2 Những định hướng và những giải pháp chủ yếu vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 81)

Hồ Chí Minh về con người vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

2.2. 1 - Những định hướng cơ bản

Đối với Việt Nam, q trình đổi mới nói chung và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng cũng nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho con người

Việt Nam phát triển. Quá trình này thể hiện tính tích cực, chủ động, tự giác

của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong việc tạo ra những điều kiện vật

chất, tinh thần để phát triển mọi mặt con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Bởi lẽ con người mới xã hội chủ nghĩa chỉ có thể hình thành và phát triển trong những điều kiện vật chất và tinh thần nhất định cùng với sự

quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của toàn xã hội.

Để khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực sáng tạo của con người trong công

cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, cần xây dựng

đồng bộ cơ chế, chính sách đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần. Điều đó được thể hiện:

Một là, cơ chế quản lý phải lấy con người làm trung tâm, vì con người, hướng tới con người mà phục vụ, khai thác, phát huy mọi nguồn lực của con người. Bất cứ hoạt động quản lý nào, dù là quản lý một công việc hay một lĩnh vực hoạt động, cũng đều phải thông qua các mối quan hệ giữa những con người.

Hai là, các chính sách của Đảng và Nhà nước phải được thực hiện nhất quán, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ Xã hội chủ nghĩa, với mục đích vì con người. Chính sách xã hội phải được thể hiện trong chính sách kinh tế, văn hóa, gắn liền tăng trưởng kinh tế với cơng bằng xã hội. Thực hiện “lồng ghép” các chương trình kinh tế, văn hóa với chính sách xã hội.

Trong những năm qua, nhờ sự phát triển của nền kinh tế, nhờ sự đổi mới trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước nên đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam được cải thiện và nâng cao một bước. Việc cải TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

74

thiện và không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân sau hơn 20

năm đổi mới đã tác động tích cực đến sự phát triển toàn diện các phẩm chất,

năng lực của con người Việt Nam, góp phần làm gia tăng đáng kể nguồn nhân lực ở nước ta. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Việt Nam vẫn là nước nghèo, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, chất lượng sống nhìn chung cịn thấp. Do

đó, phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Cần phát triển kinh tế tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần của con người. Kinh tế tác động đến đời sống của con người trên cả hai

bình diện vật chất và tinh thần. Sản xuất và phát triển kinh tế không chỉ tạo ra những vật phẩm đảm bảo sự sinh tồn, duy trì sự sống của con người, thỏa mãn nhu cầu về ăn, mặc, ở, đi lại cho con người mà cịn góp phần nâng cao đời sống tinh thần của con người, làm phong phú thêm giá trị nhân văn, nhân bản của con người. Đảng ta khẳng định: Sự phát triển phải hướng vào yêu cầu vì con người và phục vụ con người, tạo ra cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho nhân dân ta. Vì thế tăng trưởng kinh tế phải ln luôn gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Để thực hiện được điều đó, phải mở rộng hơn nữa dân chủ về kinh tế, tạo

ra môi trường kinh tế và pháp lý thuận lợi để nhân dân ta phát triển kinh tế

góp phần nâng cao và phát triển đời sống vật chất và tinh thần của bản thâm và gia đình. Đồng thời, chúng ta cần tăng cường phát triển kinh tế Nhà nước,

đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn vai trị chủ đạo của nó trong nền kính tế

quốc dân. Kinh tế Nhà nước liên quan đến nhiều vấn đề quốc kế dân sinh.

Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, kinh tế Nhà nước còn bảo đảm sự ổn

định kinh tế xã hội của đất nước và cuộc sống của nhân dân.

Chú trọng phát triển các phẩm chất, năng lực của con người: sức khoẻ, trí tuệ, đạo đức, lý tưởng chính trị, khả năng thẩm mỹ, năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Trước nhu cầu địi hỏi của tình hình mới, con người cần có kiến TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

75

thức, trình độ khoa học cơng nghệ, kỹ năng nghề nghiệp tốt; biết khám phá,

sáng tạo, khả năng tự lập và thích nghi cao, làm việc có hiệu quả. Trong bối

cảnh hiện nay, khi mà chế độ xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên xô và Đông

