CHƯƠNG 3 : KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4 MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc (ROS): Dựa trên mối quan hệ giữa tỷ số ROS với hiệu quả hoạt động kinh doanh cho thấy tỷ suất lợi nhuận rịng trên doanh thu thuần càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng tăng. Do đó, tỷ số ROS là phù hợp để phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.
Các biến độc lập: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ
TVON: Biến tổng số vốn trong nghiên cứu này được đo lường bằng giá trị số vốn lưu động hiện hành của DN. Số vốn hiện hành càng lớn thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng hiệu quả, vì số vốn hiện hành thể hiện khả năng thanh toán tức thời của DN trong thời gian ngăn và đây là nguồn vốn chính giúp DN có thể thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn trong tương lai. Do đó, có thể nói tổng số vốn có mối quan hệ mặt thiết với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều, điều này đã được kiểm định trong các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khi tiến hành nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của DNNVV trên các địa bàn khác nhau như Hậu Giang (Trần Bá Quang, 2010); ĐBSCL (Nguyễn Đức Trọng, 2009); Thái Lan (Chittithaworn, 2011).
H1: Tổng vốn của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV tại TP Cần Thơ
TLĐ: Biến tổng số lao động được đo lường bằng tổng số lượng lao động trong DN. Số lượng lao động trong DN càng lớn thể hiện quy mô hay độ lớn về nhân sự của DN càng lớn và điều này giúp cho DN có khả năng huy động được nguồn chất xám giúp
cho DN hoạt động hiệu quả hơn và đã được kiểm định trong các nghiên cứu tại Hậu Giang (Trần Bá Quang , 2010); ĐBSCL (Nguyễn Đức Trọng, 2009). Tuy nhiên, các DNNVV phần lớn có nguồn lực tài chính tương đối yếu nên việc thuê quá nhiều lao động sẽ trở thành gánh năng tài chính đối với DN, do đó các DNNVV nên cân nhắc thuê lao động đúng theo nhu cầu thực tế của DN để đảm bảo về mặt hiệu quả. Như vậy, tổng số lao động có mối quan hệ tương quan thuận/nghịch với hiệu quả hoạt động của DN.
H2: Tổng lao động của DN tương quan thuận/nghịch với hiệu quả hoạt động
kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ
TĐHV: Biến trình độ học vấn được đo lường bằng trình độ học vấn của chủ DN. Ngày nay, nhân tố quản trị đóng vai trị càng lớn trong việc nâng cao hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đội ngũ các nhà quản trị mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp như giám đốc DN có phẩm chất và tài năng của mình sẽ có vai trị quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành đạt của một DN. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị DN đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chun mơn của giám đốc DN. Một giám đốc có trình độ học vấn tốt sẽ điều hàng DN hiệu quả và bài bản hơn, cũng như xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị DN và xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận chức năng tốt hơn. Ngoài ra, giám đốc DN có trình độ học vấn tốt sẽ giúp DN có thể tiếp thu, áp dụng được phương cách quản lý và công nghệ mới tốt hơn. Do đó trình độ giám đốc càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN càng tốt và điều này đã được kiểm định trong các nghiên cứu (Trần Bá Quang , 2010; Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011; Trần Bá Quang, 2009; Nguyễn Quốc Nghi, 2010).
H3: Trình độ của chủ DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ
GTDN: Biến giới tính của chủ DN được đo lường bằng biến giả (1 là Nam; 0 là Nữ). Theo các nghiên cứu tại các địa bàn như Hậu Giang (Trần Bá Quang , 2010) và Pakistan (Qureshi, 2012) cho rằng giới tính của chủ DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều. Nguyên nhân là do trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của DN thì nam giới quyết đốn trong việc ra quyết định hơn nữ giới và dành nhiều thời gian hơn cho việc điều hành DN. Ngoài
ra, nam giới là giám đốc DN sẽ có mối quan hệ xã hội tốt hơn giám đốc là nữ giới, mà trong điều hành kinh doanh thì rất cần đến các mối quan hệ như quan hệ với nhân viên, đối tác, các cơ quan quản lý địa phương… để có thể giúp cho DN hoạt động hiệu quả hơn.
H4: Giới tính của chủ DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh
của DNNVV tại TP Cần Thơ
TUDN: Biến tuổi DN được đo lường bằng số năm hoạt động của DN kể từ ngày được thành lập. Theo các nghiên cứu Trần Bá Quang (2010); Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011); Kinyua (2014) thì cho rằng tuổi của DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều, có nghĩa là DN có số tuổi càng lớn hay lịch sử hoạt động lâu dài thì hoạt động càng hiệu quả. Những DN có lịch sử hoạt động lâu dài thì có nhiều lợi thế hơn các DN mới thành lập như lợi thế từ uy tín, DN càng lâu năm thì càng có uy tín; lợi thế từ thị trường, DN càng lâu năm thì càng hiểu và thơng thuộc thì trường; lợi thế từ mối quan hệ với khách hàng, đối tác và chính quyền địa phương tốt hơn các DN mới thành lập….Do đó, tuổi của DN có quan hệ tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.
