Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng một nền giáo dục biết đề cao và tơn trọng vị trí và vai trị của đạo đức, nhưng tránh khơng tuyệt đối hố vai trò của đạo đức vì ngồi ra cịn có pháp luật để điều chỉnh hành vi con người.
Trong cuộc đời mình Hồ Chí Minh ln coi trọng việc hồn thiện giá trị đạo đức con người. Để xây dựng nền văn hóa mới khơng thể không xây dựng nền đạo đức mới. Với Hồ Chí Minh đạo đức là gốc của mọi sự tốt đẹp trong các quan hệ xã hội của con người. Nếu thiếu đạo đức thì khơng có hoạt động xã hội nào được phát triển tốt đẹp.
Hồ Chí Minh đã có cơ sở, phương pháp luận rõ rệt trong quan niệm về đạo đức và Hồ Chí Minh ln cho rằng đức là gốc của xã hội. Điều đó chúng
ta lại càng thấy rõ khi tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chi phối những tư tưởng khác.
Trong con người Hồ Chí Minh thì đạo đức khơng chỉ là sự phấn đấu của sự rèn luyện mà đó là cái gốc của xã hội là nền tảng trong các quan hệ xã hội. Hồ Chí Minh khơng phải là người duy nhất và đầu tiên coi vai trị đạo đức là nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển xã hội.
Hồ Chí Minh đã có cách nhìn biện chứng về đạo đức và phương pháp rèn luyện để có nền tảng đạo đức. Đạo đức trong quan niệm của Người là đạo đức cách mạng và cũng chỉ có đạo đức cách mạng mới có tác dụng cải tạo xã hội và cá nhân con người.
Trong cách tu dưỡng đạo đức, Hồ Chí Minh cho rằng việc tu dưỡng đạo đức không phải là việc riêng của mỗi con người, chỉ cần đóng cửa tu thân hoặc giữ mình đến mức khơng thể tiếp xúc với ai, không va chạm với thực tế. Đạo đức không phải là chỉ lo cho bản thân mình mà khơng cần biết đến quyền lợi người khác giống như quan điểm nhân quyền tư sản. Đạo đức là cuộc đấu tranh vì mình và vì mọi người, quyền lợi của mình gắn liền với quyền lợi mọi người, quyền lợi của mỗi người đều gắn liền trong quyền lợi chung của cả dân
tộc và nhân loại. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng người có đạo đức phải là người dám đấu tranh với những bất cơng trong xã hội, dám hi sinh vì người khác, thấy hạnh phúc của mình chỉ có được khi gắn liền với hạnh phúc của người khác, của mọi người, của nhân dân. Do đó, đạo đức theo Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng và cũng chỉ có đạo đức cách mạng mới là động lực cho sự phát triển. Đạo đức cách mạng không phải là cái gì trên trời rơi xuống mà đạo đức cách mạng bắt nguồn từ nhân dân và do nhân dân mà có. Nó gắn liền với sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân, coi sự nghiệp cách mạng là cơng việc của nhân dân. Điều đó cho thấy rằng người đề cao đạo đức mà không xa vào chủ nghĩa không tưởng, hư vô.
Đạo đức chỉ có thể có khi chúng ta tham gia vào trong các quá trình cải tạo xã hội, đấu tranh giành quyền lợi cho mọi người trong đó có bản thân và đấu tranh chống lại những cái ác, cái xấu…để hướng tới xây dựng những giá trị tốt đẹp.
“Muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa ”
Chúng ta thường thấy trong các quan điểm về kinh tế, chính trị, quân sự… thường thấy rõ những tư tưởng đạo đức của Người chi phối. Đối với lĩnh vực kinh tế Hồ Chí Minh luôn cho rằng khi phát triển kinh tế cần phải biết phát triển và nâng cao đời sống của mọi người dân. Nếu nhân dân giầu có thì nhà nước cũng trở nên giàu có và mạnh mẽ. Khi phát triển kinh tế thì cần phát triển cơng bằng bởi vì “khơng sợ thiếu chỉ sợ khơng công bằng”. Trong quan điểm về chiến tranh, Hồ Chí Minh cho rằng chiến tranh cách mạng, chính nghĩa gắn liền với tinh thần giữ gìn hồ bình, nhân văn và nhân đạo. Chiến tranh của chúng ta là cuộc chiến bất đắc dĩ để bảo vệ độc lập dân tộc. Chính biểu tượng bàn tay của Người khi sang Pháp dự Hội nghị Phông ten nơ blô năm 1946 đã cho thấy dân tộc Việt Nam luôn không muốn chiến tranh.