Âu, chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phản động khác đang ra sức tấn cơng, làm xói mịn niềm tin của quần chúng đối với chủ nghĩa xã hội, việc giáo dục lý tưởng cách mạng và củng cố niềm tin có ý nghĩa sống còn. Cần kết hợp những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Việc xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa cũng cần được quan tâm nhằm phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và đấu tranh chống lại lối sống

thực dụng, ích kỷ, coi thường luân thường đạo lý… Để học tập và lao động

tốt, mỗi người cần có sức khỏe, đặc biệt để nguồn nhân lực đạt chất lượng cao càng cần thiết phải chăm lo phát triển thể lực, sức khoẻ. Sức khỏe làm cơ sở duy trì và phát triển trí tuệ một cách bình thường. Người lao động khỏe mạnh mới có đủ khả năng đưa những tri thức có được vào hoạt động thực tiễn, biến trí tuệ tiềm năng thành sức mạnh vật chất. Do đó, tiến hành giáo dục sức

khỏe, thể chất cho con người chính là làm tăng chất lượng nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.2.2 - Những giải pháp chủ yếu

- Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực cho công

cuộc đổi mới xây dựng thành công CNXH.

Hồ Chí Minh coi việc chăm lo cho chiến lược con người, trong đó việc giáo dục đào tạo là một công việc hệ trọng và cần thiết. Người đánh giá rất

cao vai trò, tác dụng của giáo dục, đào tạo trong việc “trồng người”, hình

thành và phát triển nhân cách con người Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Người nói: “Dốt nát cũng là kẻ địch”, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và “Cán bộ phải lấy văn hóa làm gốc”, vì “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức”. Giáo dục đào tạo có vai trị góp phần giải phóng các động lực, tiềm năng của con người, là con đường cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách. Do đó, giáo dục - đào tạo là tiền đề của việc xây dựng con người TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

76

mới xã hội chủ nghĩa thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước với tinh thần “giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai”. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; lợi ích đầu tư cho giáo dục có tác dụng như là đầu tư cho phương tiện sản xuất đặc

biệt, sản xuất ra sản phẩm không phải tiêu dùng ngay mà để tạo tiềm năng cho tương lai.

Qua thực tiễn hơn 20 năm đổi mới đất nước, một vấn đề nổi lên hết sức

gay gắt là mâu thuẫn giữa đào tạo, sử dụng và việc làm. Vấn đề dó hiện nay chịu sự chi phối quyết định của quy luật cung cầu, quy luật giá trị, quy luật

cạnh tranh … Điều đó cho thấy vai trị của Nhà nước có ý nghĩa quyết định

đến việc quản lý, điều tiết vĩ mô giữa thị trường lao động, việc làm với quy

hoạch đào tạo, sử dụng đội ngũ nhân lực. Nhà nước phải quản lý vĩ mô, chỉ

đạo, toàn diện, đồng bộ thị trường lao động. Thực hiện liên kết 3 nhà: Nhà

nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp. Đồng thời, cần sử dụng hiệu quả lực

lượng trí thức với các cơ chế, chính sách năng động, khuyến khích trên cơ sở

đổi mới chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sử dụng, tạo điều kiện để phát huy tài

năng - tâm huyết... Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện điều kiện sống, làm việc, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động. Ngồi ra, cần có

chính sách phù hợp, thỏa đáng trong đầu tư phát triển công nghệ, đẩy mạnh

liên kết trong đào tạo, sử dụng nhân lực... cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và

đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các nước cũng như đến tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội.

Đối với nước ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nông, muốn thốt

khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát

triển theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh" thì tất yếu phải tiến hành thực hiện sự nghiệp cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa như là "một cuộc cách mạng tồn

diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội". Đây cũng là

nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới của cách mạng nước ta.

77

Trong hàng loạt phương thức và biện pháp để thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực hợp lý cho phép có thể vận hành được nền kinh tế hiện đại, có khả năng cạnh

tranh cao là quan trọng nhất. Nếu chỉ có nguồn lao động đơng và rẻ thì khơng thể tiến hành thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mà phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu lao động hợp lý. Đó là một cơ cấu: có tỷ lệ chun gia - kỹ sư - cơng nhân kỹ thuật; tỷ lệ nhà quản lý, lãnh

đạo - cán bộ, chuyên gia - đội ngũ lao động phù hợp; sự cân đối giữa cơ cấu

vùng, cơ cấu xã hội, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ … của lực lượng lao động. Cơ cấu lao động vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nền kinh tế

năng động, cạnh tranh. Do đó, giáo dục - đào tạo thật sự trở thành vũ khí lợi hại để tạo ra những cơ hội có việc làm, là tác nhân đặc biệt cho sự phát triển nhanh và bền vững.