H5: Tuổi của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV tại TP Cần Thơ.
KNDN: Biến kinh nghiệm của chủ DN được đo lường bằng số năm điều hành hay quản lý của chủ DN. Theo Nguyễn Đức Trọng (2009) khi tiến hành nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV tại ĐBSCL thì cho rằng số năm điều hành hay quản lý của chủ DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều, điều này có nghĩa là chủ DN càng có kinh nghiệp trong điều hàng hay quản lý thì DN càng hoạt động hiệu quả. Chủ DN càng có kinh nghiệm thì sẽ điều hành hoạt động kinh doanh của DN hiệu quả hơn. Cụ thể trong các hoạt động quản lý kinh doanh như quản lý nhân viên, thiết lập hệ thống kinh doanh, thiết lập quan hệ với đối tác….Do đó, chủ DN càng có nhiều năm làm điều hành và quản lý thì DN sẽ hoạt động hiệu quả.
H6: Kinh nghiệm của chủ DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ.
QUIMO: Biến qui mô của DN được đo lường bằng biến giả (1: DN nhỏ, 0: DN vừa). Theo các nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011); Nguyễn Quốc Nghi (2010) thì cho rằng qui mơ của DN ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều. DN có qui mơ hay cơ sở vật chất càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong DN là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của DN, làm nền tảng quan trọng để DN tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho DN trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Do đó qui mơ của DN càng lớn thì DN càng hoạt động có hiệu quả.
H7: Qui mô của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV tại TP Cần Thơ
LHDN: Biến loại hình DN được đo lường bằng biến giả (1: DN Tư nhân; 0: DN TNHH). Theo các nghiên cứu Nguyễn Đức Trọng (2009) cho rằng, loại hình DN có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN và mối quan hệ này là thuận chiều. Các DNNVV hoạt động theo loại hình DN Tư nhân và DN TNHH thường hiệu quả hơn các loại hình DN khác, vì trong các loại hình kinh doanh của DNNVV cịn có các loại hình kinh doanh khác hộ kinh doanh cá thể, DN siêu nhỏ mà 2 loại hình DN này thường hoạt động với qui mô nhỏ và không được tổ chức để tiến hành hoạt động kinh doanh bài bản, có nhiều hạn chế về nguồn lực nên hiệu quả hoạt động thường thấp hơn 2 loại hình DN Tư nhân, DN TNHH.
H8: Loại hình DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV tại TP Cần Thơ
LVHĐ: Biến lĩnh vực hoạt động được đo lường bằng biến giả (1: DN hoạt động lĩnh vực thương mại; 0: DN hoạt động lĩnh vực dịch vụ). Theo Nguyễn Quốc Nghi (2010) cho rằng lĩnh vực hoạt động có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ thường có hiệu quả hoạt động tốt hơn các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác. Vì hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ các DN không cần phải đầu tư nhiều vốn và công nghệ sản xuất phức tạp nên các hoạt động điều hành quản lý, cơ cấu tổ chức đơn giản và chi phí duy trì hoạt
động thường thấp hơn các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khác. Do đó, lĩnh vực hoạt động có ảnh hương tương quan thuận đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.
H9: Lĩnh vực hoạt động của DN tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DNNVV tại TP Cần Thơ
CSACH: Biến chính sách hỗ trợ của nhà nước được đo lường bằng biến giả (1: DN có nhân được sự hỗ trợ của nhà nước; 0: DN không nhận được sự hỗ trợ của nhà nước). Theo các nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011); Chittithaworn (2011); Kinyua (2014) cho rằng chính sách hỗ trợ của nhà nước có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và mối quan hệ này là thuận chiều, có nghĩa là các DN càng nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước thì hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Trong hoạt động kinh doanh DN không thể nào tránh được sự ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước như chính sách điều hành kinh tế, chính sách thuế, chính sách đầu tư…. các chính sách trên của nhà nước thường tác động trực tiếp hay gián tiếp đến từng của từng DN. Do đó, các chính sách của hỗ trợ kinh doanh của nhà nước đối với DN sẽ giúp cho các DN đầu tư mở rộng sản xuất, yên tâm thực hiện các hoạt động kinh doanh và tạo điều kiện cho các DN nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó, chính sách hỗ trợ của nhà nước có quan hệ tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.
H10: Chính sách hỗ trợ tương quan thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh
3.4.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Từ những cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu đã lược khảo và mục tiêu nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu dự kiến có 10 biến độc lập (Xi) và 1 biến phụ thuộc (Y) để ước lượng mối liên hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DN và các nhân tố ảnh hưởng. Do đó, mơ hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
Y = a0 + β1X1+ β2 X2 + β3 X3 + β4 X4 + β5X5 + β6X6 + β7 X7 + β8 X8 + β9 X9 + β10 X10 + ε
Trong đó:
Y : Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.
Xi : Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV.
βi : Hệ số hồi qui tổng thể tương ứng với các biến độc lập Xi (i=1,10). a0 : Hệ số góc khi các biến độc lập bằng 0.
ε : Phần dư.
