Các luận điểm về phƣơng pháp thực nghiệm của Byrne và Nagayasu (2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 31 - 32)

3.1 Mơ hình lý thuyết

3.3.1.1 Các luận điểm về phƣơng pháp thực nghiệm của Byrne và Nagayasu (2010)

(2010)

Bài nghiên cứu này sử dụng cơ sở lý thuyết là các mơ hình được xây dựng bởi Meese và Rogoff (1988), Edison và Pauls (1993). Riêng về mặt phương pháp thực nghiệm, nghiên cứu này chịu ảnh hưởng rất nhiều từ hướng tiếp cận trong nghiên cứu của Byrne và Nagayasu (2010). Trong nghiên cứu của mình vào năm 2010, hai học giả này đã nhấn mạnh một số luận điểm quan trọng trong hướng tiếp cận nhằm đi tìm mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực. Các luận điểm này bao gồm:

Thứ nhất, tính khơng dừng của chuỗi dữ liệu mang hàm ý về sự tồn tại của mối

quan hệ dài hạn giữa các chuỗi này. Đặc điểm này là một trong những vấn đề được quan tâm đầu tiên khi làm việc với dữ liệu chuỗi thời gian. Một chuỗi thời gian được gọi là dừng khi trung bình, phương sai, hiệp phương sai của nó là khơng đổi ở bất cứ thời điểm nào. Và chuỗi không dừng là một chuỗi khơng thỏa mãn ít nhất một trong ba điều kiện trên. Vấn đề về tính dừng của chuỗi thời gian mà nhiều học giả quan tâm đến đó là khả năng xảy ra hồi quy giả mạo khi hồi quy một chuỗi thời gian không dừng này với một chuỗi khơng dừng khác, khi đó các kiểm định sẽ khơng có giá trị. Tuy nhiên, Granger sau đó lại cho rằng giữa hai chuỗi thời gian khơng dừng vẫn có thể có một sự đồng bộ nào đó trong dài hạn mà ông gọi là đồng liên kết. Khi đó, giữa hai chuỗi có đồng liên kết, các kết qủa hồi quy không phải là không xác thực và các kiểm định thơng thường vẫn có giá trị. Như vậy, nghiên cứu của Byrne và Nagayasu đòi hỏi cần phải thực hiện các kiểm định nhằm kiểm tra tính khơng dừng của dữ liệu.

Thứ hai, Byrne và Nagayasu đặt mối quan tâm về các vấn đề liên quan đến điểm

gãy cấu trúc và tác động của chúng đến độ mạnh và tính chính xác của kiểm định. Dựa trên các nghiên cứu của Campbell và Perron (1991), Perron (1989), Byrne và Nagayasu đã đưa ra nhận định rằng sự suất hiện của điểm gãy cấu trúc có thể khiến cho các kiểm định đưa ra kết quả sai lầm khi không thể bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng không tồn tại một mối quan hệ cân bằng dài hạn trong khi thực tế mối quan hệ này có xảy ra. Do đó, Byrne và Nagayasu nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét đến vấn đề điểm gãy cấu trúc trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá thực và chênh lệch lãi suất thực (nghiên cứu của Edison và Melick, 1999 cũng đưa ra ý kiến tương tự với nhận định trên). Byrne và Nagayasu sau đó đã áp dụng phương pháp của Saikkonen và Lutkepohl (2000, 2002) để giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điểm gãy cấu trúc trong mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái thực và lãi suất thực (Trang 31 - 32)