Chuỗi thức ăn: Chuỗi thức ăn được tạo nên bởi mối quan hệ dinh dưỡng của các loài tồn tại trong quần xã, trong đó loài này bắt một loài khác làm mồi, còn về phía mình lạ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC (Trang 45 - 48)

loài tồn tại trong quần xã, trong đó loài này bắt một loài khác làm mồi, còn về phía mình lại trở thành thức ăn cho một số loài khác tiếp theo.

Con mồi → Vật sử dụng 1 → Vật sử dụng 2 → Vật sử dụng 3 →… Ví dụ: cỏ → sâu → ếch → rắn → chim đại bàng

Ở chuỗi thức ăn, vật chất được chuyển từ bậc thấp đến bậc cao, càng lên bậc cao năng lượng được tích tụ trong mỗi bậc càng giảm, song chất lượng sản phẩm hay sự giàu năng

Mỗi một nhóm sinh vật trong chuỗi thức ăn có thể khác nhau về bậc phân loại nhưng cùng sử dụng một dạng thức ăn được gọi là bậc dinh dưỡng (tức là mắt xích của chuỗi thức ăn). Chẳng hạn thỏ, bò, cá trắm cỏ, giáp xác chân chèo... đều ăn các loài thực vật. Song ở chúng có sự phân hóa về ổ sinh thái dinh dưỡng nên hiện tượng cạnh tranh về nguồn sống giữa chúng xảy ra ít.

Hình 4.4: Chuỗi thức ăn

Trong các quần xã hay hệ sinh thái tự nhiên có thể gặp 3 loại chuỗi thức ăn khác nhau: chuỗi thức ăn chăn nuôi, chuỗi thức ăn phế liệu và chuỗi thức ăn thẩm thấu.

+ Chuỗi thức ăn chăn nuôi: Chuỗi thức ăn này được khởi đầu bằng thực vật, tiếp đến là những loài “ăn cỏ” rồi đến vật ăn thịt các cấp (1,2,3...). Thực vật hay một số nấm, vi khuẩn tạo nên nguồn thức ăn sơ cấp thông qua quá trình quang hợp hoặc hóa tổng hợp được gọi là những “sinh vật tự dưỡng”. Những sinh vật không có khả năng tự tạo nên nguồn thức ăn cho chính mình mà phải khai thác từ sinh vật tự dưỡng được gọi là “sinh vật dị dưỡng”. Chuỗi thức ăn có dạng sau:

Thực vật → Động vật ăn cỏ → Động vật ăn thịt bậc 1→ Động vật ăn thịt bậc 2 →…

+ Chuỗi thức ăn phế liệu: Khác với chuỗi thức ăn chăn nuôi, chuỗi này được khởi đầu bằng phế liệu hay mùn bã, cặn vẩn, sau đó là bậc dinh dưỡng của những loài ăn cặn vẩn, rồi đến các vật ăn thịt khác:

Động vật → Động vật → Động vật → …

Về bản chất, mùn bã hay phế liệu là dạng thức ăn sinh học rất quan trọng trong thiên nhiên. Xác sinh vật chết cũng như các sản phẩm bài tiết của chúng nằm trong đất hoặc trong nước, được các loài sinh vật nhỏ bé, đặc biệt là vi sinh vật phân hủy. Những mảnh hữu cơ vụn nát hay trên các nhân khoáng đã hấp phụ các keo hữu cơ trên bề mặt là nơi cư trú của vô số vi sinh vật, động vật nguyên sinh, các loài tảo, nấm... Do hoạt động sống của chúng mà các phần tử trên được làm giàu thêm bởi các chất khoáng và chất hữu cơ khác (protein, lipit, gluxit, vitamin, hoocmon) và trở thành nguồn thức ăn mới có tên thường gọi là mùn bã hay phế liệu hay cặn vẩn.

+ Chuỗi thức ăn thẩm thấu: Chuỗi thức ăn thẩm thấu có lẽ là chuỗi thức ăn rất đặc trưng cho các hệ sinh thái ở nước với 2 tính chất: thứ nhất, nước là dung môi có thể hòa tan tất cả các muối vô cơ và những chất hữu cơ phân cực có khối lượng phân tử thấp. Thứ 2, các sinh vật sống trong nước tức là sống trong một dung dịch các chất. Đại bộ phận các loài sinh vật nhỏ bé (tảo, động vật nguyên sinh, vi khuẩn...) có khả năng dinh dưỡng các chất hữu cơ hoà tan bằng con đường thẩm thấu qua bề mặt cơ thể. Ở một số không nhỏ các động vật lớn, ngoài phương thức dinh dưỡng theo kiểu bắt mồi, dinh dưỡng thẩm thấu cũng đóng vai trò quan trọng. Nguồn chất hữu cơ hoà tan rất đa dạng: từ quá trình phân huỷ xác chết, chất bài tiết đến các chất trao đổi được tạo ra trong hoạt động sống của sinh vật thủy sinh.

Như vậy, trong thiên nhiên 3 loại chuỗi thức ăn hoạt động đồng thời, tùy môi trường và hoàn cảnh cụ thể mà chuỗi thức ăn nào trở nên ưu thế, chuỗi thức ăn nào thứ yếu. Cần chú ý rằng do sự mất năng lượng quá lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng nên chuỗi thức ăn không thể

kéo dài, thường các quần xã trên cạn có 4 - 5 bậc và quần xã ở nước có từ 5 - 6 bậc dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w