Các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường truyền dẫn lãi suất tại việt nam (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình ứng dụng:

3.2.2.3. Các doanh nghiệp

Khu vực doanh nghiệp của nền kinh tế bao gồm một chuỗi các doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền được tiêu chuẩn hóa thành đơn vị phổ biến. Mỗi doanh nghiệp i thuê một lượng lao động 𝐻𝑖𝑡và sản xuất sản lượng đầu ra được tính bằng

𝑌𝑖𝑡 = 𝐻𝑖𝑡1−𝛼 với 𝛼 𝜖 (0,1).

2 Solow không những sáng tạo một lý thuyết mới về vận động kinh tế vĩ mô (bổ sung thêm nhân tố mới cho mơ hình Harrod-Domar : năng suất lao động) với giải thưởng Nobel về Kinh tế, mà còn đưa ra một dạng hàm sản xuất mới với độ co giãn thay thế giữa vốn và lao động là một hằng số (Constant Elasticity of Substitution (CES) Production Function). CES là một hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính có độ co giãn thay thế đầu vào không đổi.

Hơn nữa, giả định theo nghiên cứu của Galí và các cộng sự 3 (1999, 2001) thì sự lệch giữa mức giá và lạm phát phụ thuộc vào chính giá trị lịch sử của chính nó. Điều đó có nghĩa là trong mỗi thời kỳ, tỷ lệ các doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức giá là (1 − 𝜃). Hơn nữa, tỷ lệ các doanh nghiệp trong số các doanh nghiệp này có thể điều chỉnh mức giá hiện tại một cách tối ưu là (1 − 𝜔), các doanh nghiệp còn lại tuân theo quy tắc neo theo giá quá khứ (a backward looking rule). Từ các giả

định về hành vi thiết lập mức giá của các doanh nghiệp này, Galí và các cộng sự (2001) đã nâng dạng đường cong Phillips (a Phillips curve) thành dạng:

𝜋̂𝑡 = 𝛿𝑚𝐶̂𝑡 + 𝛽𝜃𝜙−1𝐸𝑡𝜋̂𝑡+1+ 𝜔𝜙−1𝜋̂𝑡−1 (5) Trong đó:

𝛿 = (1−𝜃)(1−𝜃𝛽)(1−𝛼)(1−𝜔)(1+𝛼(𝜖−1)) 𝜙−1, 𝜑 = 𝜃 + 𝜔(1 − 𝛽))

𝑚𝑐: phản ánh chi phí biên thực trung bình.

Áp dụng các điều kiện cân bằng thị trường 𝑌𝑡 = 𝐶𝑡 4, 𝐻𝑡 = 𝐿𝑡 5 và phương trình cung lao động (4), mơ hình logarit tuyến tính (3) (5) và (1) biến đổi thành:

𝑌̂𝑡 = −1

𝜎(𝑅̂𝑡𝐷− 𝐸𝑡(𝜋̂𝑡+1)) + 𝐸𝑡(𝑌̂𝑡+1) (6)

𝜋̂𝑡 = 𝛿𝛾𝑌̂𝑡 + 𝛽𝜃𝜙−1𝐸𝑡𝜋̂𝑡+1+ 𝜔𝜙−1𝜋̂𝑡−1 (7) Trong đó:

𝛾 = 1+𝜂

1−𝛼− 1 + 𝜎 với 𝜎 là hệ số xác định độ co dãn thay thế theo thời gian

(the intertemporal elasticity of substitution), 𝜂 là hệ số xác định độ co dãn

của cung lao động (the labor supply elasticity).

3 Theo nghiên cứu “European inflation dynamics”, Galí và cơng sự (2001), hàm sản xuất tổng quát là 𝑌𝑖𝑡= 𝐴𝑖𝑡𝐻𝑖𝑡1−𝛼, trong đó Ai biểu thị nhân tố công nghệ của doanh nghiệp i. Trong bài nghiên cứu, hàm sản xuất được đơn giản hóa và lược bỏ nhân tố cơng nghệ. Từ đó, (1- 𝛼) biểu thị độ co giãn của sản lượng theo lao động và (𝛼) biểu thị độ co giãn của nhân tố khác.

4 Điều kiện cân bằng thị trường hàng hóa.

Phương trình đường cong IS (the intertemporal IS curve) (6) và phương trình đường cong Phillips (7) tạo thành mơ hình cơ sở, được sử dụng rộng rãi để đánh giá chính sách tiền tệ, theo Clarida, R., Galí, J., Gertler, M., (1999).

Với 𝜆1 = 1/(1 + 𝜓) và 𝜆2 = 𝜓𝜈𝜆1 , phương trình (1) trở thành:

𝑅̂𝑡𝐷 = 𝜆1𝑅̂𝑡+ 𝜆2𝑅̂𝑡−1𝐷 (8) Phương trình (8) thể hiện biến động của lãi suất tiền gửi. Trong đó:

𝜆1 : Phản ánh sự truyền dẫn lập tức từ lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi.

𝜆2 : Phản ánh tính ỳ của lãi suất tiền gửi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường truyền dẫn lãi suất tại việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)