Xếp hạng (1990 – 2001) Xếp hạng (1966 – 1990) Nhân tố 1 3 Chất lượng 2 2 Giao hàng 3 1 Giá cả 4 10 Dịch vụ sửa chữa 5 5 Năng lực kỹ thuật 6 4 Khả năng sản xuất 7 9 Vị trí tài chính 8 7 Tổ chức và điều hành
9 Mới Tin cậy
10 Mới Linh hoạt
11 8 Thái độ
12 13 Hệ thống thông tin
13 10 Lịch sử năng lực
14 6 Vị trí địa lý
15 Mới Thống nhất
16 Mới Mối quan hệ lâu dài
17 14 Tuân thủ thủ tục
18 12 Ấn tượng
19 13 Quan hệ đối ứng
20 Mới Cải thiện quá trình 21 Mới Phát triển sản phẩm
22 Mới Chi phí tồn kho
23 Mới JIT
24 Mới Chuẩn chất lượng
25 Mới Tính hồn thiện
27 Mới Nghiên cứu
28 Mới Văn hóa
29 8 Uy tín và vị trí trong ngành công nghiệp
30 13 Quan hệ lao động
31 11 Kiểm soát hoạt động
Nguồn: Hossein, Dadashza, và Muthu (2004, trang 97)
Như vậy 5 yếu tố: Chất lượng, giao hàng, giá cả, dịch vụ, năng lực kỹ thuật là 5 yếu tố chính trong giai đoạn mới tính đến 2001.
Đến năm 2011, Laura thuộc đại học Institude of Technology đã có bài nghiên cứu tương tự cho các nghiên cứu tính đến 2011. Các yếu tố quan trọng được chỉ ra ở nghiên cứu đó là: Chất lượng, giá cả, giao hàng, dịch vụ, năng lực tài chính.
Do thời gian nghiên cứu bị hạn chế nên tác giả sẽ chỉ chọn ra 5 yếu tố quan trọng nhất theo các nghiên cứu trước với giả thuyết rằng 5 yếu tố quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng nhiều nhất lên quyết định chọn lựa của doanh nghiệp. Sau đây sẽ là các yếu tố được sắp hạng 1-5 ở 3 nghiên cứu trước:
1/ Giá cả: Webber (1991), Hossein, Dadashza, và Muthu (2004), Laura (2011) 2/ Giao hàng: Webber (1991), Hossein, Dadashza, và Muthu (2004), Laura (2011)
3/ Chất lượng: Webber (1991), Hossein, Dadashza, và Muthu (2004), Laura (2011)
4/ Năng lực kỹ thuật: Webber (1991), Dadashza, và Muthu (2004), Laura (2011) 5/ Vị trí địa lý: Webber (1991)
6/ Dịch vụ: Hossein, Dadashza, và Muthu (2004), Laura (2011) 7/ Năng lực tài chính: Laura (2011)
Kết luận, tác giả lựa chọn ra 5 yếu tố được 3 nghiên cứu trước sắp hạng cao nhất và có sự trùng lắp để làm tiền đề nghiên cứu cho mơ hình tại thành phố Hồ Chí Minh
1/ Chất lượng 2/ Giá cả 3/ Giao nhận 4/ Dịch vụ 5/ Năng lực kỹ thuật 2.5. Chất lượng
Theo Leenders và Fearson, 1997 phát biểu rằng: “Chất lượng chính là cơng cụ cạnh tranh có đóng góp rất lớn trong việx xây dựng tổ chức”. Dobler và Burt,1996 thì định nghĩa rằng: “Chất lượng chính là một trong những trách nhiệm chính của bộ phận thu mua để đánh giá năng lực của họ. Chất lượng sản phẩm kém sẽ dẫn đến khó khăn về chi phí và sau đó là làm giảm khả năng sản xuất, lợi nhuận và thị phần”. Weele, 2005 thì dựa theo định nghĩa của IBM: “Chất lượng chính là mức độ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Chúng ta có thể nói về chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ khi cả nhà cung cấp và khách hàng đều đồng ý về các yêu cầu và các yêu cầu đó được đáp ứng”.
Thành công của công ty khi mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp có năng lực tốt đến đâu. Vấn đề quan trọng nhất đó là nhà cung cấp và người mua hàng phải có cùng ý tưởng về việc thỏa mãn chất lượng sản phẩm (Leenders và
Fearon, 1997). Họ cần phải có sự đồng ý trong các vấn đề sau: Những vấn đề cơ
bản của giao dịch, cách thức mà các yêu cầu này được ghi nhận, làm sao để kiểm tra các yêu cầu này đã đáp ứng đầy đủ, hay các đo lường sẽ được sử dụng khi mà các mong muốn ban đầu không thể đáp ứng hoàn toàn. Những bước này sẽ nằm trong bốn yếu tố cơ bản sau: vòng lặp “Kế hoạch-Làm-Kiểm-Sửa” (Xem hình 2.2) (Van Weele, 2005).
