Tổng quan về doanh nghiệp CNTT và lao động CNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 30)

2.5.1 Khái niệm doanh nghiệp CNTT

Công nghệ Thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết Chính phủ NQ49/CP kí ngày 04/08/1993: "Cơng nghệ thơng tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".

Doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT, ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất và cung cấp sản phẩm CNTT, bao gồm sản phẩm phần cứng, phần mềm và nội dung thơng tin số. Trong đó:

 Phần cứng là sản phẩm thiết bị số hoàn chỉnh, cụm linh kiện, linh kiện, bộ phận của thiết bị số, cụm linh kiện, linh kiện. Sản phẩm thiết bị số là thiết bị điện tử, máy tính, viễn thơng, truyền dẫn, thu phát sóng vơ tuyến điện và thiết bị tích hợp khác được sử dụng để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Bao gồm, thiết bị điện tử nghe nhìn; thiết bị điện tử

phương tiện.

 Phần mềm là chương trình máy tính được mơ tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngô n ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

 Dịch vụ nội dung thông tin số là dịch vụ được cung cấp trên môi trường mạng hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, khai thác, phát hành, nâng cấp, bảo hành, bảo trì sản phẩm nội dung thông tin số và các hoạt động tương tự khác liên quan đến nội dung thông tin số. Sản phẩm nội dung thông tin số là sản phẩm nội dung, thông tin bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh được thể hiện dưới dạng số, được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.

2.5.2 Vai trò của ngành CNTT trong phát tri ển kinh tế - xã hội

Tại cuộc họp "Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị và triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thơng" vào tháng 12/2010, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: "CNTT không chỉ là ngành công nghiệp dịch vụ phát triển với tốc độ cao, đóng góp lớn vào nguồn thu cho đất nước mà còn là động lực phát triển hạ tầng quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Ngày nay không một ngành nào, lĩnh vực nào phát triển mà không dựa vào sự hỗ trợ của CNTT".

CNTT hiện nay đã đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả cao, có tác động lan tỏa thúc đẩy phát triển nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội. Cụ thể, tăng trưởng doanh thu bình qn tồn ngành cơng nghiệp CNTT trong giai đoạn 2001-2012 đạt 20-25%/năm, gấp 3 lần tăng trưởng bình quân GDP của cả nước. Đến cuối năm 2012, tổng doanh thu của công nghiệp công nghệ thông tin ước đạt trên 25,5 tỷ USD (tương đương trên 535 nghìn tỷ đồng) đóng góp khoảng 4,55 tỷ USD vào GDP của cả nước (chiếm 3%), đưa tổng doanh thu tồn ngành cơng nghiệp cơng nghệ thơng tin và viễn thông đạt trên 33,8 tỷ USD, gấp 37 lần so với năm 2000.

2.5.3 Hình thức pháp lý của doanh nghi ệp CNTT

Về hình thức pháp lý, các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam được đăng ký kinh doanh, thành lập chủ yếu với 3 loại hình sau: Cơng ty tư nhân hay Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH một thành viên hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Cơng ty Cổ phần. Các doanh nghiệp CNTT có thể được thành lập có vốn đầu tư nước ngồi hoặc khơng.

2.5.4 Tổng quan về tình hình nhân l ực ngành CNTT t ại TP.Hồ Chí Minh

Với đặc thù là ngành có thể hỗ trợ nhiều ngành nghề khác, CNTT thông tin luôn được xem là ngành có nhiều đất dụng võ nhất do xu hướng tất cả các ngành đều ứng dụng CNTT. Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh đến cuối năm 2012, TP. Hồ Chí Minh ước tính có khoảng 1.930 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực CNTT, trong đó có 166 doanh nghiệp nước ngoài với tổng nhân lực ước tính trên 34.000 lao động, trong đó lao động phần cứng chiếm khoảng 15%, lao động phần mềm chiếm 65% và lao động dịch vụ chiếm 20%. Nhân lực CNTT trong công nghiệp CNTT được đánh giá là nhân lực trẻ, trên 70% là nhân lực có độ tuổi từ 20-30 tuổi và có trình độ trên 87% từ cao đẳng trở lên. Tuy nhiên, về chất lượng nguồn nhân lực CNTT còn nhiều bất cập, đặc biệt là về trình độ ngoại ngữ. Cụ thể, theo kết quả thống kê của Viện chiến lược CNTT năm 2012 cho thấy 72% sinh viên CNTT mới tốt nghiệp khơng có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 70% khơng thành thạo ngoại ngữ, 7,2% doanh nghiệp phải đào tạo thêm cho các nhân viên mới.

Hiện nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong ngành rất rộng mở, trong đó có nhiều vị trí thiếu trầm trọng như: lập trình di động, điện toán đám mây, quản trị mạng, chuyên gia bảo mật và an ninh mạng...Ngoài làm việc trong nước, các kỹ sư CNTT Việt Nam cũng có rất nhiều cơ hội làm việc tại các thị trường khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, Pháp... Các dự án hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng mở rộng, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư Việt tại thị trường quốc tế cũng tăng mạnh hằng năm đã mở ra thêm nhiều cơ hội của các kỹ sư CNTT tại Việt Nam nói chung và TP . Hồ Chí Minh nói riêng. Do đó, lao động CNTT có nhiều cơ hội việc

làm hơn so với các ngành khác. Và đây cũng là yếu tố thu hút nhân lực trong ngành này.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh ( FALMI) năm 2013 và quý 1 năm 2014, TP. Hồ Chí Minh vẫn đang thiếu hụt nhân lực ngành CNTT trầm trọng, nguồn cung lao động CNTT mới chỉ đáp ứng được 61% nhu cầu. Chính việc cầu nhân lực CNTT đang vượt xa cung nên gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp vì tình trạng “nhảy việc” thường xuyên của nhân sự và mức lương đang được đẩy lên cao hơn so với thực tế. Cụ thể, xu hướng “nhảy việc” diễn ra khá phổ biến tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với tỷ lệ nhảy việc cao nhất trong số 5 ngành kỹ nghệ hàng đầu, chiếm 42%/năm (theo khảo sát của CareerBuilder năm 2013).

2.5.5 Đặc trưng của người lao động CNTT tại Việt Nam

CNTT là ngành kỹ thuật cơng nghệ cao, do đó để có thể thành cơng trong cơng việc, u cầu địi hỏi lao động trong ngành này phải đảm bảo hoàn thiện đầy đủ các kỹ năng cơ bản về toán học, kỹ năng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), kỹ năng làm việc nhóm; thêm vào đó là khả năng làm việc dưới áp lực cao, ham học hỏi và đam mê công nghệ thông tin.

Theo kết quả khảo sát từ tạp chí Computerworld về việc tìm hiểu lý do nhảy việc của lao động ngành CNTT cho thấy, có 5 yếu tố được đưa ra đó là: Lương quá thấp; Công việc quá nhàm chán; Không được đào tạo chuyên sâu; Khơng có cơ hội thăng tiến; Bị “giam lỏng“ cả ngày vì cơng việc.

Ngồi ra, theo đánh giá của ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch hiệp hội phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) , nguyên nhân của tình trạng “nhảy việc” của lao động ngành CNTT chủ yếu là do thu nhập, đãi ngộ khơng cao, người lao động ít có niềm tin về sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Do đó, các lao động trẻ của ngành này ln tìm kiếm những cơng ty tầm cỡ, có danh tiếng để đầu quân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại TP hồ chí minh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)