Kết luận nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ và đầu tư của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 62 - 64)

5. Kết luận

5.1.Kết luận nghiên cứu

Sử dụng một mẫu nghiên cứu gồm 264 công ty niêm yết thuộc 29 ngành kinh tế khác nhau, kết hợp với các nhân tố vĩ mô tại Việt Nam trong giai đoạn từ Quý I năm 2008 đến Quý II năm 2015 tìm hiểu mối tương tác giữa chính sách tiền tệ lên đầu tư và những đặc điểm của các doanh nghiệp khiến nó hạn chế ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bài nghiên cứu xem xét tác động của chính sách tiền tệ dựa trên hai cơng cụ chính sách riêng biệt là chính sách tiền tệ dựa trên cung tiền và chính sách tiền tệ dựa trên công cụ lãi suất.

Các kết quả trong các mơ hình của bài nghiên cứu cho thấy yếu tố thanh khoản là yếu tố tác động mạnh mẽ lên đầu tư của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu phát hiện có một mối quan hệ cùng chiều giữa thanh khoản và đầu tư của doanh nghiệp. Cho thấy rằng, một sự gia tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp sẽ tác động tích cực và thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện thêm các khoản đầu tư của mình. Tuy vậy thì kết quả này khơng ủng hộ lý thuyết của Cleary et al. (2007) rằng đầu tư của các cơng ty và dịng tiền nội bộ có một mối quan hệ đường cong U. Điều này được lý giải bởi, giai đoạn bài nghiên cứu xem xét là giai đoạn từ 2008 đến năm 2015, là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu 2007 – 2009, do đó các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn bị thu hẹp, tiềm ẩn yếu tố rủi ro vì vậy các doanh nghiệp có tính thanh khoản cao hơn, dịng tiền nhiều hơn thì có khả năng để gia tăng đầu tư nhiều hơn, đối với các doanh nghiệp có tính thanh khoản thấp thì việc gia tăng đầu tư có thể sẽ mang đến nhiều rủi ro hơn cho doanh nghiệp.

Khi xem xét đầy đủ các hiệu ứng ngành và thời gian thì chính sách tiền tệ theo lãi suất có tác động ngược chiều đối với hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Một chính sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện thông qua việc gia tăng lãi suất sẽ khiến cho các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nhiều dự án đầu tư trở nên khơng cịn khả thi nữa do chi phí sử dụng vốn giờ đây tăng cao vì vậy nếu các doanh nghiệp nếu hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp sẽ khơng lựa chọn thực hiện các dự án đầu tư này. Nói cách khác, khi lãi suất tăng lên hoạt động đầu tư của doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp. Ngược lại, khi áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng thì lãi suất trên thị trường sẽ giảm, làm chi phí sử dụng vốn giảm xuống, khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư.

Các tác động chính sách tiền tệ theo cung tiền lên đầu tư của doanh nghiệp là không nhất quán giữa các mơ hình, trong một số trường hợp chính sách tiền tệ theo cung tiền có tác động cùng chiều lên đầu tư doanh nghiệp, cho thấy rằng một chính sách tiền tệ thơng qua cung tiền sẽ khiến cho lượng tiền của nên kinh tế tăng lên, làm cho các doanh nghiệp có nhiều khả năng hơn để tiếp cận các nguồn tài trợ cho các dự án đầu tư của mình. Nhưng trong một số trường hợp khác, khi yếu tố tương tác giữa Tobin’s Q với cung tiền được đưa vào xem xét thì tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư là tác động ngược chiều. Điều này được lý giải bởi, yếu tố Tobin Q đã làm đảo ngược tác động của chính sách tiền tệ. Cụ thể tại thị trường Việt Nam, các cơng ty uy tín thường là các doanh nghiệp có giá trị thị trường chứng khốn cao. Trong bối cảnh nền kinh tế bị tác động bởi khủng hoảng kinh tế thì, khi áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt thì hiệu ứng “chuyến bay đến chất lượng” - flight to quality xảy ra, các doanh nghiệp có uy tín sẽ dễ dàng được tiến cận được nguồn vốn vay hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ khó tiếp cận nguồn vốn vay hơn, các định chế tài chính trung gian cũng chịu tác động khơng nhỏ bởi nền kinh tế trong nước và thế giới, do đó ta dễ hình dung được rằng các định chế tài chính trung gian này sẽ có nhiều ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp có uy tín để bảo đảm an tồn cho nguồn vốn cho vay của mình, do đó mặc dù thực hiện chính sách thắt chặt nhưng các doanh nghiệp có Tobin’s Q cao lại dễ tiếp cận nguồn vốn hơn để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình. Kết quả được tìm thấy trong bài nghiên cứu này đã góp phần ủng hộ cho lý thuyết gia tốc tài chính, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái.

Các kết quả trong bài nghiên cứu cũng cho thấy rằng, tại Việt Nam, chính sách tiền tệ theo cung tiền và chính sách tiền tệ theo lãi suất đều không ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp thông qua các nhân tố thanh khoản, cung tiền, hàng tồn kho, đòn bẩy tài chính, mà các chính sách này tác động lên đầu tư doanh nghiệp thông qua nhân tố Tobin’s Q. Các hệ số của mối tương tác giữa Tobin’s Q với các biến tiền tệ có giá trị dương và có ý nghĩa thống kê, hàm ý rằng, các doanh nghiệp có Tobin Q càng cao thì càng nhạy cảm đến tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư của doanh nghiệp. Mặc dù vậy tác động của mối tương tác cho từng loại cơng cụ của chính sách tiền tệ lại khác nhau. Đối với chính sách tiền tệ theo cung tiền thì Tobin Q làm hạn chế tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư nhưng ngược lại đối với chính sách tiền tệ theo lãi suất thì Tobin Q làm khuếch đại tác động của chính sách tiền tệ lên đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tiền tệ và đầu tư của doanh nghiệp bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 62 - 64)