Hình 2.2 Vịng lặp “Kế hoạch-Làm-Kiểm-Sửa” [12]
Nguồn: (Van Weele, 2005)
Với các tiếp cận trước đây, chi phí chất lượng chính là đường cong chữ U bởi vì nó cho phép một số lượng sai sót. Lý do là bởi vì để đảm bảo chất lượng ở một mức cao thì chi phí cũng sẽ rất tốn kém để duy trì việc đó.
Hình 2.3 Quan điểm cũ về chất lượng và chi phí
Nguồn: Leenders và Fearson (1997)
Cách nhìn mới về chất lượng là mỗi một sai sót sẽ rất trả giá rất đắt nên việc giảm thiểu sai sót sẽ giảm thiểu chi phí.
Hình 2.4 Quan điểm hiện tại về chất lượng và chi phí
Nguồn: Leenders và Fearson (1997)
Tuy nhiên để đạt được chất lượng cao hơn thì địi hỏi việc kiểm tra cũng phải sâu hơn, chính hoạt động này sẽ khiến chi phí tăng lên. Chính vì vậy mà bên mua và bên bán phải làm việc cùng nhau để có thể đạt được chi phí thấp mà chất lượng vẫn được đảm bảo (Leenders và Fearson, 1997). Có một cách bù trừ tối ưu giữa chi phí của chất lượng thấp và việc đầu tư trong quy trình để nâng cao chất lượng, sẽ được thể hiện trong hình bên dưới (Nahmias, 2001):
Hình 2.5 Quan điểm về chất lượng và chi phí
Mặc dù việc thiếu sót trong chất lượng chính là một trong những chi phí quan trọng nhưng trong hầu hết các công ty thì đây chính là chi phí ẩn. Có 3 dạng chi phí chất lượng được giải thích bên dưới đây:
Chi phí phịng ngừa: Đây là chi phí để ngăn chặn sai sót.
Chi phí thẩm định: Đây là chi phí liên quan đến đánh giá hư hỏng.
Chi phí sửa lỗi: Đây là chi phí do sai sót gây ra trực tiếp. Thường các chi phí này sẽ bao gồm ln cả việc trả lại nguyên liệu cho nhà cung cấp, dời kế hoạch sản xuất và một số giấy tờ chứng thực. Nhưng quan trọng hơn đó chính là các sản phẩm lỗi sẽ làm mất lòng tin khách hàng hay mất luôn khách hàng, là cản trở lớn khi tiếp cận khách hàng mới.
Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã cố gắng chuyển chi phí sửa lỗi thành chi phí phịng ngừa, do đó việc đánh giá đúng năng lực nhà cung cấp cũng như là đánh giá đúng chất lượng sản phẩm của nhà cung cấp là một chìa khóa quan trọng trong sự thành cơng doanh nghiệp.
Tóm lại, quản lý chất lượng chính là tất cả mọi hoạt động nhằm đạt được một sản phẩm hay dịch vụ cuối cùng với một mức độ chất lượng mong muốn và đảm bảo cho chất lượng đó được ổn định. Chính vì vậy đó chính là một sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty, nhà cung cấp và khách hàng để xác định được chất lượng mong muốn. Các hoạt động quản lý chất lượng chính là: đặt ra tiêu chuẩn, đánh giá, quản lý, và đảm bảo. Do đó mức đơ đánh giá chất lượng không bao giờ là cố định nó sẽ tùy thuộc theo thị trường theo yêu cầu khách hàng.
2.6. Giá cả
Bên cạnh chất lượng thì giá cả chính là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong các tiêu chí xét tuyển nhà cung cấp. Các giá cả có thể được đánh giá một các trực quan và trực tiếp như sau (Shin-Chan, 2008):
Giá sản phẩm – giá theo nhà cung cấp và là giá cuối cùng
Chi phí vận chuyển – giá được tính dựa theo điều khoản giao hàng
2.7. Giao hàng
Năng lực giao hàng chính là yếu tố thể hiện khả năng hiệu vận hành hiệu quả của nhà cung cấp trong việc chuẩn bị và giao hàng đúng tiến độ cho khách hàng. (Johansson và Stensson, 2007)
Công việc này sẽ bắt đầu từ lúc nhận đơn hàng của khách hàng, sau đó lên lịch sản xuất và các dịch vụ cần thiết để bắt đầu đơn hàng. Sau đó là xác định thời gian và dịch vụ đảm bảo giao hàng cho khách hàng. Mục tiêu cuối cùng đó chính là việc kiểm sốt và quản lý tất cả quá trình trong chuỗi hoạt động để tạo ra sản phẩm với chất lượng như cam kết.
