3 Tăng cường công tác dân vận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đảng ở đảng bộ huyện đức thọ từ 1999 đến nay thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 26 - 30)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Xây dựng về tư tưởng, về chính trị, về tổ chức, đó là đường lối xây dựng Đảng”. Đó khơng những là công việc của

Đảng và của đảng viên mà cũng là của tồn dân. Thơng qua phong trào quần

chúng, Đảng kiểm nghiệm, hồn chỉnh và cụ thể hóa đường lối chính trị. Và

cũng từ phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào Đảng. Thực tiễn cách mạng cho thấy, nơi nào có phong trào

quần chúng mạnh mẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị thì ở đó, tổ

chức Đảng được phát triển, củng cố, cán bộ, đảng viên được rèn luyện và thử

thách. Trái lại, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm tốt thì phong trào

quần chúng càng lớn mạnh. Quá trình phát triển, lớn mạnh của Đảng gắn liền với sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của phong trào quần chúng. Phong trào quần chúng là cơ sở, là nguồn sống của Đảng, là mảnh đất tốt, từ đó, Đảng lớn lên khơng ngừng.

Trong q trình tiến hành cơng tác xây dựng Đảng, vai trị, tác dụng tích cực của quần chúng nhân dân, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể như cơng

đồn, đồn thanh niên, hội phụ nữ sẽ được khẳng định và nêu cao... Và công tác

xây dựng Đảng sẽ “dẫm chân tại chỗ” khi quần chúng chưa được lôi cuốn đông

đảo tiến công vào các đối tượng chính của cuộc vận động, bởi nhiều trở ngại

khác nhau ở một số cấp, ngành, địa phương và cơ sở. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh: “nhân dân giúp đỡ xây dựng Đảng bằng cách: hiểu rõ Đảng, ủng hộ

Đảng, hưởng ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình

trong nhân dân, đối với cơng tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình”. Để bảo đảm, phát huy kết quả của việc quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, các cấp ủy Đảng thực hiện tốt, có nền nếp, khơng làm chiếu lệ, hình thức việc tự phê bình của các tổ chức Đảng trước quần chúng và mở

rộng chế độ quần chúng phê bình các tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên. Ý kiến

phê bình đúng của quần chúng thì các tổ chức Đảng tiếp thu nghiêm túc và có biện pháp sửa chữa. Đối với những ý kiến khơng đúng thì phân tích, giải thích

đầy đủ với thái độ thực sự “trọng dân” và có ý thức trách nhiệm.

Cấp ủy, chính quyền các cấp, đoàn thể quần chúng tạo mọi thuận lợi và

động viên nhân dân nâng cao trách nhiệm tham gia kiểm tra, giám sát chặt chẽ

cán bộ, đảng viên, đồn kết xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền. Gắn với

phong trào quần chúng, dựa vào quần chúng để xây dựng Đảng và hệ thống

chính trị, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ chính trị của địa phương, tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng.

1.4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của

Đảng

“Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm

tra của Đảng; “Các cấp ủy đảng lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính

trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng”[21, tr.66].

Để hồn thành sứ mệnh lịch sử, Đảng khơng ngừng chú trọng công tác

tổ chức đảng và đảng viên, hướng vào việc xây dựng và thực hiện các quyết định, giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt và nội bộ của Đảng, hồn thiện quy

trình lãnh đạo, giữ vững kỷ luật, với mục đích bảo đảm cho các quyết định đã

đề ra được thực hiện nghiêm túc và có kết quả cao.

Ở mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau có nhiệm vụ chính trị khác nhau,

nhưng cơng tác kiểm tra vẫn giữ vai trị quan trọng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “Cơng tác kiểm tra có vị trí cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng”. Công tác kiểm tra gắn liền với công tác lãnh

đạo của Đảng, quy trình lãnh đạo của mỗi một tổ chức cơ sở đảng phải đảm bảo

3 khâu: trước hết đó là việc ban hành quyết định, tổ chức thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện và đánh giá việc thực hiện nhị quyết. V.I.Lê nin chỉ ra rằng: “điều chủ yếu là chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh ... sang việc lựa chọn người và kiểm tra việc thực hiện”[53, tr.450]. Người cho rằng khi mục đích và nhiệm vụ chính trị đã xác định được mục tiêu và phương hướng, thì việc tổ chức thực hiện quan trọng: “tìm người, kiểm tra cơng việc, tất cả là ở đó”[53, tr.451]. Nếu khơng triển khai thực hiện tốt hai khâu đó “thì

tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn”[53, tr.449]. Hồ Chí Minh chri rõ: “Muốn hồn thành tốt mọi việc, thì tồn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy Đảng phải tăng cường cơng tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đầy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân. Do đó mà góp phần

vào việc củng cố đảng về tư tưởng, về tổ chức”[42, tr.291].

Việc để nhân dân tham gia kiểm soát các quyết định lãnh đạo của Đảng, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, là cần thiết và tất yếu. Người còn chỉ ra cách thức kiểm sốt: “Kiểm sốt có hai cách: một cách từ trên xuống....Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cách sửa chữa sự sai lầm đó”[42, tr.228]. Nhưng quần chúng nhân

Hồ Chs Minh, kiểm soát bằng cách: “khai hội, phê bình và bày tỏ ý kiến, bầu cử các ủy ban, các hội đồng, v.v.; đó là những cách quần chúng kiểm soát

những người lãnh đạo”[42.288].

Kiểm tra là một chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng, lãnh đạo cũng có nghĩa là kiểm tra; bng lỏng việc kiểm tra thì cũng bằng khơng, coi như khơng có người lãnh đạo. Hoạt động kiểm tra được xem là hoạt động đan xen các hoạt

động tạo nên quy trình lãnh đạo và quá trình kiểm tra cũng chính là q trình

tổng kết thực tiễn nhằm rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của

Đảng. “Sự lãnh đạo của Đảng không chỉ là ra quyết định và tổ chức thực hiện,

mà còn kiểm tra nhằm phát hiện ưu điểm, khuyết điểm, uốn nắn lệch lạc; bổ

sung, hồn chính quyết định, hồn thiện quy trình lãnh đạo; giáo dục, bảo vệ đội ngũ đảng viên”[65, tr.315].

Công tác kiểm tra được xem là giải pháp góp phần quan trọng trong quá trình thực hiện cơng tác tổ chức, tổ chức cán bộ, là quy trình đảm bảo nguyên

tắc tập trung dân chủ, giáo dục, bảo vệ đảng viên, ngăn ngừa các hành vi chính trị có biểu hiện suy thối về phẩm chất, đạo đức, lối sống.

Trong hệ thống các ban xây dựng Đảng, chủ thể thực hiện chức năng

kiểm tra đó là cấp uỷ, Uỷ ban kiểm tra. Điều 32 Điều lệ Đảng (sửa đổi) do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua, xác định rõ nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp về chức năng kiểm tra như sau:

“1. Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi

phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên và trong việc thực hiện

nhiệm vụ đảng viên.

2. Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.

3. Giám sát cấp uỷ viên cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về

thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp uỷ và

4. Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc

đề nghị cấp uỷ tiến hành kỷ luật.

5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.

6. Kiểm tra tài chính của cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp” [21, tr.67-68].

Công tác kiểm tra của Đảng góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Đây là một quá trình

mang tính nhạy cảm, liên quan đến sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên, của tổ chức Đảng, nên phải được tiến hành từng bước, thận trọng, đồng bộ, kiên trì, đúng phương châm, cơng minh, chính xác và kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đảng ở đảng bộ huyện đức thọ từ 1999 đến nay thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)