CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.1 Những khó khăn của các ngân hàng yếu kém
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, cơng nợ, vốn tự có và mức độ an tồn của các TCTD. NHNN đã xác định 9 NHTM yếu kém cần phải tái cấu trúc. Bởi lẽ các ngân hàng cịn gặp một số khó khăn sau:
Khó khăn trong thanh khoản
Hầu hết các ngân hàng yếu kém giai đoạn này đều mất thanh khoản nghiêm trọng và đòi hỏi NHNN phải hỗ trợ. Biểu hiện bên ngồi của hiện tượng này là tình trạng cạnh tranh lãi suất thiếu lành mạnh, lách trần lãi suất và đẩy lãi suất liên ngân hàng có lúc lên đến 35%-40%.
Biểu đồ 3-1: Lãi suất liên ngân hàng năm 2011
Nguồn: NHNN trích trong Nguyễn Tú Mai (2013)
Nguyên nhân rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này đến từ sự ảnh hưởng của các chính sách như áp lực từ Nghị định 141 buộc các ngân hàng phải tăng vốn đạt mức tối thiểu 3.000 tỷ và các quy định về trần lãi suất cho tất cả các khoản tiền gửi có kỳ hạn và khơng kỳ hạn như thông tư 02 và thông tư 30 (Phụ lục 10). Tác động của các quy định này đã buộc các ngân hàng nhỏ bước vào cuộc chạy đua về vốn, về lãi suất. Các NHTMCP đã nhỏ gặp nhiều khó khăn trong thu hút tiền gửi và phải dựa vào thị trường liên ngân hàng để
Lãi suất (%/năm)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 Jan -11 Feb- 11 Mar -11 Apr -11 May- 11 Jun- 11 Jul-11Aug- 11 Sep- 11 Oct -11 Nov- 11 Dec -11 Qua đêm 1 tháng 3 tháng 12 tháng
đảm bảo thanh khoản. Do đó, rủi ro thanh khoản chủ yếu xuất hiện ở nhóm ngân hàng này. Hầu hết các ngân hàng này đều có đặc điểm là quy mô VĐL không lớn (dưới 5.000 tỷ đồng). Tổng VĐL của 9 NHTM yếu kém tương đương VĐL của NHTMNN Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Phụ lục 11).
Nợ xấu tăng cao
Nợ xấu là vấn đề nhức nhối gây ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các ngân hàng này. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của một ngân hàng thuộc nhóm có tổng tài sản nhỏ nhất (nhóm 3) là 2,25%. Do đó, nếu ngân hàng này có biến động nhỏ thì số nợ xấu trên sẽ khiến cho vốn chủ sở hữu bị mất hết (Bảo Trâm, Việt Dũng, 2013). Bên cạnh đó, trên 70% cơ cấu tài sản của các ngân hàng trong hệ thống đến từ hoạt động cho vay khách hàng và các TCTD khác nên rất dễ gặp rủi ro khi có biến động về kinh tế. Trong đó, cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ lệ khơng nhỏ, nên thị trường bất động sản đóng băng sẽ làm khả năng trả nợ suy giảm, tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.
Biểu đồ 3-2: Cơ cấu tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2011 – 2012
Nguồn: KPMG (2013)
Nợ xấu cao, lợi nhuận thấp khiến cho các ngân hàng thua lỗ và rơi vào tình trạng căng thẳng về thanh khoản. Trong khi đó, Các TCTD trích lập dự phịng chưa đầy đủ, nếu trích lập đúng thì nhiều TCTD của Việt Nam bị lỗ thậm chí mất vốn tự có. Ngun nhân nợ xấu cao là do (1) các ngân hàng cho vay ở các lĩnh vực có rủi ro như bất động sản có dư nợ cho vay bất động sản cao chiếm 8,2% tổng dư nợ tín dụng (9/2011) trong khi đó dư nợ có đảm bảo bằng bất động sản chiếm 53,3%; (2) các ngân hàng cho vay chủ yếu tập trung vào một
số khách hàng và nhóm khách hàng liên quan; (3) dự phịng rủi ro khơng được trích lập đầy đủ tương ứng với mức độ rủi ro; (4) sở hữu chéo. Một trong số các ngân hàng chịu ảnh hưởng nặng nề từ nợ xấu là HBB.
