Truyền thống văn hóa là hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng, có tính cội nguồn, trở thành bản thể, nền tảng của một nền văn hóa. Nói đến truyền thống là nói đến “phức hợp những tư tưởng, tình cảm , tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, các ứng xử trở nên ổn định được truyền từ đời này sang đời khác”.
Truyền thống văn hóa dân tộc là những hiện tượng văn hóa xã hội gồm những chuẩn mực giao tiếp, khn mẫu văn hóa, các tư tưởng xã hội, các phong tục, tập quán… tồn tại từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Truyền thống văn hóa dân tộc mang những đặc trưng riêng mà chỉ tìm thấy ở dân tộc đó mà khơng thấy ở dân tộc khác. Nó mang đặc tính dân tộc sâu sắc và in đậm trong thiên nhiên, con người và xã hội dân tộc đó.
Truyền thống văn hóa dân tộc mang tính lịch sử rõ nét. Điều đó có nghĩa rằng những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định sẽ có truyền thống văn hóa riêng phù hợp với điều kiện lịch sử, xã hội đó.
Truyền thống văn hóa dân tộc chính là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc đó. Có thể thấy rõ đó chính là sợi chỉ đỏ xun suốt lịch sử văn hóa của mọi dân tộc. Khơng có dân tộc nào lại khơng có lịch sử văn hóa của riêng mình. Qua quá trình phát triển lịch sử dân tộc, truyền thống văn hóa tự sáng tạo ra những hệ giá trị riêng và mang những đặc trưng của dân tộc đó. Nó chứa đựng và thể hiện đầy đủ bản sắc của chính dân tộc đã sản sinh ra nó. Những nét riêng đó có thể là cách ứng xử, phương thức sinh hoạt, nghệ thuật, kiến trúc, lối sống, khả năng tư duy, đạo đức, thế giới quan, nhân sinh
quan… Chính những điều đó làm nền tảng, làm cơ sở để tiếp thu các giá trị của các luồng tư tưởng văn hóa khác trên thế giới.
Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam là những phần tinh tuý, cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Những thành tựu văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đều là những thành tố khơng thể thiếu trong một nền văn hóa. Tuy nhiên mỗi giai đoạn lịch sử lại có những giá trị văn hóa mới bên cạnh những giá trị đã tồn tại lâu dài trong lịch sử. Trong q trình đó có khi xảy ra xung đột giữa những hệ giá trị mới tiến bộ và giá trị cũ lạc hậu.
Tương lai bắt đầu từ quá khứ. Có quan điểm cho rằng muốn đi đến tương lai một cách tốt nhất thì phải có một quá khứ tốt đẹp nhất. Điều đó cho thấy rằng nếu muốn xây dựng một nền văn hóa mới Việt Nam thật hồn thiện thì cần phải biết kế thừa những mặt tích cực của truyền thống văn hóa dân tộc. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng cho dù có trải qua những biến động thế nào chăng nữa thì Việt Nam vẫn giữ được những bản sắc riêng. Có thể thấy rõ sự tác động của ba “lớp văn hóa” đến văn hóa Việt Nam . Đó là lớp văn hóa bản địa Đơng Nam á; lớp văn hóa khu vực mà điển hình là văn hóa Trung Hoa và cuối cùng là lớp văn hóa phương Tây.
Những yếu tố tác động đó đã làm hình thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Với đặc trưng là một nền nông nghiệp trồng lúa nước, để tồn tại và phát triển cần hình thành một sự liên kết chặt chẽ thành những cộng đồng dân cư bền chặt. Điều đó tạo nên tinh thần đoàn kết, thương yêu lẫn nhau và trên bình diện quốc gia nó tạo nên tinh thần đồn kết tồn dân tộc và tinh thần yêu nước nồng nàn.
Nền văn minh lúa nước phụ thuộc vào yếu tố khác nhau nên trong tư duy người Việt luôn chú trọng tới rất nhiều yếu tố và nhiều quan hệ giữa chúng để làm sao tìm ra sự hài hồ, sự ổn định, mềm dẻo, trọng tình cảm và thích cuộc sống n bình mà ghét chiến tranh.
Văn hóa Việt Nam ln có xu hướng xây dựng một sự ổn định trong đời sống tinh thần người Việt. Nhưng cũng rất linh hoạt trong ứng xử với thiên nhiên, xã hội.
Trong cuộc đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc có cả cuộc đấu tranh diễn ra không kém phần quyết liệt là cuộc đấu tranh giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc chống lại sự áp đặt và nơ dịch, đồng hố văn hóa của văn hóa ngoại lai. Trong cuộc đấu tranh đó truyền thống văn hóa dân tộc đã được bảo vệ và phát triển, bổ xung những yếu tố tiến bộ trong đó.
Lịch sử đã cho thấy những giá trị của truyền thống văn hóa có sức sống mãnh liệt trong cuộc đấu tranh nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa dân tộc. Qua lao động, chiến đấu để xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn và giàu sức sống hơn.
