CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô việt nam (Trang 69 - 71)

5.1 KẾT LUẬN

Với mục tiêu nghiên cứu: Xem xét tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả

hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam. Nghiên cứu ứng dụng mơ hình

hồi quy Pooled OLS, FEM, REM phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt

động của các tổ chức tài chính vi mơ Việt Nam. Trong đó, hiệu quả hoạt động của

các tổ chức tài chính vi mơ được xem xét qua khía cạnh quan trọng là khả năng tự vững về hoạt động. Các cơ chế hạn chế bất cân xứng thông tin độc đáo và các yếu tố khác được xem xét và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

hoạt động của 42 tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1999 đến

2014. Nghiên cứu đã phát hiện ra 05 nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê từ 0.1%

đến 5%, bao gồm: Lợi tức trên danh mục cho vay danh nghĩa (YIELDit); Cơ cấu vốn

(DERit); CPBit (Chi phí trung bình trên mỗi người vay); Cơ chế cho vay đồng trách

nhiệm (LM). Trong đó, Lợi tức trên danh mục cho vay danh nghĩa (YIELDit) và cơ

chế cho vay đồng trách nhiệm (LM) là các yếu tố tác động mạnh nhất.

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức lãi suất ảnh hưởng quan trọng đến tính hiệu quả hoạt động của MFIs (Cụ thể là Tính bền vững về hoạt động của MFIs). Điều này

hàm ý rằng: để tăng cường sự bền vững về hoạt động của các MFIs, cần phải áp dụng một chính sách lãi suất theo hướng thị trường. Theo đó các nhà quản lý phải thiết lập lãi suất của các tổ chức TCVM, đảm bảo bù đắp đầy đủ tổng chi phí của nó; bao gồm chi phí vốn, chi phí giao dịch và dự phịng rủi ro tín dụng.

Nghiên cứu đề nghị những giải pháp nhằm tăng cường sự tự vững về hoạt động của

đồng trách nhiệm + yêu cầu tiết kiệm bắt buộc + cho vay tăng dần theo năng lực trả

nợ + thu hồi nợ thường xuyên); Đơn giản hóa hoạt động cho vay, nâng cao lợi tức

trên danh mục cho vay, tăng năng suất nhân viên và giảm sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ, giảm chi phí điều hành, khai thác các nguồn lực để tạo ra doanh thu tài chính và tập trung vào việc tăng giá trị tổng tài sản.

5.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Bên cạnh kết quả đạt được như kỳ vọng, nghiên cứu này có hạn chế như sau: Hiệu

quả hoạt động của các MFIs chỉ được đánh giá qua một chỉ tiêu duy nhất: Hệ số

hiệu quả về hoạt động (còn gọi là: Tỷ lệ bền vững (tự vững) về hoạt động). Tuy mục tiêu nâng cao tính bền vững về hoạt động của các MFIs là vấn đề quan trọng số một trong lĩnh vực tài chính vi mơ nhằm mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính vi mơ cơng bằng và hiệu quả. Chúng ta nên suy nghĩ về các khía cạnh khác nữa của khái niệm “Hiệu quả hoạt động”.

Đây cũng là một hạn chế của đề tài nghiên cứu này bởi vì biến phụ thuộc trong mơ

hình nghiên cứu không phản ảnh một cách tổng quan hiệu quả của MFIs. Chúng ta

cần phải xem xét một loạt các chỉ số tài chính khác nữa. Ví dụ: “Tỷ lệ hồn trả”: Phản ảnh chất lượng tín dụng”; “Tỷ lệ nợ xấu” (nợ xấu/tổng cho vay)”.


Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)