Hộp 3-1: Bài học từ sự biến mất thương hiệu HBB
Sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, thương hiện HBB đã hoàn toàn biến mất. Nguyên nhân được giải thích là do sự gia tăng khơng ngừng của nợ xấu chủ yếu đến từ Vinashin và Thủy sản Bình An. ngân hàng đã tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn, vào một số các lĩnh vực như thủy sản, sản xuất giấy và đóng tàu. 65% tổng dư nợ của HBB đến từ 50 khách hàng lớn và các lĩnh vực này. Riêng Vinashin được HBB cho vay 2.745 tỷ và 605 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu của tập đoàn này. Số tiền trên chiếm 83% VĐL của ngân hàng và vượt quá điều kiện cho vay của một TCTD là 15% vốn tự có theo quy định của nhà nước. Hậu quả là ngân hàng này phải bù đắp khoản chi phí huy động cho khoản vay của Vinashin là 500 tỷ đồng/năm trong 2 năm 2010, 2011. Đến cuối q 2/2011, HBB có ghi nhận 1,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, nhưng toàn bộ giá trị trái phiếu của Vinashin chưa được trích lập dự phịng. Ngồi ra, Thủy sản Bình An (Bianfishco) cũng là gánh nặng đối với ngân hàng này. HBB đã góp vốn mua 5 triệu cổ phần của Bianfishco (tương đương 10% VĐL) trị giá 80 tỷ đồng. Sau đó, HBB đã mua có kỳ hạn 25 triệu cổ phiếu của công ty này với trị giá 125 tỷ và còn khoản ủy thác đầu tư mua 9 triệu cổ phiếu Bianfishco, trị giá 62 tỷ đồng nâng tổng số tiền đầu tư của ngân hàng vào Bianfishco là 267 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ của HBB trên thị trường 2 cũng gặp khó khăn nhất định, với 270 tỷ đồng gửi tại Cơng ty Tài chính Cao su và hơn 200 tỷ gửi lại GP.Bank, FCB,… Các khoản tiền gửi này đến nay vẫn chưa thể thu hồi. Tại thời điểm sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu của HBB là 16,06 %, vốn chủ sở hữu giảm còn 3.741 tỷ đồng. Còn theo Báo cáo đánh giá đặc biệt của NHNN, vốn chủ sở hữu của HBB là 195,3 tỷ đồng. Như vậy chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu quá cao là điểm đáng lưu ý của NH này.
Hệ số an toàn toàn vốn (CAR) chưa đảm bảo an toàn
Hầu hết các ngân hàng đều có chỉ số an tồn vốn vượt xa mức tối thiểu 9%. Trong đó, phải kể đến hệ số CAR của SCB, TNB, FCB, TP.Bank năm 2010 lần lượt là 10,32%; 50,2%; 43,54%; 18,08%; còn tỷ lệ CAR bình qn của tồn ngành năm 2010 là 16,69% (FEPT, 2012).
Nếu nhìn về mặt số học thì những ngân hàng này đều thuộc diện an toàn. Thực ra, bằng những thủ thuật kế toán các ngân hàng đã che dấu đi bản chất thật. Điều này là do hai nguyên nhân. Thứ nhất, do việc phân loại nợ, kết quả thanh tra toàn diện các ngân hàng
này cho thấy trên số liệu sổ sách thì hầu hết các ngân hàng đều có lãi nhưng phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro chưa đầy đủ theo quy định, cá biệt có những ngân hàng lỗ nặng và mất cả VĐL (trường hợp HBB). Thứ hai, các ngân hàng đưa nợ xấu vào các khoản mục tài sản khác.
Nợ xấu cao có thể làm NHTM thua lỗ, vốn chủ sở hữu và CAR sẽ giảm. NHTM sẽ phải giải trình với cổ đơng khi CAR giảm xuống dưới mức tối thiểu 9%. Để giúp tình hình tài chính của NHTM khơi phục, NHTM sẽ xin tăng vốn chủ. Điều này làm thay đổi một phần hoặc toàn bộ HĐQT và ban điều hành của ngân hàng. Để tránh nợ xấu, NHTM sẽ thực hiện đảo nợ cho KH bằng cách cấp khoản tín dụng mới cho khách hàng. Cách này tuy giúp cho người vay trả cả gốc và lãi của khoản nợ đến hạn nhưng sẽ làm cho tổng dư nợ tăng lên và che đậy tỷ lệ nợ xấu thực. Như vậy, không những hệ số CAR theo cách tính tại Thơng tư 13 chưa bao hàm hết rủi ro, mà cịn bị vơ hiệu hóa bởi các thủ thuật của NHTM và chưa phản ánh đúng mức độ an toàn của các ngân hàng này.
