1. 5 Đổi mới phương thức lãnh đạo
2.2. Đảng bộ huyện Đức Thọ chú trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từ năm 1999 đến nay
Đảng, từ năm 1999 đến nay
2.2.1. Ưu điểm
Đảng bộ huyện Đức Thọ hình thành, phát triển gắn liền với chặng đường
dài kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Đức Thọ ra đời và lãnh đạo nhân dân huyện Đức Thọ
giành nhiều thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với tiến trình phát triển của quê hương. Trong quá trình đó, Đảng bộ huyện Đức Thọ ngày càng trưởng
thành, đội ngũ cán bộ, đảng viên được tôi luyện từ thực tiễn phong trào cách
mạng, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thành quả đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố trong đó có nguyên nhân quan trọng hàng đầu là Đảng bộ huyện luôn quan tâm tới công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là kể từ khi thực hiện Nghị quyết
Trung ương 6 lần 2 khóa VIII (1999) đến nay, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Đảng bộ huyện Đức Thọ luôn chăm lo công tác xây
dựng Đảng, quan tâm củng cố, kiện tồn hệ thống chính trị huyện, từng bước đáp ứng những yêu cầu trước mắt trong q trình đổi mới, cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa quê hương.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ huyện Đức Thọ luôn coi trọng công tác
xây dựng Đảng, chính quyền và các đồn thể chính trị xã hội vững mạnh.
Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXVII nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã xác định:
“Làm tốt công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Phấn đấu quyết tâm xây dựng huyện Đức Thọ vững mạnh tồn diện, ln đi đầu các phong trào của tỉnh, phấn đấu
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Đức Thọ đã vượt qua những khó khăn, thách thức của sự nghiệp đổi mới, Ban chấp hành Đảng bộ huyện đã đoàn kết, tập trung cao sự lãnh đạo cơng tác xây dựng Đảng
một cách tồn diện, góp phần hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. “Sau khi Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khoá VIII ra đời, nhận thức được tầm quan trọng của Nghị quyết, quan điểm của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh là
“chăm lo công tác xây dựng Đảng xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt”[6, tr.9], Ban Thường vụ Tỉnh uỷ có kế hoạch 04-KH/HU hướng dẫn thực hiện.
Đảng bộ Huyện đã ban hành Kế hoạch số 92-KH/HU”[4, tr.281]. Đảng
bộ xác định công tác giáo dục chính trị tư tưởng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công tác xây dựng đảng, do đó Đảng bộ đã tập trung đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bám sát, đặc điểm tình hình
nhiệm vụ của địa phương, bảo đảm đúng định hướng chính trị, tư tưởng, quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng, tổ chức chặt chẽ việc nghiên cứu, học tập,
quán triệt và tuyên truyền Nghị quyết cùng các chỉ thị, kế hoạch của Trung
ương và của Thường vụ Đảng ủy cấp trên. “Bằng nhiều hình thức, kênh thơng
tin khác nhau đã tun truyền kịp thời các Chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự, chính sách đến đảng viên, cán bộ và nhân dân”, căn cứ các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh,
Đảng bộ huyện Đức Thọ đã đề ra được nghị quyết sát, đúng và tổ chức thực
hiện có hiệu quả, “đã tạo được sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ về
nhận thức cũng như hành động. Đa số cán bộ, đảng viên ln vững vàng về
chính trị tư tưởng, kiên định mục tiêu xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chỉ nghĩa xã hội trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng bộ đã triển khai kịp thời các chủ trương, nghị quyết của cấp trên,
tập trung tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, dân tộc gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thực hiện tốt cơng tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hàng năm tổ chức mở các lớp
bồi dưỡng đối tượng đảng, bồi dưỡng lý luận chính trị phổ thơng cho đối tượng
đảng viên mới; xây dựng kế hoạch và mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cấp ủy
viên, bí thư chi bộ, cán bộ các đoàn thể cơ sở; tập huấn cho các đại biểu hội đồng nhân dân các xã, thị trấn.
Trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, đó là Đảng bộ huyện “nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, các Nghị
quyết của Tỉnh uỷ vào điều kiện thực tế địa phương để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng, khơi dậy tiềm năng sáng
tạo của địa phương, không ngừng bứt phá vươn lên”[4, tr.352]. Đặc biệt coi
trọng cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn liền với tích cực học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thực tế những năm qua cho thấy, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo thực hiện
tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Thường xuyên quán triệt, triển khai, tuyên truyền sâu rộng các chỉ thị, nghị quyết cũng như chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như các chủ trương của cấp
ủy, chính quyền cơ sở tới toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và
nhân dân nhằm tạo ra sự thống nhất trong nhận thức tư tưởng từ trong Đảng đến quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó quan tâm nắm bắt dư luận xã hội, tình
hình diễn biến tư tưởng cán bộ, đảng viên, nhân dân để chỉ đạo giải quyết kịp
thời các vấn đề nổi cộm, những kiến nghị, đề nghị chính đáng của nhân dân. Đồng thời chú trọng giáo dục truyền thống gắn với các sự kiện chính trị, trong đó, ln kết hợp hài hịa giữa nội dung giáo dục truyền thống lịch sử, truyền
thống cách mạng của Đảng, của dân tộc với truyền thống của Đảng bộ và nhân dân địa phương, qua đó góp phần bồi đắp lý tưởng cách mạng, ý thức công dân, tinh thần yêu nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Một nội dung quan trọng trong cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng được
Đảng bộ huyện quan tâm đó là giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng
viên, nhân dân. Thực hiện Chỉ thị số 06 của Bộ Chính trị (khóa X) về thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tiếp
đến là Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Đảng bộ ln gắn chặt nội
dung này với việc tích cực học, làm theo Bác. Hàng năm, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; mở các hội nghị học tập, nghiên cứu các chuyên đề; xây dựng chương trình hành động của Đảng bộ; xây dựng tiêu chuẩn đạo đức, lối sống đối với cán bộ, đảng viên công chức; mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên đều phải đăng ký các nội dung làm theo cụ thể, thiết thực. Trên cơ sở
đó, hằng năm xây dựng kế hoạch kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân về thực
hiện các nội dung làm theo để biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu; đồng thời đôn đốc, nhắc nhở những cá nhân chưa thực hiện tốt tiếp tục
phấn đấu, khắc phục.
Tập trung chỉ đạo đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh thành sinh hoạt thường xuyên, quan trọng của các chi bộ, đảng bộ,
liên hệ với tình hình tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và việc thực hiện
“Quy định về những điều đảng viên không được làm “ ở từng tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, của từng cá nhân cán bộ, đảng viên “xây dựng chuẩn mực đạo đức, đạo đức nghề nghiệp theo tư tưởng tấm gương đạo đức, phong cách của
Chủ tịch Hồ Chí Minh”[13, tr.6].
Đầu năm 2012 Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo ban
hành công văn, hướng dẫn việc học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”; theo đó các đơn vị đều tổ chức học tập chuyên đề gắn với sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể.
Thơng qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tự giác rèn
luyện, tu dưỡng về đạo đức lối sống trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, góp
phần nâng cao đạo đức cách mạng, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị
cũng như đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo niềm tin của
nhân dân với Đảng.
Nhờ lãnh đạo thực hiện tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức, không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng gắn liền với đẩy mạnh
học, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện đã tạo ra sự
thống nhất cao trong ý chí, nhận thức từ hệ thống chính trị đến nhân dân, tạo ra sức mạnh đoàn kết chung để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, mang lại những thay đổi tích cực diện mạo nơng thơn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt; an ninh trật
tự được đảm bảo.
Đảng bộ huyện xác định, nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây
dựng Đảng là then chốt, trong đó cơng tác cán bộ là khâu then chốt của then
chốt trong cơng tác xây dựng Đảng; địi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi cấp ủy, tổ chức đảng trong tồn Đảng bộ phải đồn kết một lịng, đổi mới toàn diện,
năng động, sáng tạo, trách nhiệm và quyết tâm cao trong mỗi việc làm, mỗi
hành động vì mục tiêu phát triển huyện nhà.
Là Đảng bộ có đơng đảng viên, ở một địa bàn khó khăn, do đó trong lãnh
đạo phải đặc biệt coi trọng xây dựng và chỉnh đốn Đảng cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; thường xuyên tự phê bình và phê bình, khơng ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng cũng như của mỗi cán bộ, đảng viên.
Đảng bộ quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, lập
trường tư tưởng vững vàng, đạo đức tốt, có năng lực, trình độ, tinh thần phục
vụ nhân dân.