Để đạt được mục tiêu đó, cần phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp, đặc biệt là dạy nghề; quan tâm thực sự tới giáo dục hướng nghiệp ngay từ cấp

Trung học. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghề phải thật đa dạng, rộng rãi; có thể tổ chức hỗ trợ vốn cho các cơng ty, xí nghiệp có khả năng đào tạo tại chỗ và thu hút nhiều lao động làm việc ổn định. Đồng thời phải hình thành và xây dựng các trường đào tạo kỹ thuật, dạy nghề có quy mơ lớn, đầu tư các

trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc dạy và học. Thành lập các trung tâm

đào tạo gắn liền với việc ứng dụng công nghệ mới vào lao động sản xuất.

Trong điều kiện hiện nay, một mặt khai thác các tiềm năng hiện có, kết hợp

với việc mở rộng hợp tác quốc tế, nhằm tạo những điều kiện cần thiết nâng

cao kiến thức nghề nghiệp cho học viên. Mặt khác, phải nhanh chóng nghiên

cứu đổi mới các ngành nghề, chương trình đào tạo, bảo đảm cho người học

được tiếp thu những kiến thức cơ bản và nâng cao các kỹ năng thực hành của

họ, nhất là làm quen với xử lý số liệu, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình. Về nâng cao chất lượng đào tạo kỹ

thuật, nghề thông qua giáo dục hướng nghiệp nhằm định hướng và trang bị

78

cho học sinh kiến thức nghề nghiệp, để họ lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, sở thích và nhu cầu của thị trường lao động, sau khi tốt nghiệp có thể tìm kiếm những việc làm phù hợp và sẵn sàng tham gia vào quá trình đào tạo, lao động sản xuất.

Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ đào

tạo cho đội ngũ nhà giáo. Thực hiện các hình thức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến để đáp ứng

được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Có chính sách khuyến khích

thực sự đối với đội ngũ nhà giáo thông qua chế độ đãi ngộ xứng đáng. Thu

hút các nhà khoa học nước ngồi có uy tín và kinh nghiệm tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, toàn diện về giáo dục - đào tạo, đáp ứng

yêu cầu về con người cho phát triển. Về nội dung giáo dục: Kết hợp giáo dục toàn diện con người trên cả 4 mặt: Đức, Trí, Thể, Mỹ. Loại bỏ những chương

trình, nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung mới bảo đảm kiến thức cơ bản, cơ sở, cập nhật, kỹ năng sống và hành nghề, khả năng thực hành, ứng

dụng, tiến tới hịa nhập với chương trình giáo dục - đào tạo của các nước khu vực và thế giới. Đối với giáo dục nghề nghiệp, áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của các cơ sở giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp có uy tín trên thế giới.

Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cần khắc phục lối truyền thụ một chiều,

nâng cao hiệu quả phương pháp trực quan, thực hành, nêu vấn đề, khêu gợi năng lực tư duy sáng tạo, thái độ chủ động, tìm tịi. Kết hợp phương pháp giáo dục truyền thống với phương pháp giáo dục hiện đại, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục. Hoạt động tự giáo dục là một hoạt động tích cực nhằm tạo ra

năng lực tự quan sát, tự phân tích, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh, và từ đó xuất hiện nhu cầu tự hồn thiện nhân cách.

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện phương pháp giảng độc thoại là chủ yếu mà thiếu các trang thiết bị phục vụ trợ giảng; ngay trong các trường kỹ TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

79

thuật, trang thiết bị cũng rất lạc hậu. Do đó, người học tiếp thu kiến thức

không vững chắc, chóng quên, khi ra trường rất bỡ ngỡ, làm việc không hiệu quả nhất là khi phải tiếp cận với phương tiện hiện đại. Vì vậy, cần phải phối hợp dạy lý thuyết cùng các trang thiết bị hiện đại vào trong quá trình giảng

dạy. Mặt khác, phải chú trọng xây dựng mơi trường văn hóa học đường, duy trì nề nếp, kỷ luật trong nhà trường. Tích cực chống lại và loại trừ các tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực trong thi cử, trong lối sống.

Thực hiện xã hội hóa giáo dục, huy động mọi lực lượng, mọi tiềm năng của xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Toàn dân và tồn xã hơi tự nguyện tham gia xây dựng trường lớp, tham gia chăm sóc và giáo dục tuổi trẻ với mọi khả năng của mình và trước nhất là ln luôn nêu gương tốt cho tuổi trẻ làm theo.

Để công tác giáo dục - đào tạo đạt hiệu quả cao cần tăng cường đầu tư cơ

sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục. Xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật

chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Mở rộng diện tích đất cho các trường phổ thông, dạy nghề và các trường đại học đạt tiêu chuẩn

nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 74 - 81)