Sở hữu chéo phức tạp
Mơ hình sở hữu chéo là cơ sở cho sự phát triển của lợi ích nhóm và xung đột quyền lợi giữa các cổ đông. Bản thân sở hữu chéo khơng xấu nhưng hình thức biểu hiện của sở hữu chéo trong các ngân hàng Việt Nam và đặc biệt là các ngân hàng yếu kém thời gian qua đã gây ra nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các ngân hàng yếu kém. Cụ thể là mơ hình sở hữu chéo giữa 3 ngân hàng hợp nhất là SCB, TNB, FCB.
Sơ đồ 3.1: Sở hữu chéo ba ngân hàng hợp nhất
Nguồn: Nguyễn Đức Mậu (2012)
Theo sơ đồ trên, Bà Trương Mỹ Lan là chủ sở hữu của cả 3 ngân hàng này trước khi sáp nhập. Mối quan hệ chồng chéo giữa các doanh nghiệp, ngân hàng và cá nhân là vô cùng phức tạp. Do đó việc hợp nhất 3 ngân hàng này là giải pháp đưa về cùng một chủ.
Bất cân xứng thông tin trong hoạt động ngân hàng
Đến nay nhiều ngân hàng thiếu sự minh bạch trong tình hình tài chính, tập trung vào các ngân hàng yếu kém. BCTC của một số ngân hàng chưa được công bố kịp thời như ngân hàng Đại Tín đến nay vẫn chưa có năm 2012, 2013. Sự bất cân xứng thơng tin tồn tại giữa lãnh đạo ngân hàng và các nhà đầu tư, giữa nhà nước và ngân hàng, giữa khách hàng và ngân hàng,… sẽ phát sinh nhiều rủi ro.
Mặt khác, thơng tin khơng chính xác sẽ khiến cho các nhà đầu tư thiếu niềm tin vào thông tin được cung cấp dù trước hay sau kiểm tốn. Vấn đề tiết lộ thơng tin và độ chính xác của thơng tin cịn nhiều bất cập. Điều này cũng dẫn đến việc khơng xác định được chính xác
mức độ yếu kém thực sự của các ngân hàng hiện nay. Sự bất cân xứng thơng tin chính là rào cản vơ hình trong q trình thực hiện mục tiêu của Đề án tái cấu trúc.
Nợ xấu được coi là đích cần xử lý trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, nhưng lại chủ yếu do các ngân hàng tự cơng bố. Do đó, làm nảy sinh động cơ che giấu nợ xấu, gây khó khăn cho đối tác sáp nhập và cho nhà đầu tư, cổ đông,…
Năng lực quản trị yếu kém
Các ngân hàng này bên cạnh hoạt động chính là tín dụng cịn tham gia vào các hoạt động kinh doanh rủi ro và kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến khả năng chi trả. Một trong số nguyên nhân của việc đầu tư kém hiệu quả đến từ năng lực quản trị còn hạn chế. Chính năng lực quản trị yếu kém nên khả năng thẩm định cho vay có nhiều rủi ro, làm gia tăng nợ xấu. Các nhà quản trị chưa áp dụng quy trình quản trị rủi ro theo hướng tiếp cận với chuẩn mực quốc tế nên chưa ngăn chặn được các rủi ro có thể xảy ra. Bản thân các ơng chủ ngân hàng này vì lợi nhuận và áp lực tăng vốn đã đưa ra quyết định đầu tư vào dự án rủi ro và kém hiệu quả.
Tóm lại, các ngân hàng yếu kém cần phải tập trung xử lý các vấn đề như thanh khoản, nợ
xấu, sở hữu chéo, minh bạch hóa các thơng tin và nâng cao được năng lực quản trị thì mới
khôi phục được các ngân hàng này. Các ngân hàng yếu kém đã có nhiều biểu hiện bất thường bên ngồi và trục trặc có tính hệ thống bên trong. Tuy cả 9 ngân hàng này có quy mơ nhỏ nhưng vẫn có hàng nghìn người gửi tiền và khách hàng vay vốn. Chính vì vậy, việc xử lý các ngân hàng yếu cần phải nhanh chóng, kịp thời nhưng cần thận trọng và chặt chẽ để không ảnh hưởng tới người gửi tiền cũng như đảm bảo an toàn cho cả hệ thống. Trước những vấn đề cấp bách đặt ra của cả hệ thống ngân hàng và đặc biệt là các ngân hàng yếu kém địi hỏi Chính phủ phải tái cấu trúc tồn hệ thống ngân hàng trong đó trọng tâm là tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém.