QUẦN XÃ SINH VẬT 1 KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC (Trang 40 - 41)

1. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ SINH VẬT

Quần thể tự nó không thể hoàn thành chức năng sống của mình nên không thể tồn tại một cách độc lập mà phải dựa vào các quần thể

khác, tổ hợp các quần thể thuộc những loài khác nhau để tạo nên một tổ chức cao hơn gọi là quần xã sinh vật (Community hay Biocenose). Quần xã sinh vật có thể được xem như một tổ hợp của các quần thể khác loài với những mối tương tác giữa chúng, sống trong một vùng địa lý xác định.

Ðó là một đơn vị có tổ chức, tức là có một số tính chất đặc biệt không thấy ở mức quần thể và cá thể.

Vậy, quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài, phân bố trong một sinh cảnh xác định, ở đấy chúng có quan hệ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian.

Những loài sinh vật sống trong quần xã gắn bó với nhau rất mật thiết bằng nhiều mối quan hệ như quan hệ con mồi vật dữ, hội sinh, cộng sinh,... và quan hệ với môi trường vô sinh để tạo nên chu trình vật chất và sự biến đổi năng lượng. Nhờ vậy, quần xã trở thành một tổ chức được đặc trưng bởi những thuộc tính mà quần thể của các loài không bao giờ có, quần xã này khác biệt với quần xã khác bằng những tính chất riêng của mình. Quần xã không chỉ tham gia kiểm soát các hoạt động chức năng và sự phát triển tiến hoá của các loài mà còn là một thành viên sống của các hệ sinh thái. Sự có mặt của quần xã đã biến đổi môi trường vật lý thành một thực thể sinh động. Nhìn chung, vật chất và năng lượng tồn tại trong môi trường tự nhiên được tích tụ dưới nhiều dạng và biến đổi thông qua các hoạt động chức năng của quần xã. Quần xã không chỉ sống dựa vào môi trường mà còn cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho sự phát triển của mình thông qua các mối quan hệ tương hỗ giữa chúng.

Thuật ngữ quần xã dùng để chỉ một đơn vị chức năng như quần xã vi sinh vật cố định đạm trong một khu rừng, quần xã động vật có xương sống ăn kiến ở rừng Tây Nguyên. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ một đơn vị phân loại như quần xã các cây họ Dầu của rừng dầy Bornéo hay quần xã các loài bò sát ở savan Châu Phi.

Quần xã sinh vật là một thể thống nhất nhờ sự chuyển hóa và trao đổi chất tương hỗ. Thuật ngữ này cần đuợc hiểu theo nghĩa rộng và dùng để chỉ các đơn vị thiên nhiên có kích thước khác nhau, từ quần xã một thân cây đến quần xã của một rừng hay đại dương.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w