Giới thiệu tổng quan về Thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế tại chi cục thuế quận 9 (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2 Giới thiệu tổng quan về Thuế

2.2.1 Tổng quan về thuế

2.2.1.1 Khái niệm Thuế

Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau thì có các định nghĩa về thuế khác nhau:

Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “ Tài chính cơng” đưa ra một định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có tính chất xác định, khơng hồn trả trực tiếp do các cơng dân đóng góp cho nhà nước thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của nhà nước”.

Theo từ điển tiếng việt (Nhà xuất bản Đà nẵng, 2005): “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hay các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp… buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định”.

Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người anh Chrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế cho rằng: “Thuế là một biện pháp của Chính Phủ đánh trên thu nhập của cái và vốn nhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (Thuế trực thu), trên việc chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ ( Thuế gián thu) và tài sản”.

Một khái niệm khác nêu trong cuốn sách “ Economics” của hai nhà kinh tế Mỹ dựa trên cơ sở đối giá như sau: “ Thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền hoặc hàng hóa dịch vụ của các cơng ty và các hộ gia đình cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ khơng nhận được trực tiếp hàng hóa, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó khơng phải là tiền phạt mà tịa án tuyên phạt hành vi vi phạm pháp luật”.

Dù trải qua nhiều giai đoạn và nhận định trên nhiều giác độ khác nhau nhưng một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn đang được áp dụng phổ biến đặc biệt trong cơ chế thị trường đó là khái niệm của Gaston Jeze trong giáo trình tài chính cơng: “Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo luật đối với nhà nước, khơng mang tính chất

đối khoản, khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải cho các nhu cầu chi tiêu công cộng”.

2.2.1.2 Các đặc điểm của Thuế

Tính bắt buộc: Tính bắt buộc là thuộc tính vốn có của Thuế để phân biệt thuế

với các hình thức tài chính khác của ngân sách nhà nước. Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những hình thái tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt. Phân phối duới hình thức mang tính chất bắt buộc dưới hình thức thuế là phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một hình thức phân phối thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế , mà hành động đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của cơng dân.

Tính khơng hồn trả trực tiếp: Tính khơng hồn trả trực tiếp của thuế được

thể hiện ở chỗ : Thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của nhà nước. Sự khơng hồn trả trực tiếp được thực hiện kể cả trước và sau thu thuế. Trước khi thu thuế nhà nước không hề cung ứng bất kỳ một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế nhà nước cũng khơng có sự bồi hồn nào cho người nộp thuế.

Tính pháp lý cao: Thuế là một cơng cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật..

2.2.1.3 Vai trò của Thuế

Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước

- Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho Nhà nước

- Nguồn huy động tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc sân.

Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ

- Thuế là cơng cụ tài chính điều tiết nền kinh tế. Đây là vai trị có tính chất quyết định của thuế. Sử dụng cơng cụ thuế, nhà nước có thể mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế nào đó. Để khuyếch chương, phát triển một ngành kinh tế nhà nước sử dụng biện pháp: đánh thuế thấp, thu hẹp phạm vi chủ thể nộp thuế, mở rộng diện miễn, giảm thuế. Để thu hẹp một ngành kinh tế nhà nước sử dụng biện pháp: đánh thuế cao, mở rộng phạm vi chủ thể nộp thuế, giảm diện miễn, giảm thuế.

- Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường, hạn chế lạm phát: Khi giá cả một loại hàng hố nào đó trên thị trường tăng lên, Nhà nước có thể điều chỉnh giá bằng cách giảm thuế đối với mặt hàng đó và ngược lại; Để kiềm chế tốc độ lạm phát nhà nước có thể giảm thuế.

- Thuế là công cụ để Nhà nước thực hiện việc bảo hộ nền sản xuất trong nước.

Thuế là công cụ để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội.

- Nhà nước đánh thuế cao đối với mặt hàng cần hạn chế tiêu dùng và đánh thuế thấp đối với mặt hàng thiết yếu, khuyến khích tiêu dùng.

- Quy định về thuế suất luỹ tiến trong thuế thu nhập thể hiện người có thu nhập cao thì nộp thuế nhiều, người có thu nhập thấp thì nộp thuế ít.

- Nguồn thuế thu được, một phần được sử dụng để phân phối lại cho các đối tượng chính sách, khó khăn trong xã hội.

Thuế là cơng cụ thực hiện kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động sản xuất kinh doanh

Thông qua việc khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và thông qua cơng tác kiểm tra kiểm sốt của của cơ quan thuế, có thể kiểm tra kiểm sốt và nắm được thực trạng các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao vai trò giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng tới hoạt động thu thuế tại chi cục thuế quận 9 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)