Tác động của cơ chế cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô việt nam (Trang 28 - 34)

Cơ chế cấp xét tín dụng của các ngân hàng thương mại. Việc ngân hàng thiết lập một hệ thống các thủ tục tín dụng nghiêm ngặt là nhằm xử lý vấn đề “bất cân xứng thông tin giữa người vay và người cho vay”. Để phòng chống rủi ro tín dụng ngồi việc xây dựng quy trình tín dụng nghiêm ngặt, ngân hàng còn yêu cầu các tài sản thế chấp và

đảm bảo.

Để giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người vay và người cho vay, ngân

hàng Grameen với những cơ chế và phương thức hoạt động nêu sau đây đã có tác

dụng hiệu quả nhằm áp lực cũng như kích thích người vay hồn trả vốn vay mà không cần các tài sản thế chấp và quy trình cấp xét tín dụng phức tạp như vừa phân tích đối với khu vực tài chính chính thức, được các tác giả Christian Ahlin (2012); Kartik Natarajan (2004); Kono H., (2007); Besley, Timothy and Coate, Stephen (1995) giải thích như sau:

Phương pháp trực tiếp: Định chế phải mở rộng nguồn lực một cách trực tiếp ( trong hình thức chi tiêu và quản lý) đối với việc sàn lọc, kích thích và cưỡng chế người vay nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Có 3 nội dung phổ biến:

+ Cách 1: Thu hồi nợ thường xuyên (intensive loan collection): Tổng số nợ ( gồm

tiền vay và lãi) được thu hồi lại trong dạng trả nhiều lần và mỗi lần trả theo một

khoảng thời gian cụ thể. Trong mơ hình Grameen thì: Mỗi khoản vay phải được trả

+Cách 2: Kích thích trả lại nợ (incentives to repay): Đối với phần nợ quá hạn được

tính theo lãi suất phạt và chỉ cho vay tiếp khi nợ cũ được thanh toán đúng hạn.

Hai cách trên nhằm gia tăng sức ép đối với người vay phải trả lại nợ và tạo điều kiện cho định chế theo dõi được hành vi, năng lực thanh toán của người vay, phân loại được khách hàng.

+Cách 3: Khuyến khích tiết kiệm: Đối với người vay khơng có tài sản thế chấp, để

giảm thiểu rủi ro, định chế địi hỏi người vay phải đóng góp một số tiền vào quỹ tiết

kiệm bắt buộc. Số tiền đóng góp này được hưởng lãi suất tiết kiệm. Vì có tài khoản

tiết kiệm tại định chế, ngưới vay sẽ có trách nhiệm hơn trong việc trả nợ đúng hạn.

Phương pháp gián tiếp: Tạo ra sức ép để kích thích người vay trả nợ của chính họ.

Phương pháp này sử dụng cách thức cho vay theo nhóm. Mỗi thành viên của nhóm là người bảo lãnh cho tất cả các thành viên khác. Chỉ cần một trường hợp khơng trả nợ

đúng lịch thì cả nhóm sẽ mất quyền vay vốn. Việc chia sẻ rủi ro và tự quản lý nhau

giúp tăng khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Mặt khác do đó có sức ép trong nhóm

áp lực các thành viên phải có trách nhiệm trả nợ đúng hạn, sẽ làm tăng tỉ lệ thu hồi nợ. Đồng thời với cơ chế này thì cũng có tác dụng tăng lợi thế kinh tế nhờ tăng quy mơ trong việc cung cấp tín dụng,làm giảm chi phí giao dịch và quản lý (Nhân viên tín dụng thu tiền định kỳ của cả nhóm thơng qua trưởng nhóm và trưởng trung tâm, khơng phải thu từng khoản tiền nhỏ lẻ của từng thành viên). Ngồi ra, hình thức tín dụng theo nhóm giúp tăng khả năng huy động tiết kiệm và tạo nguồn quỹ phòng khi khẩn cấp (nhờ những ràng buộc trong nội bộ nhóm), góp phần khuyến khích một số giá trị xã hội (như tăng tính đồn kết, và tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm). Điều này được cụ thể hóa trong mơ hình Grammen như sau:

- Để vay được tín dụng, người trong những gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm

thành bởi những thành viên có cùng đặc điểm rủi ro tương tự (cùng về điều kiện kinh tế, hồn cảnh). Bởi vì, nều một thành viên có rủi ro lớn hơn thì anh ta sẽ được bao

cấp bởi những thành viên khác. Thơng thường, mỗi gia đình chỉ được phép có một

người tham gia một nhóm. Do đó, các thành viên của một gia đình hay thậm chí cả

bà con thân thuộc khơng thể nằm chung trong một nhóm. Mỗi nhóm bầu một trưởng

nhóm và một thư ký để chủ trì cuộc họp hàng tuần. Sau khi nhóm được thành lập,

một nhân viên ngân hàng sẽ đến thăm gia đình và kiểm tra tư cách của mỗi thành

viên để lấy thông tin về tài sản, thu nhập, v.v…

- Khoảng năm hoặc sáu nhóm sẽ lập nên một trung tâm trong cùng địa phương.