Mặt khác trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hóa dân tộc khơng thể không giao lưu và chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa khác. Q trình tiếp biến văn hóa nhân loại là một q trình tất yếu nhưng trong q trình đó bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững. Khơng những thế còn được bổ xung và làm giàu thêm bằng các giá trị văn hóa mới. Những giá trị văn hóa mới đã được đưa vào Việt Nam bằng cách này hay cách khác nhưng dưới hình thức nào thì nó vẫn bị biến đổi cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Đó là xu hướng xuyên suốt trong lịch sử dân tộc nói chung.
Truyền thống văn hóa là những giá trị được tích luỹ lâu dài qua một quá trình tiếp thu và biến đổi mạnh mẽ liên quan chặt ché đến quá trình đấu tranh chính trị, xã hội và kinh tế của dân tộc. Những giá trị truyền thống luôn phát triển, đấu tranh với các thói quen, tư tưởng bảo thủ, tiêu cực… Đó là cái xuyên suốt và chi phối những hành vi, tập quán, lối sống, cách ứng xử của con người trong mọi thời điểm.
Văn hóa nơng nghiệp cộng với ở trong vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao lưu với các nền văn hóa trên thế giới nên muốn tồn tại và phát triển thì cần phải biết tiếp thu những nền văn hóa khác nhau. Lối tư duy tổng hợp của nền văn minh nơng nghiệp đã tạo nên tính dung hợp trong việc thích ứng với những nền văn hóa mới. Dễ hiểu tại sao những tơn giáo lớn trên thế giới đều đi vào Việt Nam một cách thuận lợi và cùng phát triển một cách hồ bình trong sự ổn định chung của dân tộc mà khơng có mâu thuẫn tôn giáo.
Sự khoan dung cũng là một phương châm sống chi phối hành động của con người Việt Nam. Để có được sự khoan dung như vậy địi hỏi phải có một tấm lịng nhân ái cao cả vượt lên trên hết những chuẩn mực thông thường. Dễ thấy trong lịch sử chúng ta đã có một truyền thống “tương thân tương ái” giữa người và người trong cộng đồng và lịng nhân ái đó cịn được thực hiện với cả kẻ thù của chính dân tộc mình.
Đối với kẻ thù sự khoan dung đó thật sự làm cho kẻ thù phải có một sự kính trọng đối với dân tộc Việt Nam - một dân tộc chỉ mong muốn sống trong cảnh hồ bình mà khơng muốn chiến tranh. Một dân tộc chỉ biết “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn”và “Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Sự khoan dung là phương châm sống cũng là động lực góp phần giữ gìn nền độc lập dân tộc.
Có thể thấy rõ những đặc trưng trên thể hiện sinh động bản sắc văn hóa của dân tộc, đó là tinh thần yêu nước nồng nàn, sống hài hoà, giản dị, chất phác và tính dung hợp. Những yếu tố này là những yếu tố cấu thành bền vững trong truyền thống văn hóa dân tộc.
Không phải bất kỳ dân tộc nào cũng có tình u q hương đất nước như dân tộc Việt Nam. Đó là truyền thống quý báu mà dân tộc Việt Nam đã hun đúc từ khi mới dựng nước. Tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng dũng cảm bất khuất chống giặc ngoại xâm là những nhân tố vững chắc để đảm
sử dựng nước và giữ nước dân tộc đã không biết bao nhiêu người và bao nhiêu lần đã anh dũng ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn của cả dân tộc. Động lực duy nhất đã khiến họ làm như vậy chính là chủ nghĩa yêu nước.
“Thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” [26,tr.235]là câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng khi bị giặc Ngun Mơng bắt được. đã thể hiện rõ nhất truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.
Qua đấu tranh giữ vững độc lập tự chủ dân tộc mà làm giàu thêm lòng yêu nước và ngược lại lòng yêu nước qua cuộc đấu tranh đó lại được thử thách và hun đúc lên một tầm cao mới. Thời gian trơi qua và lịng u nước được nuôi dưỡng và phát triển thành chủ nghĩa yêu nước. Trải qua hai cuộc chiến tranh chống những thế lực mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa yêu nước được phát huy cao độ và là nhân tố đảm bảo cho sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Bên cạnh tinh thần yêu nước là truyền thống cần cù lao động, sản xuất, vượt qua khó khăn gian khổ để tồn tại và phát triển. Có thể nói con người Việt Nam chịu nhiều khó khăn do thiên nhiên, mơi trường tạo ra và cũng từ khó khăn đó mà bằng sự cần cù, chịu khó vươn lên vượt qua mọi thử thách.
Những yếu tố kể trên là những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cả dân tộc đã được duy trì và phát triển trong suốt lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Có thể trong một giai đoạn nhất định có một yếu tố chiếm giữ vai trị chủ đạo