Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện củ chi, TP HCM giai đoạn 2013 2020 (Trang 82 - 85)

7. Kết cấu nội dung của luận văn

3.1.2. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực

Về Phát triển CN-TTCN: Đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế,

trung thế cho các KCN, CCN tập trung, tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, CCN như ngành cơ khí chế tạo máy vào KCN Đông Nam,

KCN cơ khí Hịa Phú; ngành cơng nghiệp ít ơ nhiễm vào KCN Bàu Trăn, KCN Phạm Văn Cội.

- Đẩy mạnh các hoạt động, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào

sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh các chương trình khuyến khích các doanh

nghiệp đầu tư vào các ngành hàng thủ công truyền thống, xây dựng làng nghề truyền thống sử dụng tay nghề nghệ nhân để tạo ra sản phẩm có giá trị cao,

chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn ngoại thành cụ thể là xây dựng Làng mây tre lá ở xã Thái Mỹ, Làng bánh tráng xuất khẩu ở xã Phú Hịa

Đơng, chế biến nơng sản, mộc gia dụng.

- Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành có giá trị lớn đạt tốc độ tăng trưởng cao như sản

xuất các sản phẩm từ cao su và nhựa, máy móc và thiết bị điện, dệt may, giày da, sản xuất vali, túi xách, chế biến thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ.

Về Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: chủ trương không

tăng diện tích sản xuất mà đi vào thâm canh với giống đặc sản và kỹ thuật

mới theo tiêu chuẩn ViệtGAP nhằm tăng nhanh chất lượng nông sản, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo tưới tiêu hợp lý.

- Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nâng cao giá

trị sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái để nông nghiệp phát triển

bền vững. Tập trung phát triển chương trình “2 cây, 2 con” gồm cây rau an toàn và hoa lan cây kiểng, con bò sữa và con cá sấu.

- Thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa và hóa học hóa nhằm bảo vệ

mơi trường và sức khỏe cho người tiêu dùng.

- Về cây trồng: Ổn định diện tích đất trồng lúa khoảng 5.000 ha,

chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao thay thế cây lúa, với giống tốt, chất lượng và áp dụng khoa học kỹ thuật mới, nhằm tăng năng suất và chất lượng nông sản thành phẩm. Tăng diện tích cây ăn trái và chuyển dịch theo hướng

kết hợp du lịch cuối tuần. Tăng diện tích trồng cao su. Tăng diện tích đất

trồng cỏ để đáp ứng nhu cầu chăn ni bị của huyện.

- Quy hoạch phát triển rừng, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất. Chuyển hóa cây rừng, bảo vệ động vật rừng.

- Chăn nuôi tiếp tục đẩy mạnh, từng bước cân bằng giữa trồng trọt và chăn nuôi. Đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi về chất lượng con giống,

bảo đảm tính bền vững, khuyến khích chăn ni tập trung theo mơ hình trang trại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư hệ thống xử lý chất thải và hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.

- Phát triển chăn nuôi gắn với tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích các hoạt

động thương mại, giải quyết đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, kết hợp xây dựng

cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm bảo vệ tốt đàn gia súc, gia cầm và bảo đảm vệ

sinh an tồn thực phẩm. Đối tượng chính là phát triển chăn ni bị sữa, chăn ni heo theo quy trình cơng nghiệp. Chăn ni gia cầm theo hướng tập trung,

đảm bảo an toàn sinh học và một số lồi đặc sản khác có giá trị kinh tế cao như

trăn, rùa, baba, kỳ đà, rắn, nhím… Chăn ni theo mơ hình VietGAP, từng

bước xây dựng thương hiệu chăn ni gắn với sản phẩm an tồn.

Về phát triển thương mại – dịch vụ: Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động dịch vụ, khuyến khích các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành dịch vụ.

- Đối với ngành dịch vụ du lịch: tiếp tục đa dạng hóa các loại hình du lịch, các hình thức thu hút khách, ưu tiên phát triển các khu nông nghiệp làng nghề kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn dọc sơng Sài Gịn và du lịch văn hóa đối với khu di tích lịch sử Địa đạo Bến Đình, Bến Dược, khu di tích làng nghề Một thống Việt Nam. Duy trì phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống để thu hút khách du lịch, tập trung phát triển sản phẩm du lịch đường sông và các dịch vụ hỗ trợ cho khách du lịch.

- Tăng cường hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng hóa sản phẩm chủ

yếu của huyện như: bánh tráng, mủ cao su sơ chế, hàng dệt may, túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ.

- Tập trung kêu gọi đầu tư xây dựng các cửa hàng tiện ích, siêu thị tại khu vực các KCN, CCN, trung tâm thương mại, trung tâm giao dịch và triển lãm hàng nơng sản.

- Hình thành và tạo mối liên kết giữa các nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Phát huy vai trò của các hợp tác xã để liên kết các hộ sản xuất, chăn nuôi với các hợp tác xã, hỗ trợ cung cấp nguyên liệu vật tư sản xuất, chuyển giao kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho người sản xuất.

- Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng

hàng Việt Nam", tổ chức phiên chợ hàng Việt, chợ phiên nông sản, hội chợ triển lãm hàng Việt, bán hàng lưu động, góp phần tiêu thụ hàng hóa trong

nước, kích thích sản xuất chế biến, trồng trọt và chăn ni.

- Tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động ngành dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa, đóng gói bao bì, thiết kế dán nhãn hàng hóa và

cung cấp thơng tin thị trường.

- Gắn kết sản xuất - chế biến với thị trường tiêu thụ, từng bước áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất, kinh doanh nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, nhất là sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến, tạo ra sản phẩm đáp ứng thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện củ chi, TP HCM giai đoạn 2013 2020 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)