Thực hành đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 86)

Nhiều năm qua, đặc biệt là từ sau các Đại hội VII, VIII, IX và X của Đảng đến nay, Đảng ta đã liên tiếp phát động những cuộc vận động nghiên

cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Những cuộc vận động ấy đã góp phần quan trọng vào việc làm quán triệt trong Đảng và trong nhân dân tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó vận dụng và phát triển sáng tạo, phục vụ ngày càng tốt sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xác định

những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và về con đường xây dựng

chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là tiếp nối các cuộc vận động trước theo một chủ đề cụ thể hơn là chủ đề về đạo đức. Nó nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; hình thành phát triển các giá trị đạo

đức của chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có

nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống văn minh, xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Hồ Chí Minh dạy rằng: lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau. Do đó, cần tăng cường tuyên truyền, học tập những tấm gương về đạo

đức cách mạng, xây dựng, bồi đắp cái tốt, cái đúng trong hành vi đạo đức, biểu

dương người tốt, việc tốt, lên án cái xấu, cái ác một cách cụ thể. Chủ tịch Hồ Chí

Minh khơng chỉ nói nhiều về đạo đức của người cách mạng mà bản thân cuộc

đời và sự nghiệp của Người là tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng và cao

81

đẹp. Cần phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, học tập đạo đức Hồ Chí Minh.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất quan tâm

đến sách "người tốt, việc tốt". Các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần

tăng cường hơn chuyên mục về những tấm gương đạo đức cách mạng trong quá khứ và hiện tại. Phải tập trung động viên, cổ vũ cái tốt, cái đúng, cái cao thượng

để đẩy lùi cái xấu, cái sai, cái thấp hèn.

Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra những thuận lợi

và thử thách mới đối với toàn Đảng, toàn dân ta trong lĩnh vực tư tưởng, đạo

đức. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta thường xuyên tự giác, nỗ lực học

tập, rèn luyện, tu dưỡng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và coi

đó là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về tư

tưởng đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh

nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Thiếu vắng hoặc yếu kém về đạo

đức, con người khơng thể có nhân cách đầy đủ, khơng phát triển được nhân

tính để thành người và làm người.

Do đó, học tập và tu dưỡng đạo đức thường xuyên là cơ sở để hoàn

thiện mỗi cá nhân, vì đạo đức của mỗi người khơng phải tự nhiên xuất hiện,

mà do mỗi người học tập, tu dưỡng rèn luyện trong hoạt động thực tiễn và

tiếp thu sự giáo dục, quản lý của tổ chức, tập thể, cộng đồng, gia đình và xã hội. Để giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp, mỗi người phải thường

xuyên học tập, tu dưỡng; xa rời sự quản lý, giáo dục của tập thể, cộng đồng và tồn thể gia đình là con đường dẫn tới hư hỏng, đánh mất chính bản thân của mình. Trước thực trạng cũng như yêu cầu thực tế đặt ra. việc giáo dục, học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm cấp thiết, cần phải đẩy mạnh, thường xuyên trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.

82

Cùng với nhân dân cả nước, cán bộ, đảng viên phải tiên phong, có

nhận thức đúng đắn về đạo đức cách mạng, gương mẫu, đi đầu trong các hoạt

động, thực hiện thường xuyên và có hiệu quả cuộc vận động học tập và làm

theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh, triệt để thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí; từng ngành, từng cấp phải thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của Đảng và nhà nước giao, đưa chủ trương của Đảng, chính

sách pháp luật của nhà nước đi vào cuộc sống. Có như vậy, hành vi, phong cách và đạo đức của từng cán bộ, đảng viên mới ngày càng được hồn thiện

trong mọi lĩnh vực cơng tác, sinh hoạt của mình.

Ngồi ra, cần giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, cho thanh thiếu niên, học

sinh, sinh viên cũng như giới trí thức, văn nghệ sĩ. Đi vào kinh tế thị trường, xây dựng đạo đức của tầng lớp doanh nhân, của người sản xuất kinh doanh cùng với pháp luật sẽ đảm bảo cho văn hóa kinh doanh định hình và phát triển.

Như vậy, thực hành đạo đức Hồ Chí Minh, nói đi đơi với làm, thống

nhất nhận thức với hành động bao quát toàn diện các đối tượng xã hội từ

trong Đảng, Nhà nước tới các cộng đồng dân cư. Đó là một mục đích và là

thước đo xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. - Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, thực hiện tiến bộ và

công bằng xã hội, tạo động lực phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người.

