lô hàng trong container hàng gom cho đúng các chủ hàng thực sự. Người nhận hàng thực tế phải làm mọi thủ tục nhập khẩu cho lô hàng khi gửi, xuất trình giấy tờ hợp lệ để người giao hàng lẻ giao hàng.
Tóm lại, trong quy trình nghiệp vụ xuất hàng FCL và LCL có sự đan xen chặt chẽ giữa các dịng hàng hóa, dịng thơng tin và dịng tiền tệ là 3 yếu tố cơ bản trong quy trình cung ứng dịch vụ logistics từ đầu vào cho đến đầu ra của q trình sản xuất. Trong đó, giai đoạn vận tải (cả vận tải FCL và LCL) là giai đoạn quan trọng, giúp giảm chi phí kinh doanh hay khơng, quyết định nguyên phụ liệu có mặt kịp thời cho sản xuất hay không cũng như sản phẩm có đến tay người tiêu dùng đúng hạn định với mức cước phí vận tải thấp nhất hay khơng.
(3) (3) (3) (4) (5) LCL FCL FCL FCL LCL LCL LCL LCL LCL HB/L HB/L HB/L MB/L (1) (1) (1) (2)
Dịng thơng tin Dịng hàng hóa
Đối với lơ hàng chỉ định (nominated shipment):
(1) Người nhận hàng báo thơng tin về hàng hóa cho đại lý của nhà gom hàng. (2) Đại lý báo thơng tin về hàng hóa cho nhà gom hàng.
(3) Nhà gom hàng kiểm tra thơng tin hàng hóa với khách hàng và cung cấp booking hàng lẻ cho khách hàng. (4) Nhà gom hàng book chỗ FCL với hãng tàu.
(5) Hãng tàu cung cấp booking hàng FCL cho nhà gom hàng.
Đối với lô hàng tự do (freehand shipment): Bỏ qua bước (1), (2)
Hình 2.6: Quy trình gửi hàng LCL/LCL Consolidator Đại lý Shipping lines Shipping lines Shipper 1 Shipper 2 Shipper 3 Consignee 1 Consignee 2 Consignee 3
2.5.1.4. Trách nhiệm của các bên có liên quan đến vận tải hàng lẻ (LCL/LCL)
Người gửi hàng (shipper):
Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình trong nội địa đến giao cho người gom hàng tại trạm làm hàng lẻ của cảng gửi – CFS và phải chịu chi phí vận chuyển này.
Chuyển các chứng từ cần thiết liên hệ đến thương mại, vận tải, thủ tục xuất khẩu cho người gom hàng.
Nhận vận đơn và trả cước hàng lẻ.
Người nhận hàng (consignee):
Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lơ hàng nhập. Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người nhận hàng hoặc đại diện của họ để nhận hàng.
Nhanh chóng nhận hàng tại trạm CFS.
Người vận chuyển:
Có thể là người vận chuyển thực sự (Effective Carrier) tức hãng tàu hoặc có thể là người thầu vận chuyển hàng lẻ nhưng lại khơng có tàu (NVOCC: Non – Vessel Operating Common Carrier).
Người vận chuyển thực sự (Carrier) ký phát vận đơn chủ (Master B/L) FCL/FCL cho người gom hàng, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích và dỡ hàng xuống cảng, giao hàng cho đại diện của nhà gom hàng (agent) tại cảng đến.
Người thầu vận chuyển hàng lẻ (NVOCC) thường do công ty giao nhận đảm trách với tư cách là người gom hàng, là người chuyên chở theo hợp đồng vận chuyển. Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng tại cảng gửi đến khi giao trả hàng xong tại cảng đích. Vận đơn họ ký phát cho người gửi hàng là vận đơn nhà (House B/L) do họ soạn thảo.
Mặt khác vì khơng có phương tiện vận tải để tự kinh doanh chuyên chở nên họ phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế chở các lô hàng lẻ đã được xếp vào container và niêm phong kẹp chì. Quan hệ giữa họ và người chuyên chở thực là quan hệ giữa người thuê tàu và người chuyên chở.
2.5.2. Thực trạng chất lượng dịch vụ khai thác hàng lẻ xuất khẩu bằng container tại khu vực cảng TPHCM.
Hiện nay khu vực cảng có dịch vụ khai thác hàng lẻ xuất khẩu bằng container nhộn nhịp nhất là khu vực Tân Cảng. Lượng hàng lẻ tập trung về khu vực cảng này chiếm tới 70 – 80% lượng hàng lẻ của khu vực miền Nam. Ngồi ra cịn có một lượng hàng tập trung về các ICD như: Transimex, Tanamexco, Phước Long 1. Theo công ty cổ phần Kho vận Tân Cảng, sản lượng hàng nhập kho CFS số 6 và số 8 tại Tân Cảng ba tháng đầu năm 2014 là 51.638 tấn và tổng sản lượng của các năm từ 2011 đến 2013 dao động trong mức từ 197.582 tấn đến 218.073 tấn. Tương đương với khoảng từ 14.000 – 16.000 teu/năm. Điều này cho thấy lượng hàng lẻ cũng đóng góp một phần rất lớn vào sản lượng container vận chuyển quốc tế bằng đường biển.
Vào mùa cao điểm có đến 112 đại lý gom hàng lẻ lớn nhỏ tham gia hoạt động đóng hàng lẻ tại Tân Cảng, vào mùa thấp điểm con số này là 72 đại lý. Trong số này có khoảng 20 – 30 cơng ty gom hàng lẻ là hoạt động xuyên suốt và có tiếng trên thị trường với nhiều luồng tuyến khác nhau còn lại là các công ty gom hàng lẻ nhỏ khác với lượng hàng ít hơn và luồng tuyến cũng ít hơn. Một số doanh nghiệp đứng đầu ngành luôn cố gắng xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Để làm được điều đó bắt buộc các doanh nghiệp này phải xây dựng được lòng tin nơi khách hàng, đem lại sự hài lòng cao nhất cho họ.
Tuy nhiên vấn đề CLDV khai thác hàng lẻ vẫn chưa được đa số các doanh nghiệp này chú trọng. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau dựa trên nền tảng của giá cả và các chính sách kèm theo khác như trích hoa hồng cho khách hàng. Đại đa số các doanh nghiệp đều không khai thác hết tất cả các luồng tuyến hiện có của thị trường nhưng họ vẫn chào cơng khai với khách hàng về dịch vụ của mình đồng thời
sử dụng lại dịch vụ của một nhà gom hàng khác chỉ mong lấy được hàng của khách hàng. Cách làm này tuy bề ngồi khơng có vấn đề gì nhưng đến khi có một sự cố xảy ra đối với lơ hàng thì sẽ khó xác định được trách nhiệm của các bên có liên quan. Từ đó giải quyết sự cố một cách khó khăn và rắc rối, gây ra tâm lý hoang mang cho khách hàng.
Vẫn có nhiều doanh nghiệp đã cố gắng xây dựng CLDV của mình từ lâu nhằm đem lại sự hài lòng cao nhất cho khách hàng, tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ. Tuy nhiên kinh tế ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng khốc liệt bắt buộc các doanh nghiệp này phải chủ động hơn trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình mà bắt đầu từ CLDV. Lấy sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của mình.