7. Kết cấu nội dung của luận văn
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của huyện Củ Chi gia
2.2.3. Thực trạng nguồn lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn
phát triển theo đúng định hướng có sự chuyển dịch từ trồng trọt sang chăn
nuôi theo phương pháp tiến bộ, áp dụng khoa học kỹ thuật máy móc, giống, cây con mới cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Với những kết quả
đạt được cho thấy Củ Chi có tiềm năng và thế mạnh để phát triển nơng nghiệp
theo hướng đơ thị. Qua đó khẳng định vị trí, vai trị của ngành nông nghiệp
Củ Chi đối với sự thành công của mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp đô thị của thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.3. Thực trạng nguồn lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2006 - 2012 giai đoạn 2006 - 2012
Trong những năm qua với tốc độ đơ thị hóa nhanh, Củ Chi đã và đang
đón nhận số lượng dân nhập cư từ các tỉnh ngày càng tăng. Hiện nay, dân số
của Củ Chi là 381.342 người. Đa số dân nhập cư là những lao động trẻ góp
phần làm cho nguồn lao động của Củ Chi ngày càng dồi dào. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của huyện năm 2012 là 237.168 người chiếm 62,2% tổng dân số trong đó có trên 60% trong nhóm lao động trẻ từ 18- 35 tuổi.
Cơ cấu lao động của huyện trong giai đoạn 2006 – 2012 chuyển dịch
theo hướng tích cực. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực CN – TTCN năm 2006 là 16.033 người chiếm tỷ lệ 29,82%. Đến năm 2012 là 21.652 người chiếm tỷ lệ 36,28% tăng hơn 1.3 lần so với 2006, trong đó ngành cơng nghiệp chế biến
thực phẩm và đồ uống, sản xuất trang phục, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre thu hút số lượng lớn lao động. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực TM - DV năm 2006 là 19.233 người chiếm tỷ lệ 33,93%. Năm 2012 là 25.236
người chiếm tỷ lệ 43,63% tăng hơn 1,2 lần so với năm 2006. Lao động trong nông nghiệp giảm từ 36,25% năm 2006 còn 20,09 % năm 2012.
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu lao động huyện Củ Chi giai đoạn 2006 - 2012 (%).
(Nguồn: Số liệu thống kê của Chi cục thống kê huyện Củ Chi 2006-2012)
Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm là do q trình đơ thị hóa
dẫn đến diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 2006 theo hướng phát triển nông nghiệp
đô thị, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi mơ hình canh tác và cây trồng
vật nuôi giảm thiểu sức lao động của con người. Việc tăng tỷ lệ lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm lao động trong khu vực nông nghiệp qua các
năm phản ánh cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH.
Mặc dù lao động trong lĩnh vực CN - TTCN, TM - DV tăng lên nhưng số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm 36,1% và số lao động đã qua đào
tạo nghề đến năm 2012 là 116.220 người đạt tỷ lệ 63,9% nhưng vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu của CNH-HĐH. Đa số lao động được đào tạo nghề ngắn
hạn, lao động giản đơn để đáp ứng nhu cầu cho các KCN và làng nghề trong các ngành dệt may, giày da, chế biến nông sản, thủ công truyền thống… chiếm 70,17% trong tổng số lao động đã đào tạo nghề. Lao động có trình độ trung cấp chiếm 13,78%, cao đẳng đại học chiếm 15,96%, sau đại học chiếm 0,09% trong tổng số lao động đã qua đào tạo.
Nhìn chung, cơ cấu lao động của huyện có sự chuyển dịch tăng lao động trong ngành CN - TTCN, TM - DV (chiếm 79,91%), giảm lao động
trong nơng nghiệp. Trình độ lao động cũng được đầu tư phát triển nhưng chưa
đáp ứng được nhu cầu của quá trình CNH, HĐH và phát triển kinh tế. Vì vậy, địi hỏi Huyện phải có những chính sách, biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.