7. Kết cấu nội dung của luận văn
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện trong giai đoạn 2006 - 2012
Sau 7 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nền kinh tế của huyện
đã đạt được những kết quả tích cực, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của
huyện tăng trưởng khá và duy trì qua các năm.
Nhìn chung cơ cấu kinh tế ngành đã có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng CNH, HĐH với cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và sẽ phát triển theo định hướng
chung của thành phố là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp dựa trên lợi thế về tự nhiên để tận dụng khai thác và đầu tư vào những ngành là thế mạnh của huyện và những ngành có giá trị gia tăng cao.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời gian qua của huyện đã tác
động tích cực đến sự phát triển về kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh việc phát
triển những ngành có giá trị gia tăng, nâng cao mức sống và thu nhập cho người dân nhất là khu vực nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động
địa phương và lao động nhập cư, góp phần rất lớn vào cơng tác xóa đói giảm
nghèo của huyện và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của thành phố. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành góp phần đưa Củ Chi từ một huyện sản xuất nông nghiệp là chính trở thành một huyện công nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị có điều kiện tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ
thuật hiện đại để phát triển thành một đô thị vệ tinh phụ cận cho thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
2.4.2. Hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện vẫn còn một số tồn tại hạn chế như:
- Về Công nghiệp – TTCN: quy mô nhỏ, thiết bị cơng nghệ cịn thấp
dựa trên lao động giản đơn và quy mơ hộ gia đình là chủ yếu, chưa đáp ứng
yêu cầu tiến trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới cũng như yêu cầu
hiện có chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài yếu. Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện.
- Về Thương mại – dịch vụ: phát triển chủ yếu là các loại hình phục vụ
nhu cầu dân sinh như hệ thống bán lẻ, dịch vụ lưu trú, kinh doanh ăn uống. Các loại hình dịch vụ có hàm lượng cơng nghệ cao như tài chính, bảo hiểm... chưa phát triển đây là một hạn chế trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực
khoa học và công nghệ. Lĩnh vực dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng cũng như yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội. Dịch vụ phục vụ yêu cầu các KCN tập trung phát triển cịn chậm.
- Về nơng nghiệp: tăng trưởng khá nhưng chưa bền vững, chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, vật ni cịn chậm, tình hình tiêu thụ nơng sản hàng hóa vẫn cịn khó khăn, giá cả khơng ổn định, yếu tố đầu vào và đầu ra chưa đồng bộ.
Chi phí sản xuất nơng nghiệp cịn cao ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Các hợp tác xã hoạt động chưa ổn định, hiệu quả kinh doanh chưa cao. Các mơ
hình sản xuất đạt hiệu quả cao còn chậm được nhân rộng. Việc áp dụng khoa học vào sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều hạn chế. Chưa hình thành những khu vực sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, chăn ni cịn ở quy mô nhỏ,
chủ yếu ở hộ gia đình.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện còn những hạn chế trên do nhiều ngun nhân nhưng nhìn chung có những ngun nhân chủ yếu sau:
- Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên có phần hạn chế về nguồn lực đầu tư và do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế thế giới.
- Các cấp, các ngành của huyện chưa thật sự sâu sát với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương còn ỷ lại vào sự hỗ trợ của Thành phố và Trung ương, chưa chủ động tìm ra hướng đi mới để phát triển. Cán bộ quản lý chuyên môn một phần do năng lực còn yếu một phần do tinh thần trách nhiệm với công việc chưa cao.
- Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tuy được đầu tư cải thiện
nhưng vẫn còn nhiều yếu kém đặc biệt là máy móc, thiết bị và công nghệ. - Sự phát triển CN-TTCN thiếu quy hoạch, manh mún đan xen trong
khu dân cư dẫn đến gây ô nhiễm môi trường. Các KCN, CCN đã được định
hướng quy hoạch, tuy nhiên việc triển khai thực hiện trong thực tế còn chậm, chưa có quy chế phối hợp quản lý cụ thể nên khó thu hút được các nhà đầu tư.
- Cơ sở hạ tầng và dịch vụ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất theo hướng CNH - HĐH do đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Trình độ lao động chưa đáp ứng được nhu cầu CNH - HĐH. Các loại
hình dịch vụ có hàm lượng khoa học cơng nghệ cao chưa được quan tâm đầu tư. - Trong lĩnh vực nông nghiệp chưa xác định vùng đất sản xuất nông
nghiệp lâu dài làm cho nông dân chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất
nông nghiệp. Việc phát triển nhanh các khu dân cư, các nhà máy đã gây ô
nhiễm nguồn nước ở một số nơi đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi nhất là thủy sản.
- Công tác cảnh báo, dự báo cịn nhiều hạn chế, chưa có biện pháp bình
ổn thị trường hiệu quả. Việc ký kết tiêu thụ nông sản qua hợp đồng và nhân
rộng các mơ hình sản xuất đạt hiệu quả cao vẫn cịn hạn chế.
- Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập về mức hỗ trợ lãi vay, thời gian thu hồi vốn và tài sản thế chấp.
- Các dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và nông thôn chậm phát triển; các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ mới hình thành, chưa chặt chẽ, hệ thống phân phối, tiếp thị nơng sản ở ngoại thành cịn nhiều hạn chế. Công tác xúc tiến thương mại và chuyển dịch các dịch vụ hỗ trợ tuy được quan tâm chỉ đạo nhưng tiến độ chậm, hiệu quả còn hạn chế.
- Các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học
công nghệ, giống mới chưa có bước đột phá. Cơng tác về khoa học cơng nghệ tại
huyện còn khá mới, chưa kịp thời nắm bắt nhu cầu về khoa học và công nghệ.
Kết luận chương 2: Qua nội dung chương 2 chúng ta thấy được huyện
Củ Chi có tiềm năng để phát triển kinh tế mang tính đặc thù. Chương 2 đi vào phân tích điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng phát triển và chuyển dịch các
ngành kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng, các tồn tại và thế mạnh để phát triển kinh tế của huyện. Bên cạnh đó, phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng ngành để nhận định được những ngành nghề nào mang lại giá trị gia tăng cao, những ngành nào kém hiệu quả, để từ đó chúng ta có sự điều
chỉnh chính sách cho phù hợp. Trên cơ sở phân tích đó để tổng kết những kết quả đạt được của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng như những tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