3.1 Mơ hình lý thuyết
3.3.1.2 Phƣơng pháp thực nghiệm của bài nghiên cứu này
Như vậy, dựa trên cơ sở là những luận điểm quan trọng về phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010), phương pháp chung của nghiên cứu này sẽ áp dụng các kiểm định kinh tế lượng theo một trình tự tổng qt như sau để có thể tìm ra bằng chứng về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực trong trường hợp của Việt Nam và Mỹ cũng như các quốc gia Châu Á khác và Mỹ.
Thứ nhất, vấn đề về tính dừng của dữ liệu sẽ được đưa ra nghiên cứu đầu tiên. Các
kiểm định nghiệm đơn vị sẽ được thực hiện trên chuỗi dữ liệu gốc và chuỗi sai phân bậc một của tỷ giá thực, lãi suất thực. Bước kiểm định này sẽ cho ta biết đặc điểm của các chuỗi dữ liệu đang nghiên cứu là dừng xu hướng hay dừng sai phân. Nói cách khác, bài nghiên cứu sẽ xem xét bậc liên kết của các chuỗi này là chuỗi I(0) hay I(1). Kỳ vọng từ kiểm định nghiệm đơn vị trong nghiên của bài nghiên cứu là các chuỗi dữ liệu khơng dừng và có liên kết bậc một. Điều này hàm ý rằng giữa tỷ giá thực và lãi suất thực sẽ có khả năng tồn tại một mối liên hệ nào đó trong dài hạn. Ngoài ra, một vấn đề trọng tâm khác trong nghiên cứu này đó là sự xem xét đến điểm gãy cấu trúc. Dựa trên luận điểm của Perron (1989) cũng như của Byrne và
Nagayasu (2010), sự biến đổi về mặt cấu trúc trong chuỗi dữ liệu có thể dẫn tới kết luận sai lầm về việc liệu chuỗi đó có nghiệm đơn vị hay khơng. Do đó, qúa trình đi tìm bằng chứng về mối quan hệ dài hạn địi hỏi giai đoạn kiểm định nghiệm đơn vị cũng cần phải có sự xem xét đến yếu tố điểm gãy cấu trúc nhằm đưa ra kết quả xác thực nhất. Dựa theo đề xuất của Byrne và Nagayasu (2010), bài nghiên cứu sẽ áp dụng kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp của Saikkonen và Lutkepohl (2002) để giải quyết vấn đề này.
Thứ hai, với kỳ vọng như trên từ kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu, bài nghiên cứu
sẽ tiến hành đi tìm bằng chứng về khả năng tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực thông qua các kiểm định đồng liên kết. Mặt khác, dựa trên luận điểm thứ hai của Byrne và Nagayasu (2010), bài nghiên cứu này sẽ áp dụng các kiểm định đồng liên kết mới của Saikkonen và Lutkepohl (2000) song song với các kiểm định truyền thống trước đây với mục đích tìm ra bằng chứng xác thực về mối quan hệ tỷ giá thực – lãi suất thực khi có xem xét đến sự hiện diện của điểm gãy cấu trúc, qua đó có thể so sánh và làm nổi bật những ưu điểm trong phương pháp của Saikkonen và Lutkepohl trong việc đưa ra kết qủa thực nghiệm.
Thứ ba, với bằng chứng về mối quan hệ đồng liên kết đã tìm được, phương trình dài
hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực sẽ được hồi quy nhằm biểu diễn cụ thể mối quan hệ giữa các nhân tố này. Cuối cùng, một số kiểm định khác sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo tính ổn định và bền vững của phương trình vừa hồi quy được.
Nhìn chung, phương pháp thực nghiệm trong bài nghiên cứu của bài nghiên cứubao gồm ba giai đoạn chính: kiểm định nghiệm đơn vị; kiểm định đồng liên kết; hồi quy phương trình dài hạn cùng với một số kiểm định phụ có liên quan. Trong đó, hai Bước kiểm định đầu tiên có vai trị giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chính đã đề cập đó là đi tìm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực trong trường hợp ở Việt Nam và các nước Châu Á khác khi có xét đến vấn đề về điểm gãy cấu trúc. Do có sự xem xét đến điểm gãy cấu trúc và
đồng thời để thuận tiện cho việc so sánh, hai Bước kiểm định trên sẽ được thực hiện qua hai hướng: hướng tiếp cận truyền thống gồm các kiểm định kinh tế lượng khơng có xem xét đến vấn đề điểm gãy cấu trúc và các kiểm định được xây dựng bởi Saikkonen và Lutkepohl (2000, 2002). Tiểu mục tiếp theo sẽ trình bày cụ thể quy trình và tên các phương pháp kiểm định.