Chính sách xã hội là một bộ phận hợp thành chiến lược kinh tế - xã hội, không thể tách rời phát triển xã hội, phát triển kinh tế và phát triển con người. Muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải lấy việc giải quyết các vấn đề xã hội của con người làm mục tiêu, đến lượt nó, việc giải quyết thành công các vấn đề xã hội của con người lại là động lực cho sự phát triển kinh tế. Để đổi mới và

hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội, cần tập trung vào một số giải pháp sau

đây:

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách xã hội với quản lý xã hội và các chính sách kinh tế, văn hóa. Đó là, sự tác động có mục đích, có phương pháp bằng TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

83

đường lối, chính sách, pháp luật. Chính sách xã hội phải được thể hiện trong chính

sách kinh tế, văn hóa, gắn liền tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Công bằng xã hội nói đến sự ngang bằng nhau giữa người với người về một quan hệ xác định: giữa nghĩa vụ và quyền lợi, cống hiến và hưởng thụ. Hồ Chí Minh nói: “Chủ nghĩa xã hội là ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai khơng làm thì khơng ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con” [39; 226]. Ở nước ta hiện nay, thực hiện công bằng xã hội là: phân phối theo lao

động, góp vốn, theo cống hiến cho xã hội; phân phối thông qua phúc lợi xã hội được điều tiết vĩ mô hợp lý; bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt là đối

tượng chính sách xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; mở rộng khả năng lựa chọn các cơ hội cho mọi người và thụ hưởng những thành quả của sự phát triển.

Đồng thời cần chủ trương khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với loại trừ

làm giàu bất hợp pháp; điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư bằng thuế thu nhập; đãi ngộ người có cơng về học hành, chữa bệnh, việc làm…

Dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, tạo động lực trong việc phát huy nhân tố con người. Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [26; tr.125].

Đây là q trình xây dựng hồn thiện những tiền đề, điều kiện cho mọi hoạt động của con người trên cơ sở dân chủ, phát huy được tính tích cực, tự giác,

sáng tạo của con người, bảo đảm cho những giá trị dân chủ xã hội chủ nghĩa

ngày càng được thể hiện đầy đủ.

Dân chủ là một thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới, đồng thời cũng chính là bài học quan trọng rút ra từ quá trình lãnh đạo nhạy bén, tài tình của TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

84

Đảng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thực tiễn cho thấy,

nơi nào thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở đều tạo ra bầu khơng khí phấn khởi, nhiệt tình của đơng đảo nhân dân; kinh tế tăng trưởng cao; an ninh, trật tự được bảo đảm; khiếu kiện và các tệ nạn xã hội giảm mạnh; chất lượng hoạt

động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên được nâng cao rõ rệt; tính

tự quản cộng đồng được đề cao và phát huy tác động tích cực trong đời sống xã hội nông thôn.

Các đơn vị, doanh nghiệp nào thực hiện tốt Quy chế Dân chủ ở cơ sở thì

đều tạo điều kiện để người lao động trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng

phí, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực. Vì thế, đã khuyến khích được tinh

thần lao động sáng tạo của cơng nhân, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống người lao động.

Ở nước ta hiện nay, dân chủ hóa nhằm thực hiện dân chủ, tạo lập nền dân

chủ đích thực vì con người, hướng tới con người. Đó là dân chủ hóa về chính trị, về kinh tế và văn hóa, bảo đảm mọi người có quyền bình đẳng trước pháp luật, có cơ hội được phát triển như nhau, có điều kiện phát huy hết tiềm năng sáng tạo của mình, có sự hài hịa giữa cá nhân, cộng đồng và xã hội. Để thực hiện được

điều đó, cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

Gắn việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở với việc thực hiện các

nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, văn hóa - mơi trường; với việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở; với cải cách hành chính;

với cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện tồn bộ máy chính quyền, nâng cao vai trò và địa vị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng.

Đẩy mạnh dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cần chú trọng dân

chủ hóa trong lĩnh vực kinh tế. Dân chủ hóa trong kinh tế có ý nghĩa nền tảng

đối với sự thực thi dân chủ trên nhiều lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Việc

tạo môi trường kinh tế theo hướng dân chủ hóa hiện nay có nghĩa là làm cho TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com

85

toàn bộ các quan hệ kinh tế, các điều kiện sản xuất và các hình thức kinh doanh

được thiết lập theo quan hệ dân chủ, đảm bảo cho mọi người có thể bộc lộ được

những tiềm năng và sự chủ động trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh.

Thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở cần đồng thời xây dựng quy chế

phối hợp hoạt động đồng bộ, thống nhất giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ

quốc và các đồn thể nhân dân nhằm tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở

cơ sở trong sạch và vững mạnh. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương, kiên quyết xử lý những phần tử lợi dụng dân chủ gây mất đoàn kết nội bộ, mất ổn định xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng hồ chí minh về con người và vận dụng vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)