Biến quan sát
Trung bình
thang đo
nếu loại biến
Phương sai thang đo
nếu loại biến
Tương quan biến
tổng
Cronbach's alpha nếu loại biến
QD1 11.27 4.085 0.645 0.716
QD2 11.11 4.267 0.559 0.763
QD3 11.17 4.902 0.572 0.757
QD4 11.12 4.167 0.642 0.718
(Nguồn xử lý dữ liệu của tác giả)
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thương hiệu sữa bột cho trẻ em từ 1 đến 5 tuổi tại TP.HCM gồm 7 thành phần với 23 biến quan sát đạt độ tin cây Cronbach’alpha được đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
4.3.1 Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn thương hiệu sữa bột
Kết quả phân tích nhân tố lần thứ nhất:
Kết quả kiểm định Barlett với sig = 0.000 cho thấy các biến có tương quan với nhau, như vậy đã đáp ứng được điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố. Chỉ số KMO = 0.799 >0.5, đạt yêu cầu của điều kiện đủ để phân tích nhân tố. (Trình bày chi tiết trong bảng phụ lục 6.1)
Kết quả phân tích nhân tố cho ra 7 nhân tố được rút trích tại điểm eigenvalue bằng 1.094 > 1, tổng phương sai rút trích = 71.222% cho biết 7 nhân tố này giải thích được 71.222% biến thiên của dữ liệu. Tuy nhiên theo kết quả phân tích (xem bảng 4.6), cho thấy biến CL3 (Sữa bột anh/chị mua có ghi hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng rõ ràng) có hệ số nhân tố thấp (0.032 < 0.5) do đó tác giả loại nhân tố này. Bên cạnh đó các biến TH4 (Sữa bột anh/chị mua thường tổ chức nhiều hoạt động xã hội có ích cho trẻ em (ngày hội trẻ em, học bổng khuyến học, ủng hộ trẻ em nghèo…)
và KM3 (Sữa bột anh/chị mua thường xuyên cập nhật chương trình khuyến mãi đến khách hàng), cũng có hệ số nhân tố thấp, nên tác giả loại bỏ các nhân tố này.