Khái quát tình hình huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đảng ở đảng bộ huyện đức thọ từ 1999 đến nay thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 43 - 46)

1. 5 Đổi mới phương thức lãnh đạo

2.1. Khái quát tình hình huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Đức Thọ là huyện nơng nghiệp nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách trung

tâm thành phố Hà Tĩnh 50 km. Về địa giới, phía Bắc giáp hai huyện Nam Đàn và Hưng Ngun (Nghệ An), phía Đơng giáp Thị xã Hồng Lĩnh, phía Nam giáp huyện Can Lộc, phía Tây giáp huyện Hương Sơn và Vũ Quang, là vị trí có tầm quan trọng về qn sự, chính trị và kinh tế trong khu vực.

Trải qua nhiều lần chia tách, đến nay huyện Đức Thọ có 27 xã và 01 thị trấn, với diện tích tự nhiên 20.211ha, dân số 120.000 người.

Đức Thọ là huyện có vị trí địa lý tự nhiên khá thuận lợi, hệ thống kênh

mương sơng ngịi thuận lợi cho việc tưới tiêu phát triển kinh tế và giao thông

đường thuỷ như sông Ngàn Sâu chảy từ Hương Khê về, sông Ngàn Phố từ

Hương Sơn xuống hợp lưu Tam Soa thành sông La chảy qua trung tâm huyện lỵ dài 12 km. Có đường sắt Bắc – Nam đi qua 9 xã với chiều dài 15 km, có hai ga trong đó ga Yên Trung là ga chính của tỉnh Hà Tĩnh. Có đường quốc lộ 8A, tỉnh lộ 15A và đường 5A đi qua. Dựa vào điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đất đai, thổ nhưỡng Đức Thọ được chia thành ba vùng rõ rệt: vùng thượng đức,

vùng trong đê và vùng ngồi đê. Mỗi vùng đều có thế mạnh riêng trong phát

triển nông nghiệp, chăn nuôi, công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch..v.v.

Bên cạnh những thuận lợi, Đức Thọ vẫn có những khó khăn, hạn chế: Đó là huyện nằm ở Bắc miền Trung nên chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu khắc

nghiệt; lụt bão xảy ra thường xuyên, hạn hán kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Là huyện thuần nông, công nghiệp - tiểu thủ

công nghiệp, thương mại và dịch vụ chưa phát triển.

Đức Thọ là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hóa và

cường, cần cù, thơng minh, sáng tạo, nghĩa tình, đồn kết, thủy chung son sắt.

Truyền thống đó được ra sức giữ gìn, bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác và phát huy sức mạnh trong lịch sử xây dựng và bảo vệ quê hương, trở thành tài sản vơ giá trong tiến trình đổi mới và phát triển hôm nay.

Xuất phát từ điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm của địa phương, trong

thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện.

Trong thời kỳ đổi mới, kể từ năm 1986 đến nay, Đảng bộ huyện đã lãnh

đạo các tầng lớp nhân dân phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, khai thác và phát

huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương cho mục tiêu phát triển. Sau gần 30 năm đổi mới, Đức Thọ đã có những đổi thay sâu sắc và tồn diện,

tạo được thế và lực mới, với triển vọng đi lên rất tốt đẹp.

Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, với tốc độ khá cao. Đã đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành một số vùng tập trung chuyên canh. Kinh tế trang trại bước đầu có sự

phát triển tích cực về số lượng, tính chất và quy mơ.

Hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ

công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP; số lượng các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh ngày càng tăng.

Hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế, kênh mương được kiên cố hố; nhiều cơng trình phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng.

Tạo bước phát triển, nâng cao chất lượng hoạt động của các ngành

thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính, ngân hàng- tín dụng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.

Quán triệt sâu sắc quan điểm giải quyết hài hoà vấn đề tăng trưởng và

phát triển xã hội, việc thực hiện các chương trình văn hố-xã hội ở Đức Thọ có những chuyển biến khá tích cực.

Phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực là một công tác trọng tâm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng

bộ. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được đặc biệt quan tâm, đã thực hiện nhiều

chính sách ưu tiên trong giáo dục; phát triển tương đối đa dạng và toàn diện

mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học.

Mạng lưới y tế được tăng cường đầu tư, đảm bảo đủ điều kiện chăm sóc

sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Cơng tác dân số - kế hoạch hố gia đình và trẻ em hướng vào nâng cao chất lượng dân số và hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, bảo

đảm cơ cấu và phát triển dân số ổn định.

Kế thừa và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của vùng

đất văn hiến, nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng bộ và chính quyền huyện Đức Thọ đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức

năng cùng ngành văn hoá thực hiện nhiều biện pháp để tiếp thu những thành

tựu văn hoá mới, tiến bộ vào thực tiễn đời sống nhân dân và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương.

Cơng tác xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm được xác định là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền góp phần phát triển một cách bền vững, thực hiện mục tiêu công bằng và an sinh xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, cơng tác an ninh quốc phịng được đẩy mạnh, thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng

chống ma tuý, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, chỉ đạo xây dựng các phương án phịng ngừa, đối phó với mọi tình huống đột xuất.

Chăm lo xây dựng khu vực phòng thủ và nền quốc phịng tồn dân, nâng cao chất lượng dân quân tự vệ, ln hồn thành chỉ tiêu thanh niên nhập ngũ.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị là một nhiệm vụ

trọng tâm, then chốt của Đảng bộ trong thời kỳ đổi mới. Hiệu lực, hiệu quả chỉ

đạo điều hành của các cấp chính quyền được nâng lên. Hoạt động của Mặt trận

nhiệm vụ chính trị mà cấp uỷ đã xác định, động viên đoàn viên, hội viên và

nhân dân tích cực tham gia nhiều phong trào thi đua yêu nước hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác xây dựng đảng ở đảng bộ huyện đức thọ từ 1999 đến nay thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp (Trang 43 - 46)