Từ các trưởng nhóm sẽ bầu ra Trưởng trung tâm, là người chịu trách nhiệm giúp các thành viên tìm hiểu về kỷ cương của ngân hàng, và chủ trì cuộc họp hàng tuần. Tất cả các thành viên sẽ dự một khóa hướng dẫn kéo dài một tuần, mỗi ngày hai giờ. Các

nhân viên ngân hàng sẽ giải thích quy định của Grameen, quyền và nghĩa vụ của

thành viên. Sau khi kết thúc khóa học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy

chứng nhận là thành viên chính thức. Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành

viên phải chứng tỏ tính thành thực và tính đồn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần kế tiếp. Trong thời gian này, nhân viên ngân hàng tiếp tục

bàn về quy định của Grameen, và giải đáp thắc mắc. Các thành viên mù chữ cũng

được dạy cách ký tên. Các thành viên không cần phải đến trụ sở ngân hàng để giao

dịch Nhân viên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần để cấp tiền vay,

thu tiền trả nợ, và vào sổ sách ngay tại trung tâm. Có cả các nhân viên nữ để làm việc với khách hàng nữ.

- Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một taka (Đơn vị tiền tệ

của Bănglađét) vào quỹ nhóm. Ban đầu chỉ có hai thành viên được vay tiền. Thêm

đầu tiên. Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm hai tháng - nữa

cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy.

- Nếu một người vỡ nợ, những người khác trong nhóm sẽ khơng được vay. Do

đó, áp lực của các thành viên trong nhóm là một yếu tố quan trọng bảo đảm mỗi

thành viên sẽ trả nợ đầy đủ. Ngồi việc đóng góp 1 taka mỗi tuần, mỗi thành viên khi

vay được tiền phải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm. Các thành viên có thể vay

mượn từ quỹ này với bất cứ mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêu dùng. Nhờ

đó, họ có thể hỗ trợ nhau trả nợ ngay cả lúc gặp hồn cảnh khó khăn, và tránh dùng

khoản vay ban đầu để tiêu dùng. Tiền vay từ quỹ nhóm cũng phải được trả hàng tuần.

Mỗi nhóm cịn lập quỹ khẩn cấp với mức đóng góp bằng 4% tiền vay ngân hàng.

Quỹ này chỉ dùng để giúp thành viên trả nợ trong trường hợp cấp bách như có tử

vong, bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ này giống như một khoản bảo hiểm.

- Cung cấp món vay lớn hơn dựa vào chất lượng hoàn trả của khách hàng. Điều

này góp phần giúp khách hàng nâng cao dần năng lực quản lý tiền bạc, khi các món

vay nhỏ mà khách hàng đảm bảo uy tín trả nợ đúng hạn, đó là cơ sở quan trọng cho

việc quản lý tiền bạc hiệu quả ở giá trị lớn hơn, đây là cơ sở cân nhắc cung cấp các món vay lớn hơn.

Bảng 2.1 Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của MFIs Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của MFIs (lý thuyết & thực nghiệm)

Yếu tố Ảnh hưởng Lợi tức trên d a n h mục c h o v a y (YIELDit) Tích cực

Nadiya (2011); Nyamsogoro (2010); Crombrugghe, Tenikue và Sureda (2007); Woller và Schreiner (2002); Conning (1999); Adongo và Stork (2005) Khơng có ý nghĩa đối

với cho vay theo nhóm Cull (2005);

Số người vay hiện tại (NABit) Tích cực Crombrugghe và cộng sự (2007); Mersland và Storm (2007); Tiêu cực Nyamsogoro (2010) Chi phí trung bình trên mỗi người vay (CPBit)

Tích cực Woller và Schreiner (2002); Christen (1995); Cull

(2005); Tiêu cực nhưng khơng

có ý nghĩa thống kê Daniel G. Nyamsogoro (2010)

Tỷ số chi phí hoạt động (OERit)

Tiêu cực Daniel G. Nyamsogorom (2010); Dissanayake

(2012)

Khoản vay trung bình (ALBPit)

Tích cực

Adongo và Stork (2006); Nyamsogoro (2010); Gonzalez (2007) và Gregoire và Tuya (2006); Crombrugghe và cộng sự (2007)

Khơng có ý nghĩa

thống kê Cull và cộng sự (2007);

Tiêu cực Nadiya (2011); Woller và Schreiner (2002);

Quy mô của M F I s ( L n- SIZEit)

Tích cực

Cull và cộng sự (2007); Mersland và Storm (2009) và Bogan và cộng sự (2007); Kyereboah-Coleman và Osie (2008); Ghana Kyereboah và cộng sự (2008); Nyamsogoro (2010); Robinson (2001); Khơng có ý nghĩa

thống kê Hartarska (2005);

Nợ trên vốn chủ sở hữu

Tích cực Kyereboah Coleman (2007); Bogan et al (2007);

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) chủ sở hữu

(DERit) Tiêu cực Nyamsogoro (2010); Hartarska và Nadolnyak

(2007) Kinh nghiệm

h oạt đ ộn g

(LnAGEit)

Tích cực Cull (2007); Gonzalez, 2007); Robinson (2001); Bogan (2007)

Khơng có ý nghĩa

thống kê Nyamsogoro (2010); Nadiya (2011)

Cơ chế cho vay đồng trách nhiệm

Tác động tích cực

Christian Ahlin (2012); Kartik Natarajan (2004); Kono H., (2007); Besley, Timothy and Coate, Stephen (1995)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô việt nam (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)