Một trong những lợi ích quan trọng của giao hàng tốt đó chính là thỏa mãn được khách hàng làm nâng cao giá trị nhà cung cấp.
Nói tóm lại, các vấn đề của giao hàng thường là: giao hàng quá trễ, giao hàng không đầy đủ, giao hàng bị hư hỏng, hay hàng không đúng chất lượng cam kết, đóng gói khơng đúng, và thông tin nhãn hàng không thể đọc được bằng máy đọc barcode. Lý do cho những vấn đề này đó chính là việc định nghĩa u cầu sản phẩm còn chưa rõ ràng và việc lựa chọn nhà cung cấp còn chưa cẩn thẩn và kỹ lưỡng. Để ngăn chặn việc này, doanh nghiệp cần có yêu cầu, hướng dẫn rõ ràng cho quá trình lựa chọn và quyết định nhà cung cấp (Shin-Chan, 2008).
2.8. Dịch vụ
Mục đích của dịch vụ chính là thỏa mãn nhu cầu khách hàng, bao gồm các yếu tố: đảm bảo độ tin cậy giao hàng, rút ngắn thời gian giao hàng. Rất khó định nghĩa chính xác về dịch vụ, nhưng đa phần các nguồn đều chỉ ra rằng dịch vụ chính là hoạt động nhằm đáp ứng nhanh nhất các yêu cầu, giải quyết các khiếu nại, làm cho hoạt động kinh doanh trôi chảy, dĩ nhiên là theo hướng dẫn của khách hàng (hóa đơn, đóng gói, ghi chú giao hàng..) (Christopher, 2005)
Chất lượng dịch vụ sẽ được đánh giá thông qua các nguồn sau: chất lượng hỗ trợ, thái độ nhà cung cấp, thời gian đáp ứng cho những yêu cầu cần hỗ trợ, chất lượng của nhân viên hỗ trợ và v.v… Chính vì vậy mà hầu hết các doanh nghiệp đều
có thang đánh giá cho dịch vụ như là: Tuyệt vời, chất nhận, và tệ cùng với các giải thích cho các sự cố liên quan đến các thang đo này (Leenders và Fearon, 1997).
Trong một nghiên cứu thực tế về chăm sóc khách hàng thì có thể chia ra làm 3 phần chính sau: trước khi giao dịch, giao dịch, và sau khi giao dịch. Trước khi giao dịch sẽ được xem xét thơng qua chương trình hay ngun tắc hợp tác. Ví dụ: các thơng báo về nguyên tắc dịch vụ, khả năng linh động của hệ thống. Khi giao dịch thì các yếu tố sau được xem xét: khả năng phân phối hàng, như độ tin cậy về sản phẩm và thời gian giao hàng. Sau giao dịch thì khả năng hỗ trợ khi sản phẩm được sử dụng như thế nào: bảo hành, dịch vụ sửa chửa, bảo dưỡng cho những sản phẩm lỗi, và cuối cùng là khả năng thay thế sản phẩm lỗi (Christopher, 2008).
Ở một vài phân khúc thị trường, một số yếu tố có thể quan trọng hơn các yếu tố khác. Ngoài ra ở mỗi thị trường thì các cơng ty cũng có các tiêu chí đánh giá quan trọng riêng cho từng yếu tố ở trên nên khơng thể có một bảng các yếu tố chung cho mọi công ty.
2.9. Năng lực kỹ thuật
Khả năng thuyết trình và triển khai nhanh chóng các ứng dụng cơng nghệ tiên tiến trong sản phẩm của mình cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá cao hơn về khả năng kỹ thuật của nhà cung cấp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến các công nghệ hiện tại của sản phẩm mà cịn mong đợi các cơng nghệ tương lai sẽ được ứng dụng trong sản phẩm. Qua đó giúp doanh nghiệp có định hướng sản phẩm và chiến lược lâu dài đối với nhà cung cấp tiềm năng. Đây cũng chính là năng lực thiết kế của nhà cung cấp cho thấy khả năng ứng dụng nhanh chóng cơng nghệ vào các sản phẩm tính từ giai đoạn phát triển cho đến khi sản xuất hàng loạt cung cấp cho thị trường. Như vậy một nhà cung cấp có đội ngũ kỹ thuật tốt, am hiểu về sản phẩm và công nghệ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp. (Hossein, Mohammad và Muthu, 2004).