Có thể thấy tư tưởng đạo đức của Người ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực và chi phối nó. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với sự cơng bằng và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh đã sống trong mơi trường đạo đức truyền thống dân tộc nơi đã nuôi dưỡng biết bao những vị anh hùng dân tộc. Những giá trị đạo đức đó đã ăn sâu vào con người Hồ Chí Minh và cùng với những giá trị đạo đức tiên tiến của nhân loại đã tạo nên đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong vấn đề quyền dân tộc, Hồ Chí Minh đã đưa các giá trị đạo đức làm cơ sở cho sự phát triển trên một chiều rộng và bám sâu trong mọi quan hệ xã hội. Với việc đưa những giá trị đạo đức dân tộc vào trong đời sống hiện tại một cách hợp lý thì Hồ Chí Minh đã tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa đạo đức truyền thống với thời đại.
Đạo đức truyền thống dân tộc chỉ bó hẹp trong phạm vi hạn hẹp là quốc gia dân tộc. Hồ Chí Minh đã tiếp thu các giá trị đạo đức của nhân loại để bổ xung cho đạo đức dân tộc, biến đạo đức dân tộc thành bộ phận của tinh thần quốc tế. Điều này cho thấy Hồ Chí Minh đưa chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với các giá trị đạo đức tiến bộ và gạt bỏ những mặt lạc hậu trong các quan hệ xã hội mới và củng cố ý thức đạo đức mới.
Đạo đức truyền thống dân tộc có nhiều giá trị cịn mãi cho đến bây giờ như lòng nhân ái, giản dị, tiết kiệm …Tuy vậy những điều đó là chưa đủ để đạo đức có thể tồn tại trong thời đại mới. Những phẩm chất đạo đức cũ cần phải hiểu với một ý nghĩa khác phù hợp với thời đại. Chẳng hạn như:
“Nhân là thật thà thương u, hết lịng giúp đỡ đồng chí, đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống lại những người, những việc có hại đến đảng, đến nhân dân…”
“Nghĩa là ngay thẳng, khơng có tư tâm, khơng làm việc bậy, khơng có việc gì giấu đảng…” [19, tr.66].
Có thể thấy đó chỉ là một trong số rất nhiều phạm trù đạo đức được Hồ Chí Minh phát triển cho phù hợp với thời đại. Ngày nay chúng ta càng thấy rõ
văn hóa đạo đức có vai trò đặc biệt trong sự tiến bộ của xã hội. Văn hóa đạo đức làm nền tảng cho các quan hệ xã hội làm cho các quan hệ giữa người và người trở nên thân thiện hơn và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
Trong thời kỳ xã hội mới các quan hệ đạo đức đang biến chuyển mạnh mẽ, những chuẩn mực đạo đức bị nền kinh tế xã hội tác động mạnh mẽ. Những phạm trù đạo đức cũ và mới đan xen bổ xung và hoàn thiện lẫn nhau dựa trên cơ sở khoa học và pháp luật. Những giá trị đạo đức mà Hồ Chí Minh và đảng ta đã tạo nên những giá trị đạo đức mới. Sự điều chỉnh của các giá trị đạo đức mới trên cơ sở của tình người dưới tác động của các giá trị khoa học và quan hệ pháp luật tạo nên sự biến đổi sâu sắc trong các quan hệ xã hội.
Cần phải giáo dục những phẩm chất đạo đức mới cho con người như Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nêu là “ con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi.Sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính”.
Sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố khơng thể đạt thành cơng nếu khơng có sự phát triển tương ứng về mặt đạo đức. Trong môi trường cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ cần thiết phải có chuẩn mực đạo đức mới làm nền tảng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa con người và con người. Giáo dục đạo đức mới cho con người có thái độ đúng đắn trong lao động, xác định lý tưởng đúng đắn trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Xác định rõ điều gì đã thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Giáo dục đạo đức là bồi dưỡng những tư tưởng nhân đạo cao quý cho con người, làm cho con người có đời sống tâm hồn trong sáng và có nghĩa vụ với gia đình với Tổ quốc với cuộc sống. Giáo dục đạo đức hướng con người tới những giá trị thiện của cuộc sống, góp phần hồn thiện nhân cách hài hồ giữa cá nhân và xã hội.