CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
3.2 Cách thức xử lý ngân hàng yếu kém trong giai đoạn 2011 2014
Những vấn đề nảy sinh của hệ thống ngân hàng và đặc biệt là các ngân hàng yếu kém giai đoạn 2011 - 2014 và giai đoạn 1996 – 1997 có một số điểm tương đồng với nhau. Nhưng căn nguyên của những trục trặc này phức tạp hơn nhiều. Chính vì vậy khơng thể áp dụng cách thức cũ cho giai đoạn mới.
Đề án cũng chỉ ra cách thức tái cấu trúc từng ngân hàng một cách cụ thể. Dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và quản trị, đặc biệt là chất lượng tài sản, cơng nợ
và vốn tự có và mức độ an toàn của TCTD, NHNN chia các TCTD thành 3 nhóm là TCTD lành mạnh, TCTD thiếu thanh khoản tạm thời và TCTD yếu kém. TCTD yếu kém có quy mơ hoạt động giới hạn so với đối thủ cạnh tranh, vốn chủ sở hữu thấp, tỷ lệ cho vay bất động sản và thế chấp bằng bất động sản là rất cao, nợ xấu nhiều và thanh khoản thấp nên tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng, thanh khoản và thị trường.
Đến thời điểm cuối năm 2013, đã có 8/9 ngân hàng đã thực hiện tái cấu trúc bằng sáp nhập, quá trình thực hiện được chỉ rõ ở Bảng 3-1.
Bảng 3-1: Các phương án sáp nhập NH
Stt Ngày Văn bản Phương án sáp nhập
1 26/12/11 2716/QĐ- NHNN SCB, FCB và TNB hợp nhất thành ngân hàng mới là SCB. 2 07/08/12 1559/QĐ- NHNN HBB sáp nhập vào SHB 3 02/07/12 3977/NHNN -TTGSNH
DOJI Group (tập đoàn chuyên về vàng và trang sức) tiến hành mua 20% cổ phần của TP.Bank và trở thành đối tác chiến lược của
ngân hàng này. 4 06/09/12 652/NHNN
-TTGSNH
Tập đoàn Thiên Thanh (chuyên về Bất động sản và vật liệu xây dựng ) là đối tác chiến lược của NHTMCP Đại Tín khi nắm giữ
9,67% cổ phần của ngân hàng này. Nhóm cổ đơng mới sở hữu 85% cổ phần của Đại Tín. Sau đó ngân hàng này cũng đổi tên thành NHTMCP Xây Dựng.
5 12/09/13 2018/QĐ- NHNN
NHTMCP Phương Tây hợp nhất với Tổng Cơng ty Tài chính Cổ phần Dầu Khí Việt Nam (PVFC) và lấy tên mới là ngân hàng Đại chúng.
6 NHTMCP Nam Việt tự tái cấu trúc. Đến ngày 19/5/2014 đổi tên
thành ngân hàng Quốc Dân.
7 NHTMCP Dầu khí Tồn Cầu dự kiến được Đối tác Singapore
UOB mua lại và trở thành chi nhánh ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Đây là sẽ là trường hợp đầu tiên một TCTD nội địa được bán toàn bộ cho nhà đầu tư ngoại.
Cách thức xử lý các ngân hàng yếu kém giai đoạn này là rất đa dạng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung xem xét các các thương vụ tái cấu trúc thông qua giải pháp M&A, gồm 5 thương vụ đầu tiên:
Thương vụ một, các ngân hàng SCB, TNB, FCB đã tiến hành hợp nhất. Lý thuyết M&A
cũng khẳng định sau khi M&A sẽ phải phát huy thế mạnh của các đơn vị thành phần, nhưng với cách thức này cả ba ngân hàng đều yếu, nên khơng có thế mạnh nào được phát huy. Rõ ràng các ngân hàng yếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra ngân hàng yếu hơn. Cụ thể, sau khi ba ngân hàng này tiến hành hợp nhất thì pháp nhân mới khơng thể tự giải quyết vấn đề của mình mà phải nhờ đến sự hỗ trợ thanh khoản của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV).
Thương vụ hai, HBB sẽ sáp nhập SHB trong đó SHB là ngân hàng cũng có VĐL khơng
chênh lệch nhiều so với HBB nhưng tình hình SHB trước khi sáp nhập khá lành mạnh. Chỉ tiêu tài chính của SHB thể hiện ở các số liệu ngày 29/2/2012 có ROA là 1,75% cao hơn so bình qn ngành là 1,119%, ROE là 22,6% cao hơn chỉ tiêu toàn ngành là 20,38%, hệ số an toàn vốn CAR là 15,39%. SHB được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình khó khăn của HBB5. Trong Thương vụ ba và bớn, cả hai đều sử dụng hình thức mua bán cổ phần và huy động vốn từ cổ đơng bên ngồi. Đối với ngân hàng Xây Dựng, các cổ đơng của tập đồn Thiên Thanh đã mua lại cổ phần của cổ đông cũ và không làm gia tăng thêm VĐL. Trong khi đó, Doji trở thành cổ đông chiến lược của TP.Bank bằng cách góp vốn thật và làm gia tăng thêm VĐL. Dòng vốn này đã giúp cho ngân hàng yếu kém như TP.Bank khôi phục lại hoạt động kinh doanh. Sau khi tái cấu trúc, hai ngân hàng này sẽ theo đuổi chiến lược kinh doanh mới. TP.Bank đã định hướng phát triển kinh doanh vàng6, còn ngân hàng Xây dựng chủ yếu chuyển hướng cung cấp vốn cho ngành xây dựng, vật liệu xây dựng và bất động sản7. Điều này sẽ góp phần thay đổi diện mạo mới cho hai ngân hàng.
Thương vụ năm, NHTMCP Phương Tây sau khi hợp nhất với PVFC, VĐL của ngân hàng
này đã tăng lên 9.000 tỷ, nằm trong nhóm các ngân hàng có VĐL cao.
Tóm lại, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém lần này, vừa nằm trong Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD vừa nằm trong tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế. Vì chưa có tiền lệ ở Việt Nam, nên
5 Tóm tắt Đề án sáp nhập
6 Doji là công ty chuyên về kinh doanh vàng
việc triển khai thực hiện sẽ dựa trên tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của những lần tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam trước đó, và học hỏi từ bài học thành công của các quốc gia trên thế giới.