2.10. Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết kỳ vọng:
H1: Có mối tương quan dương giữa chất lượng hàng hóa và quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp Hồ Chí Minh.
H2: Có mối tương quan dương giữa giá cả hàng hóa và quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp Hồ Chí Minh.
H3: Có mối tương quan dương giữa khả năng giao hàng hóa và quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp Hồ Chí Minh.
H4: Có mối tương quan dương giữa chất lượng dịch vụ và quyết định lựa chọn nhà cung cấp Hàn Quốc của doanh nghiệp Hồ Chí Minh.
H5: Có mối tương quan dương giữa năng lực kỹ thuật của nhà cung cấp Hàn Quốc và quyết định lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp Hồ Chí Minh.
2.11. Mơ hình nghiên cứu
Dựa vào những cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu phần trên, tác giả đưa mơ hình nghiên cứu đề nghị như sau:
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Về mặt lý thuyết, các nghiên cứu khoa học trước đây chỉ nghiên cứu với đối tượng chung chung mà chưa có bài báo nghiên cứu trực tiếp trên nhà cung cấp Hàn Quốc
và doanh nghiệp tại Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sẽ đánh giá và phân tích các yếu tố trên dựa trên khảo sát thực tế tại Hồ Chí Minh và đặc thù riêng cho nhà cung cấp Hàn Quốc. Do đó trước khi nghiên cứu chính thức được tiến hành thì nghiên cứu sơ bộ được tiến hành để hỏi ý kiến các doanh nghiệp về các đặc điểm của nhà cung cấp Hàn Quốc có những điểm mạnh như các nghiên cứu trên thế giới.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương này trình bày phương pháp thiết kế nghiên cứu của luận văn bao gồm: quy trình nghiên cứu, đến phương pháp chọn mẫu, xây dựng thang đo và phương pháp phân tích dữ liệu
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được khái quát lại qua hình 3.1 bên dưới: Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Cao Hào Thi, 2006, trích trong Châu Ngơ Anh Nhân, 2011, tr.18
3.2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU
_ Tổng thể nghiên cứu: Là những đối tượng đã từng sử dụng qua các sản phẩm của nhà cung cấp Hàn Quốc.
_ Kích thước mẫu: Quy định về số mẫu theo Bollen (1989, trích trong Châu Ngơ Anh Nhân, 2011, tr. 19) là tỷ lệ mẫu trên biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1. Do đó, nghiên cứu có 22 biến quan sát thì số mẫu tối thiểu phải là 110.
_ Cách chọn mẫu: Nghiên cứu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi được phát trực tiếp, gởi qua mail. Bảng câu hỏi online của Google tại địa chỉ: https://docs.google.com/forms/d/1G2QkGluhhSarH1LPZejZE90tx3QODlKl25VM HKHag3I/viewform và được đính kèm trong mail. Những bản câu hỏi này đã được gởi đến cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành nghề: Điện tử - Xây dựng – Dệt may – Cơ khí – Hóa chất …
3.3. THƠNG TIN VỀ MẪU
Trong khảo sát chính thức, có 200 mẫu khảo sát được gởi đi cho 200 khảo sát viên dưới dạng email và trực tiếp. Trong đó tác giả nhận lại được 147 mẫu trả lời, trong đó có 18 mẫu khơng hợp lệ, cuối cùng cịn lại 129 hợp lệ được đưa vao SPSS để phân tích số liệu.Phần mềm SPSS 20.0 được sử dụng để phân tích số liệu thống kê cuối cùng: phân tích tương quan, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố và phân tích hồi quy.
3.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.4.1. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các yếu tố chính tác động đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp mà mơ hình nghiên cứu ban đầu chưa có. Ngồi ra do chưa có một nghiên cứu định lượng trước cho đề tài nghiên cứu này nên nghiên cứu sơ bộ giúp khẳng định lại các yếu tố chọn lựa của tác giả là phù hợp với đối tượng nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu định tính được thực hiện lần lượt theo các bước sau:
_ Thảo luận nhóm: Trên cơ sở thang đo đề xuất từ các nhiên cứu định tính, tác giả tiến hành thảo luận với nhóm 2 khách hàng đã từng có kinh nghiệm sử dụng sản phẩm của Hàn Quốc với trên 5 năm sử dụng: Nguyễn Phan Thắng (Giám đốc công ty điện tử AMMY), và ông Phạm Xuân Trường (Giám đốc công ty công nghệ
lại các yếu tố thực tế chính xác của nhà cung cấp Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam. Từ đó rút ra thang đo sơ bộ chính xác hơn cho khảo sát định lượng.