Bảo tồn những giá trị nhân nghĩa nhân đạo trong truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 60 - 61)

dân tộc

Trong truyền thống văn hóa dân tộc ngồi truyền thống yêu nước là phẩm chất nổi trội thì nhân nghĩa cũng là nét giá trị đặc trưng của nhân dân ta. Đã từ lâu chúng ta thường được giáo dục bằng những câu ca nói về lịng nhân ái của con người với con người. Nhân dân ta thường ví tình cảm của mọi người trong một nước như là tình anh em một nhà. Truyền thuyết đã kể rằng dân tộc ta vốn cùng chung tổ tiên, là con Lạc cháu Hồng. Và đã là anh em trong một nhà thì phải biết thương nhau. Có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng.Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Hay là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Có thể thấy rõ lòng nhân ái đã là một giá trị đặc trưng trong truyền thống đạo đức người Việt. Nhân dân ta luôn nhắc nhở chúng ta phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”. Đó là một giá trị nhưng có lẽ đó cũng là động lực để dân tộc Việt Nam có thể tồn tại anh hùng cho đến tận ngày nay. Vì lẽ chính tình thương đã tạo nên cho dân tộc một khối thống nhất vững chắc mà khơng thể có thế lực nào lay chuyển. Đã bao nhiêu cuộc chiến tranh và cũng chừng ấy những chiến thắng vô cùng vẻ vang của dân tộc. Nhưng sau chiến tranh dân tộc ta lại bắt tay hồ bình với kẻ xâm lược và cũng là kẻ chiến bại để xây dựng một nền hồ bình mn đời. Cũng như tun ngơn của Nguyễn Trãi trong Bình Ngơ đại cáo đã thể hiện rõ truyền thống nhân nghĩa:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thay cuờng bạo” [33, tr.29].

Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống đạo đức nhân ái tốt đẹp của dân tộc, đồng thời Người đã phát triển nó lên tầm thời đại với việc mở rộng tình thương, lịng nhân ái khơng chỉ trong phạm vi dân tộc mà trên phạm vi toàn thế giới. Đối với Hồ Chí Minh thì khơng chỉ tồn tại “tình nghĩa đồng bào,

đồng chí” mà cịn tồn tại “tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà”. Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã đi qua rất nhiều nơi và những nơi đó đều để lại trong cuộc đời hoạt động của Người những ân tình khơng thể nào quên.

Người ta thường nói khi cho các gì đi thì sẽ nhận được cái đó. Có lẽ cũng từ điều đó mà chúng ta thấy mọi người trên thế giới đều rất quý mến Hồ Chí Minh như một lẽ tự nhiên, ngay cả với những người có thể chưa gặp mặt Người lần nào. Hồ Chí Minh đã nhiều lần được giúp đỡ đặc biệt mà không phụ thuộc vào một thế lực nào cả mà đó chỉ là do những xúc cảm do nhân tình mang lại. Nếu khơng có nhân tình thì chắc rằng ông luật sư người Anh Lôgiơby sẽ không tốn bao sức lực để cứu thoát một nhà hoạt động cách mạng cộng sản như vậy. Và Hồ Chí Minh cũng đã ln nhớ đến ân tình của người đã hết lịng giúp đỡ mình và cả dân tộc Việt Nam cũng phải biết ơn điều đó.

Hồ Chí Minh đã nhắc nhở rằng thuộc bao nhiêu chủ nghĩa Mác - Lênin mà sống khơng có tình, có nghĩa thì cũng khơng phải là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin.

Phải là một người sống có tình nghĩa như thế nào mới có thể có một luận điểm có tính chân lý như vậy.

Thời đại ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của nền kinh tế và của xu thế tồn cầu hố, những giá trị văn hóa cũng bị ảnh hưởng. Với cơ chế thị trường đặt lợi nhuận lên hàng đầu, những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc trong đó có giá trị nhân nghĩa bị ảnh hưởng. Có thể những giá trị của nền kinh tế thị trường chiếm được ưu thế tạm thời đối với các giá trị đạo đức truyền thống. Do vậy cần phải xây dựng những con người có đầy đủ trí thơng minh và lịng nhân ái để chống lại những hiện tượng phản văn hóa đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế thừa và phát triển trong việc xây dựng nền văn hóa mới ở việt nam hiện nay theo tư tưởng hồ chí minh (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)