Sức mạnh của Đảng bộ, bên cạnh sức mạnh của tổ chức, còn là sức mạnh
được tạo nên từ mỗi cán bộ, đảng viên, ở tính tiên phong gương mẫu của Đảng
dục cán bộ, đảng viên phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám
nhận sai lầm để sửa chữa, tránh hiện tượng thờ ơ, thụ động vì khơng làm thì
khơng mắc sai lầm, khuyết điểm.
Cán bộ, đảng viên của đảng bộ luôn nêu cao tấm gương sáng về đức hy
sinh, sự tận tuỵ trong công tác và phục vụ nhân dân, trung thành với Đảng, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lý tưởng của Đảng và vì cuộc sống của nhân dân.
Luôn chú ý phát triển đảng, coi trọng cả số lượng và chất lượng, bổ sung sinh lực cho Đảng bộ, để Đảng bộ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo qua các thời kỳ cách mạng.
Đảng bộ không ngừng nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng
và tồn hệ thống chính trị ở địa phương về tầm quan trọng của công tác cán bộ và giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nâng cao năng lực quán triệt nghị quyết của Đảng. Kinh nghiệm rút ra qua thực hiện các nghị quyết của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao đạo
đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng như những nghị quyết, chủ
trương về xây dựng chỉnh đốn Đảng là phải tiến hành liên tục, thường xuyên,
tiến hành một cách kiên quyết nhất. Lâu nay, việc thực hiện nghị quyết vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế, bất cập. Có nơi, cán bộ, đảng viên trên thực tế coi
thông qua được nghị quyết rồi coi như xong việc. Nghị quyết nhiều, nhưng hiệu quả kém, không chú trọng đến việc đưa nghị quyết vào cuộc sống; thậm chí,
nội dung giáo dục đạo đức cách mạng ở nghị quyết sau nhắc lại nhiều nội dung của nghị quyết trước nhưng vẫn còn hiện tượng thiếu kiên quyết, không triệt để, thiếu liên tục, thường xuyên, chưa coi trọng đúng mức tổ chức thực hiện…
Từng bước một, Đảng bộ đã làm chuyển biến trước hết là trong cấp ủy,
lãnh đạo các cấp về tính nghiêm trọng và nguy cơ về tình trạng suy thoái về đạo
đức cách mạng của cán bộ, đảng viên đối với sự ổn định, phát triển của quê
hương, đất nước, sự tồn vong của Đảng và chế độ. Trên cơ sở đó, xây dựng
quyết tâm chính trị cao nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bằng việc bố trí đúng cán bộ, nhất là cán bộ đứng đầu, có đức, có tài, có bản lĩnh, có tâm huyết và
bằng chương trình hành dộng cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm trong từng thời gian, phù hợp với từng ngành, từng địa phương, đơn vị; nêu cao trách nhiệm
của mỗi cán bộ, đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị trong tổ chức
thực hiện.
Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong
hành động, các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên cũng như tồn bộ hệ thống chính trị ở huyện Đức Thọ mới có thể giành được thắng lợi, làm cho Đảng bộ
trong sạch, vững mạnh, đủ sức hồn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị.
Trong cơng tác xây dựng Đảng, đến nay, tồn Đảng bộ huyện có 55 tổ
chức cơ sở Đảng, trong đó có 28 Đảng bộ xã, thị trấn và 27 Đảng bộ, chi bộ
khối cơ quan. Tổng số đảng viên tồn huyện là 9.350 đồng chí, trong đó có 70
đồng chí đảng viên giáo dân.
Cơng tác xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ đạt được kết quả khá toàn diện: xác định tổ chức cơ sở đảng có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng đối với
phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh ở địa phương, Huyện ủy
đã triển khai xây dựng Đề án và ban hành Nghị quyết chuyên đề về nâng cao
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo tiền đề phát huy chức năng, vai trò nền tảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở, lãnh đạo thực hiện tốt
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện có kết quả nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương. “Công tác xây dựng Đảng về tổ chức và cán bộ đạt khá toàn diện: Thường xuyên chăm lo
củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng,
gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng; đảm bảo thực
hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, củng cố sự đoàn kết”[2, tr.8].
Công tác đảng viên được chú trọng, được xem là một nội dung quan
trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng; công tác phát triển đảng viên mới được chú trọng từ khâu xem xét tạo nguồn đến bồi dưỡng, kết nạp Đảng. Chất lượng