PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 3 : KHUNG PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

3.6.1 Phân tích thống kê

Các phương pháp thống kê được sử dụng trong đề tài như sau: Sử dụng phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích tần số, phương phân tích pháp thống kê mơ tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn kết hợp với phân tích bảng chéo và các công cụ kiểm định.

Phương pháp đồ thị

Theo Mai Văn Nam (2008), định nghĩa rằng phương pháp đồ thị là phương pháp trình bày và phân tích các thơng tin thống kê bằng các biểu đồ, đồ thị và bản đồ thống kê. Phương pháp đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vng, hình trịn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện.

Phương pháp phân tích thống kê mơ tả

Theo Mai Văn Nam (2008), định nghĩa rằng phương pháp phân tích thống kê mơ tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn và mơ tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại

lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên.

Phương pháp phân tích tần số

Theo Võ Thị Thanh Lộc (2001), cho rằng để thực hiện phân tích tần số sẽ mơ tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thơ là lập bảng phân phối tần số cần phải lập bảng tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó, thực hiện các bước sau: (1) Xác định số tổ của dãy số phân phối ; (2) Xác định khoảng cách tổ; (3) Xác định giới hạn trên và giưới hạn dưới của mỗi tổ; (4) Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ. Ngoài ra, Võ Thị Thanh Lộc (2001) cũng cho rằng để thực hiện

phân tích số liệu tốt hơn cũng nên cần thực hiện phân tích phân phối tần số tích lũy. Phân phối tần số tích lũy sẽ cộng dồn các tần số nhằm đáp ứng một mục đích khác của phân tích thống kê là khi thơng tin được địi hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó.

Các cơng cụ kiểm định

Các dữ liệu thu thập từ mẫu cịn có thể dùng để đánh giá xem một giả thuyết nào đó về tổng thể là đúng hay sai, gọi là kiểm định giả thuyết. Nói cách khác, kiểm định giả thuyết là dựa vào các thông tin mẫu để đưa ra kết luận bác bỏ hay chấp nhận về các giả thuyết đó của tổng thể (Mai Văn Nam, 2008). Các công cụ kiểm định thường được sử dụng: One Sample T Test, Independent Samples T Test, One Way ANOVA.

Phân tích hồi qui đa biến

Để ước lượng mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc được thực hiện thơng qua phân tích hồi qua đa biến. Phân tích hồi qui đa biến được dùng để xem xét mối liên hệ tuyến tính giữa nhiều biến độc lập và một biến phụ thuộc, mục đích là mơ hình hoá mối quan hệ từ các dữ liệu mẫu thu thập được bằng một mơ hình tốn học, kết quả của phân tích hồi qui đa biến được dùng để ước lượng, dự đoán và đề xuất các giải pháp.

Phương trình hồi quy có dạng:

Yi = α0 + β1X1i + β2X2i +….+ βkXki+ ε

Trong đó:

Y : Biến phụ thuộc.

X1, X2,…, Xk : Các biến độc lập.

α : Giá trị ước lượng của Y khi k biến X có giá trị bằng 0. βk : Các hệ số hồi qui riêng.

εi : Sai số

Cịn theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), cho rằng phân tích hồi quy không phải chỉ là việc mô tả các dữ liệu quan sát được, từ các kết quả quan sát được trong mẫu, ta phải suy rộng kết luận cho mối liên hệ giữa các biến trong tổng thể, sự chấp nhận và diễn dịch kết quả hồi quy không thể tách rời các giả định cần thiết và sự chẩn đốn về sự vi phạm các giả định đó, nếu các giả định bị vi phạm, thì

các kết quả ước lượng được khơng đáng tin cậy nữa. Vì vậy, để có thể ước lượng mơ hình chính xác cần phải thực hiện một số kiểm định các giả định sau đây: (1) Khơng có hiện tượng đa cộng tuyến; (2) Phương sai của phần dư khơng đổi; (3) Khơng có hiện tượng tương quan giữa các phần dư…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố cần thơ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)