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Hiệu quả hoạt động kinh doanh (Y)
Tổng vốn (X1) Tổng lao động (X2) Trình độ chủ DN (X3) Giới tính chủ DN (X4) Tuổi DN (X5) Kinh nghiệm chủ DN (X6) Qui mơ DN (X7) Loại hình DN (X8) Lĩnh vực hoạt động (X9) Chính sách hỗ trợ (X10)
Bảng 3.1: Diễn giải các biến đo lường trong mơ hình nghiên cứu đề xuất
Stt Tên biến hiKý ệu Diễn giải biến đo lường Căn cứ chọn biến Kỳ vọng
1 Hiệu quả hoạt động
kinh doanh Y ROS
Nghi và Nam (2011); Quang (2010) + 2 Tổng vốn của DN X1 Số vốn lưu động hiện
hành của DN
Quang (2010); Trọng (2009); Chittithaworn (2011)
+
3 Tổng lao động của DN X2 Số người lao động trong DN Quang (2010); Trọng (2009) +/- 4 Trình độ của chủ DN X3 Trình độ học vấn của chủ DN Quang (2010); Nghi và Nam (2011); Trọng (2009); Nghi (2010) +
5 Giới tính của chủ DN X4 Giới tính của chủ DN
(nam, nữ) Qureshi (2012) Quang (2010); + 6 Tuổi DN X5 Số năm hoạt động của
DN
Quang (2010); Nghi và Nam (2011);
Kinyua (2014)
+
7 Kinh nghiệm của chủ
DN X6
Số năm làm quản lý hay
lãnh đạo ở DN Trọng (2009) + 8 Qui mô của DN X7 Qui mô của DN (vừa,
nhỏ và siêu nhỏ) Nghi và Nam (2011); Nghi (2010) + 9 Loại hình DN X8 Công ty TNHH, Công ty
CP, DNTN Trọng (2009) + 10 Lĩnh vực hoạt động
của DN X9
Thương mại dịch vụ, công nghiệp xây dựng, sản xuất chế biến Nghi (2010) + 11 Chính sách hỗ trợ X10 Những chính sách hỗ trợ của nhà nước Nghi và Nam (2011); Chittithaworn (2011) ; Kinyua (2014) +
Nguồn: Theo phân tích của tác giả
3.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.5.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp: có thể thu thập được các tài liệu như Niên giám thống kê (2014), Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế TP Cần Thơ, Phịng Kinh tế, Phịng Cơng thương của các Quận, huyện. Bên cạnh đó cũng thu thập từ các bài báo, tạp chí, các website…có liên quan.
Thực hiện khảo sát: Thực hiện phỏng vấn các lãnh đạo hay cán bộ ở phòng kinh doanh của các DNNVV và các cán bộ ở các sở ban ngành, phịng ban có liên quan trong địa bàn để thu thập dữ liệu về tình hình sản xuất hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cũng như sự phát triển của các DNNVV, từ đó xây
3.5.2 Số liệu sơ cấp
Để đảm bảo tính khoa học, tính chính xác của số liệu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử dụng để tiến hành thu thập số liệu. Số liệu sơ cấp được thu thập thơng qua tiến trình sau:
(1) Nghiên cứu xin ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế để chọn địa điểm điều tra chọn vùng nghiên cứu. Sau khi được tư vấn, nghiên cứu được thực hiện tại các Quận Ninh Kiều, Quận Bình Thuỷ, Quận Cái Răng, Huyện Phong Điền, Huyện Cờ Đỏ.
(2) Tiến hành thực hiện phiếu khảo sát. Sau khi đã có phiếu khảo sát được soạn sẵn sẽ tiến hành khảo sát thử để kiểm tra tính phù hợp của phiếu khảo sát và hiệu chỉnh phiếu điều tra phù hợp với điều kiện thực tế ở địa bàn nghiên cứu.
(3) Sau bước thực hiện điều tra thử và hiệu chỉnh phiếu điều tra, nghiên cứu sẽ tiến hành điều tra chính thức.
3.5.3 Mẫu nghiên cứu
Trong phương pháp phân tích hồi qui đa biến kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến độc lập được đưa trong mơ hình nghiên cứu. Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp xác định cỡ mẫu khác nhau, cho phù hợp với từng trường hợp nghiên cứu. Theo Green (1991) đề xuất công thức xác định cỡ mẫu n ≥ 50 + 8.p (p là có biến độc lập trong mơ hình), mơ hình nghiên cứu có 10 biến độc lập nên n ≥ 50 + 8.10 = 130. Theo đó, để đảm bảo đủ số quan sát có tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu nên cỡ mẫu dự kiến của đề tài nghiên cứu là 130. Cụ thể, có 30 DN được khảo sát tại Quận Ninh Kiều, có 30 DN được khảo sát tại Quận Bình Thủy, có 30 DN được khảo sát tại Quận Cái Răng, có 20 DN được khảo sát tại Huyện Phong Điền, có 20 DN được khảo sát tại Huyện Cờ Đỏ . Phương pháp lấy mẫu xác suất được sử dụng là theo phương pháp phân tầng ngẫu nhiên đơn giản. Tiêu chí để phân tầng dự kiến sẽ là: (1)