Nhận thức của người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong quan hệ lao động của nhân viên tại hệ thống nhà sách fahasa TP hồ chí minh (Trang 35 - 36)

2.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ lao động

2.3.7 Nhận thức của người lao động

2.3.7.1 Học vấn và trình độ chun mơn

Trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp chính là hai yếu tố giúp đánh giá chất lượng của đội ngũ lao động. Ở Việt Nam, số lượng lao động hàng năm được thu hút vào khu vực doanh nghiệp ngày càng cao nhưng chất lượng không được cải thiện. Với mặt bằng về chuyên môn thấp, NLĐ Việt Nam nói chung khơng có đủ điều kiện để tiếp thu các kiến thức khoa học kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến. Do đó, họ khơng làm chủ công việc, làm chủ số phận, không nâng cao được nhận thức. Trình độ học vấn và mức độ hiểu biết hạn chế của NLĐ nhiều khi dẫn tới những kiểu hành xử bất chấp luật lệ (Vũ Việt Hằng, 2004).

2.3.7.2 Mức độ hiểu biết pháp luật lao động

Sự hiểu biết pháp luật của NLĐ lại phụ thuộc vào trình độ văn hóa, chun mơn và thời gian cơng tác: trình độ càng cao và thâm niên càng dài thì càng nắm luật do có khả năng, có nhu cầu tìm hiểu và có sự nỗ lực bản thân. Nhưng nhiều người chỉ cắm cúi làm việc, có nghe hoặc đọc lống thống BLLĐ mà khơng có ý thức tìm hiểu kỹ. Đến khi tranh chấp phát sinh, khi quyền lợi bị đụng chạm mới tìm đọc và lúc đó mới hiểu rành rẽ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình, mới biết điều gì cần làm, điều gì nên làm và điều gì khơng được làm.

Nhiều sự cố xảy ra trong QHLĐ có nguyên nhân là do NLĐ hiểu biết pháp luật hạn chế. Ví dụ, khơng nắm luật nên khơng biết là mình có quyền u cầu thành lập tổ chức cơng đồn. Từ đó, khi có mâu thuẫn tranh chấp thì khơng biết cách nào để bảo vệ quyền lợi cho mình. Khơng nắm luật nên nhiều khi có những địi hỏi vượt quá phạm vi quyền hạn hoặc đình cơng bất hợp pháp (Vũ Việt Hằng, 2004).

2.3.7.3 Ý thức kỷ luật và tác phong cơng nghiệp

Bên cạnh trình độ học vấn và tay nghề thấp, NLĐ Việt Nam còn bị hạn chế về ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. Ở một số công ty trong ngành dệt may, da giày, xây dựng… lao động chủ yếu được cung cấp từ nông thôn. Lực lượng này có một nhược điểm rất lớn là mang tác phong nơng nghiệp vào cơng nghiệp: quen nói chuyện dơng dài, quen tập quán làng xã, sinh hoạt tùy tiện, manh động khi bất mãn… làm

phiền hà khơng ít cho doanh nghiệp. NLĐ mang tư tưởng tiểu nông thường suy nghĩ một cách giản đơn, chạy theo những mối lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Ở nhiều nơi cịn có các hiện tượng ăn cắp vặt, sử dụng thiết bị hay phương tiện văn phịng vơ tội vạ, dùng điện thoại cơ quan nói việc riêng… Trong các trường hợp trên, NLĐ đã hành động theo ý muốn chủ quan mà không ý thức được rằng mọi hành xử đều phải dựa trên cơ sở luật pháp, hai bên đều phải tuân thủ nguyên tắc “quyền lợi đi liền với nghĩa vụ” (Vũ Việt Hằng, 2004).

 Trong mối QHLĐ phải có sự tương quan, bình đẳng giữa các bên để cùng xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp trong cơng việc. Vì vậy, sự nhận thức của người lao động cũng phải được nâng cao để ý thức sự ảnh hưởng và vị trí của mình trong mối quan hệ lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong quan hệ lao động của nhân viên tại hệ thống nhà sách fahasa TP hồ chí minh (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)